Tổng nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố Hà nội (Trang 49 - 97)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nhu cầu vốn Giá trị

Bố trí thu hồi các khoản ứng trước ngân sách trung ương đến hết kế

hoạch năm 2015 chưa bố trí nguồn để thu hồi 428

Vốn thanh quyết tốn cơng trình hồn thành 1.000

Vốn cho 1.017 dự án XDCB tập trung của thành phố 229.524 Vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu

thành phố giai đoạn 2016 – 2020 8.685

Vốn hỗ trợ có mục tiêu cho cấp huyện theo Nghị quyết số 08/2015/NQ-

HĐND của HĐND Thành phố 9.678

2.2.1.3. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của thành phố trong giai đoạn 2016 – 2020

Theo điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 tại Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố Hà Nội, tổng mức kế hoạch vốn trung hạn là 107.303,365 tỷ đồng, được hình thành từ các nguồn:

- Vốn ngân sách trung ương, gồm: 14.863,024 tỷ đồng

+ Trong đó: ODA cấp phát: 13.518,82 tỷ đồng

+ NSTW nguồn trong nước hỗ trợ có mục tiêu: 898,02 tỷ đồng + Vốn trái phiếu Chính phủ: 446,184 tỷ đồng

- Vốn ODA Thành phố vay lại: 7.375,00 tỷ đồng

- Vốn cân đối ngân sách địa phương, gồm: 85.065,341 tỷ đồng

+ Vốn NSTP (thuế, phí, thu từ đất): 83.274,666 tỷ đồng + Vốn từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 1.403,00 tỷ đồng + Vốn huy động từ các doanh nghiệp: 387,675 tỷ đồng

Bảng 7: So sánh nhu cầu vốn và khả năng đáp ứng ở ngân sách cấp Thành phố trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nội dung Nguồn vốn

Tổng nguồn vốn đầu tư công cấp Thành phố 107.303,365

Nhu cầu cần thiết 249.315

Nhu cầu còn thiếu 142.011,635

Khả năng đáp ứng 43,04%

(Nguồn: Nghị quyết 26/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội, 2019)

Như vậy nguồn vốn đầu tư công mới đáp ứng được 43.04% nhu cầu vốn đầu tư công cấp Thành phố trong giai đoạn 5 năm. Do vậy, việc phân bổ nguồn vốn phải theo thứ tự ưu tiên nhằm tối ưu hoá hiệu quả vốn đầu tư trong điều kiện khả năng đáp ứng nguồn vốn thiếu hụt lớn so với nhu cầu.

2.2.2. Phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sở hạ tầng

2.2.2.1. Phân bổ nguồn vốn trung hạn cấp Thành phố

Các dự án, nhiệm vụ đầu tư XDCB cấp Thành phố có tổng mức đầu tư là 107.303,365 tỷ đồng, chiếm 78,7% tổng mức vốn trung hạn cấp Thành phố, cho 1.591 dự án (gồm: 1270 dự án bố trí vốn thực hiện, 149 dự án vốn chuẩn bị đầu tư, 21 dự án chương trình mục tiêu Thành phố, 68 dự án cơ chế đặc thù trên địa bàn 6 quận, huyện và 83 dự án thực hiện từ nguồn huy động của các doanh nghiệp).

Đối với các dự án đầu tư xây dựng CSHT, cơ cấu kế hoạch vốn theo lĩnh vực chi tiết như sau:

Bảng 8: Cơ cấu kế hoạch vốn Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo lĩnh vực chi tiết

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Ngành, lĩnh vực

Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2016-2020 Dự án Kế hoạch vốn TỔNG 608 67.066.861 I Dự án xây dựng CSHT tập trung cấp Thành phố 380 61.130.808 1 Lĩnh vực môi trường 12 7.378.836 2 Lĩnh vực giao thông 207 42.150.892 3 Lĩnh vực đê điều 68 3.339.059 4 Lĩnh vực thủy lợi 61 14.886.432

5 Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, cấp, thoát nước 26 1.156.532

