Khái quát chung về ngƣời lao động nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Nguyễn Duy Mạnh - 820126 - QLKT2B (Trang 30 - 32)

1.2.1.Khái niệm người lao động nước ngoài

Lao động nước ngồi (LĐNN) là “cơng dân nước ngồi, khơng có quốc tịch Việt Nam, đáp ứng những điều kiện pháp luật quy định để được phép làm việc tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức nước ngồi tại Việt Nam” (Vân, 2020). Có thể hiểu đơn giản là công dân của một nước làm việc tại một nước khác, tuân thủ theo quy định pháp luật lao động của nước đó. Yếu tố đầu tiên được sử dụng để xác định người LĐNN là quốc tịch.

Các văn bản pháp luật Quốc tế không sử dụng thuật ngữ “LĐNN” mà chỉ sử dụng thuật ngữ pháp lý tương đương là “lao động di trú”. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lao động di trú là khái niệm chỉ một người di trú từ một nước này sang một nước khác để làm việc vì lợi ích của chính mình. “Dấu hiệu nhận biết lao động di trú ở đây dựa trên những khác biệt về lãnh thổ, biên giới quốc gia. Là việc di chuyển của người lao động từ quốc gia mà họ mang quốc tịch này sang quốc gia họ không mang quốc tịch” (ILO, 2022). Công ước 1990 (ICRMW) là “công ước quốc tế trực tiếp và toàn diện nhất về quyền của người lao động di trú”. Theo đó ICRMW đã xác định: Thuật ngữ “lao động di trú” để chỉ một người đã, đang và sẽ làm một cơng việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó khơng phải là công dân (Theo Khoản 1 Điều 2 Công ước này).

Căn cứ vào điều 151 bộ luật Lao động 2019, điều kiện để người LĐNN làm việc tại Việt Nam bao gồm:

Là người có quốc tịch nước ngồi đủ 18 tuổi trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định; có sức khỏe phù hợp với u cầu cơng việc; có trình độ chun mơn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngồi; có giấy phép lao động.

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm và được gia hạn 01 lần với thời hạn tối đa là 02 năm (điều 155 bộ luật Lao động 2019)

Hợp đồng lao động đối với LĐNN có thời hạn khơng được vượt q thời hạn của giấy phép lao động và được thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

NSDLĐ có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người LĐNN đối với từng vị trí cơng việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được đáp ứng được và báo cáo giải trình với Sở Lao động – TBXH nơi người LĐNN dự kiến làm việc. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người LĐNN thì NSDLĐ phải báo cáo với sở Lao động - TBXH. Thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cần được thực hiện trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày NSDLĐ dự kiến tuyển người LĐNN, NSDLĐ phải báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người LĐNN, bao gồm vị trí cơng việc, số lượng, trình độ chun môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc gửi Sở lao động – TBXH.

1.2.2.Khái quát chung về người lao động nước ngoài là giáo viên giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ

Trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động giáo dục ngoại ngữ dành cho mọi lứa tuổi được quan tâm và tập trung đẩy mạnh đầu tư. Ngơn ngữ là chìa khóa để mở ra những cơ hội làm việc cho người lao động Việt Việt nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Sự phát triển về số lượng và quy mô các trung tâm ngoại ngữ từ đầu thế kỷ 21 đã cho thấy mối quan tâm đặc biệt dành cho vấn đề này. Ngoại ngữ là mơn học có đặc thù riêng, địi hỏi sự phát triển đồng đều ở cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Giáo viên là lực lượng nịng cốt có vai trị vơ cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đối với trung tâm ngoại ngữ thì đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng đào tạo. Mỗi Trung

tâm phải có một lượng giảng viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng (tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng ngoại