6 Lĩnh vực hạ tầng tái định cư 6 439.200

II Chương trình mục tiêu 8 379.510

III Ngân sách thành phố hỗ trợ cấp huyện 220 5.556.543

(Nguồn: Nghị quyết 26/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội, 2019)

a. Lĩnh vực giao thông

Đối với lĩnh vực giao thơng, trong giai đoạn 2016-2020 có tổng cộng 215 dự án với nguồn vốn được phê duyệt là 34.837.892 triệu đồng (100% vốn ngân sách thành phố). Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nhưng cơ cấu đầu tư chi cho lĩnh vực giao thông là 32,45% tổng mức chi đầu tư XDCB, cho thấy Thành phố đặc biệt quan tâm đầu tư về lĩnh vực lĩnh vực giao thơng). Ngồi các dự án về xây dựng, cải tạo đường vành đai, đường trục chính đơ thị thì các tuyến đường, tuyến phố tại các quận huyện cũng được quan tâm. Thành phố đã rất nỗ lực trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo, quy hoạch các tuyến đường.

Hằng năm, Thành phố đều thực hiện rà sốt, thẩm định lại các dự án, từ đó đưa ra các Quyết định điều chỉnh, bổ sung dự án, tăng/giảm nguồn vốn cho các dự án để phù hợp với nguồn vốn ngân sách.

Bảng 9: Phân bổ nguồn vốn các dự án lĩnh vực giao thông trung hạn 5 năm 2016 – 2020 của thành phố Hà Nội Đơn vị tính: triệu đồng Danh mục dự án Nhóm dự án Tổng mức đầu tư Kế hoạch vốn đầu tư A B C

Dự án chuyển tiếp giai đoạn

2011-2015 6 47 8 94.533.568 26.060.860

Dự án chuyển tiếp năm 2016 2 14 14 11.937.273 5.485.866 Dự án chuyển tiếp giai đoạn

2017-2018 10 8 4.035.350 2.478.860

Dự án khởi công mới 2019-

2020 2 51 53 24.207.138 812.306

(Nguồn: Nghị quyết 26/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội, 2019) b. Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, cấp, thoát nước

Hoạt động cung cấp nước sạch cho khu vực 12 quận nội thành và các huyện ven đô hiện nay cơ bản đạt gần 100%; tỷ lệ nước thất thoát thất thu chung trên hệ thống là dưới 15%. Tổng công suất nguồn cấp nước hiện nay bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho nhân dân và dự trữ cho phát triển, mở rộng cấp nước cho khu vực nông thôn, thay thế nguồn nước kém chất lượng.

Các dự án phát triển mạng lưới cấp nước cho các xã chưa có hệ thống nước sạch trên địa bàn các huyện: Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ. Mạng lưới cấp nước khu vực nông thôn đến năm 2021 đạt 85%%.

Hằng năm, Thành phố chỉ đạo theo dõi, đánh giá lại chất lượng và giá nước sạch nhằm đảm bảo cho người dân luôn được cung cấp nguồn nước sạch an toàn, bảo đảm vệ sinh và giá cả hợp lý.

* Đối với hệ thống thốt nước:

Tính đến năm 2020, Hà Nội có những dự án quan trọng đang thi cơng như: Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, dự án hạ tầng kỹ thuật hồ Linh Quang, dự án đường bờ trái sơng Tơ Lịch… Hệ thống thốt nước khu vực đô thị lõi trung tâm sẽ giải quyết được tình trạng úng ngập vào mùa mưa với lượng mưa là 310ml/2 ngày đêm cho lưu vực thốt nước có diện tich khoảng 77,5 km2 từ sơng Hồng đến sông Tô Lịch.

Bảng 10: Phân bổ nguồn vốn các dự án lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật cấp, thoát nước trung hạn 5 năm 2016 – 2020 của thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng Danh mục dự án Nhóm dự án Tổng mức đầu tư Kế hoạch vốn đầu tư A B C

Dự án chuyển tiếp từ giai

đoạn 2011-2015 2 3 4 3.204.287 690.032

Dự án chuyển tiếp từ năm

2016 1 - 7 215.561 86.100

Dự án chuyển tiếp từ năm

Dự án chuyển tiếp từ năm

2019-2020 - 3 1 1.878.665 182.000

(Nguồn: Nghị quyết 26/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội, 2019) c. Lĩnh vực môi trường

Là một địa phương trung tâm của cả nước và đang phát triển mạnh mẽ, Hà Nội đang đối mặt với những vấn đề về quản lý chất thải rắn, ơ nhiễm khơng khí, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Thành phố đã triển khai nhiều chương trình, dự án, bố trí lắp đặt và vận hành các khu xử lý rác thải, lắp đặt các nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn. Theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn, lĩnh vực mơi trường có 12 dự án với tổng mức đầu tư là 28.885.081 triệu đồng, bố trí kế hoạch vốn đạt 25,55% tổng mức đầu tư.

Bảng 11: Phân bổ nguồn vốn các dự án lĩnh vực môi trường giai đoạn trung hạn 5 năm 2016 – 2020 của thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng Danh mục dự án Nhóm dự án Tổng mức đầu tư Kế hoạch vốn đầu tư A B C

Dự án chuyển tiếp từ giai

đoạn 2011-2015 2 4 1 28.488.555 7.046.836

Dự án chuyển tiếp năm 2016 1 139.938 25.000

Dự án khởi công mới 2019-

2020 3 1 2.560.588 307.000

(Nguồn: Nghị quyết 26/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội, 2019) d. Lĩnh vực đê điều

Đê điều là hạng mục cơng trình trọng yếu trong cơng tác phịng ngừa, giảm thiểu rủi ro thiên tai, do đó việc giữ an tồn hệ thống đê điều là một trong các nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Hà Nội có các sơng lớn chảy qua, như: sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sơng Đáy, sơng Tích, sơng Bùi, sơng Cầu, sơng Cà Lồ, tổng số chiều dài đê 626,124 km. Thành phố có 17 Hạt Quản lý đê, cùng 73 điểm kho, bãi vật tư dự trữ phòng chống lụt bão, 279 giếng giảm áp trên tuyến đê Hữu Hồng. Theo phân cấp quản lý, thành

phố quản lý và đầu tư các tuyến đê từ cấp III trở lên đến cấp đặc biệt; quận, huyện, thị xã quản lý và đầu tư các tuyến đê từ cấp IV trở xuống. Tuy nhiên, trên hệ thống đê sông Hồng, sơng Đà, sơng Đuống cịn nhiều đoạn chưa đảm bảo mặt cắt, mặt đê chưa đáp ứng được yêu cầu giao thông đi lại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, một số đoạn còn tiềm ẩn những ẩn họa, trong khi các tuyến đê này là các tuyến đê cấp đặc biệt và cấp I. Để đảm bảo an toàn cho các tuyến đê, Chi cục Phòng chống thiên tai Hà Nội phối hợp với các quận, huyện rà soát, đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều trước mỗi mùa nước lũ, nhanh chóng triển khai các dự án cấp bách. Thành phố đã phê duyệt thêm tổng số dự án là 68 với tổng mức đầu tư là 3.339.059 triệu đồng, kế hoạch vốn đầu tư là 2.193.312 triệu đồng.

Bảng 12: Phân bổ nguồn vốn các dự án lĩnh vực đê điều giai đoạn trung hạn 5 năm 2016 – 2020 của thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng Danh mục dự án Nhóm dự án Tổng mức đầu tư Kế hoạch vốn đầu tư A B C

Dự án chuyển tiếp giai đoạn

2011-2015 8 2 1.313.552 620.713

Dự án chuyển tiếp năm 2016 7 120.859 109.199

Dự án chuyển tiếp 2017-2018 4 13 1.135.935 837.400 Dự án khởi công mới 2019-

2020 1 33 768.713 626.000

(Nguồn: Nghị quyết 26/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội, 2019) e. Lĩnh vực thủy lợi

Hiện nay, thành phố Hà Nội có 110 hồ chứa nước thủy lợi và 2.129 trạm bơm với 19.233 km của 2.049 tuyến kênh mương thuỷ lợi, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 196.707 ha diện tích đất nơng nghiệp, trên 332.889ha diện tích đất tự nhiên của tồn thành phố.

Giai đoạn 2016-2020, thành phố đã đầu tư hơn 7.811 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa 61 cơng trình thủy lợi để nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác hệ thống thuỷ lợi, phục vụ tái cơ cấu ngành nơng nghiệp và phịng chống thiên tai.

Bảng 13: Phân bổ nguồn vốn các dự án lĩnh vực thuỷ lợi giai đoạn trung hạn 5 năm 2016 – 2020 của thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng Danh mục dự án Nhóm dự án Tổng mức đầu tư Kế hoạch vốn đầu tư A B C

Dự án chuyển tiếp giai đoạn

2011-2015 2 16 5 11.643.888 6.057.788

Dự án chuyển tiếp năm 2016 4 13 927.961 762.520 Dự án chuyển tiếp 2017-2018 4 12 745.267 554.500 Dự án khởi công mới 2019-

2020 1 4 1.569.316 436.500

(Nguồn: Nghị quyết 26/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hà Nội, 2019)

2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về chi đầu tư cơ sở hạ tầng tại Thành phố Hà Nội phố Hà Nội

2.2.3.1. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư công

Việc tổ chức bộ máy QLNN về đầu tư công tại Hà Nội luôn được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước về đầu tư công tại Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/3/2019 và các văn bản hướng dẫn khác, trong đó các cơ quan, tổ chức liên quan có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- HĐND Thành phố (được quy định cụ thể tại Điều 83 Luật Đầu tư công 2019): “Quyết định chủ trương, chương trình, dự án đầu tư; Xem xét, cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương; Giám sát các dự án sử dụng vốn đầu tư công được giao cho địa phương quản lý; Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và kế hoạch đầu tư cơng; Quyết định dự tốn thu – chi NSNN trên địa bàn thành phố”.

- UBND Thành phố (được quy định cụ thể tại Điều 84 Luật Đầu tư cơng 2019): “Trình HĐND Thành phố phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư sử dụng vốn ngân sách địa phương; Xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án do địa phương quản lý; Tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn đầu tư cơng do cấp mình quản lý; Lập dự toán thu – chi NSNN; Lập phương án phân bổ dự toán và điều chỉnh dự toán nếu cần thiết. Chủ tịch UBND Thành phố quyết định đầu tư chương trình, dự án đã được HĐND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp thành phố quản lý”.

- Sở Tài chính: Là cơ quan tham mưu cho UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện các chức năng QLNN về tài chính, nguồn vốn, thu – chi NSNN.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có chức năng tham mưu cho UBND Thành phố Hà Nội về kế hoạch, đầu tư, phân bổ nguồn vốn, bao gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội.

- Kho bạc Nhà nước Thành phố: Là cơ quản trực thuộc Bộ Tài chính chính, có chức năng tham mưu cho UBND Thành phố về cơ chế, chính sách trong chi đầu tư cơng, chỉ đạo Kho bạc cấp huyện trên địa bàn về các thủ tục giải ngân vốn đầu tư công.

- Các cơ quan thanh tra đối với hoạt động đầu tư công: Bao gồm Thanh tra Thành phố và Thanh tra các sở, ngành liên quan đến hoạt động đầu tư công. Hoạt động thanh tra nhằm kiểm tra, giám sát, đánh giá để kịp thời phát hiện ra vi phạm trong quản lý, triển khai đầu tư công.

- Các đơn vị thuộc các sở, ngành khác: Thực hiện sự uỷ quyền của UBND Thành phố về QLNN đầu tư công theo các dự án thuộc lĩnh vực, nhiệm vụ được giao.

- Chủ đầu tư các chương trình, dự án: Là cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý chương trình, dự án đầu tư công. Chủ đầu tư thường là các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã.

- Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng bao gồm: Ban QLDA đầu tư xây dựng Cơng trình dân dụng và cơng nghiệp, Ban QLDA đầu tư xây dựng Cơng trình giao

thơng, Ban QLDA đầu tư xây dựng Cơng trình nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Ban QLDA đầy tư xây dựng Cơng trình văn hóa xã hội, Ban QLDA đầy tư xây dựng Cơng trình Cấp thốt nước và mơi trường.

Thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy, vấn đề xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố luôn được quan tâm, chú trọng. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được rèn luyện kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân; đổi mới lề lối, phong cách làm việc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành cơng vụ. Cơng tác tuyển chọn cán bộ được chú trọng, việc tổ chức các kỳ tuyển dụng công chức, viên chức được thực hiện nghiêm túc, minh bạch, đúng quy định. Thành phố cũng có cơ chế thu hút, đãi ngộ đối với nhân lực chất lượng cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm, tổ chức thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng, trình độ của cán bộ.

2.2.3.2. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng CSHT

a. Về lập quy hoạch

Việc lập quy hoạch xậy dựng thành phố Hà Nội được thực hiện theo Quyết định

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố Hà nội (Trang 49 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)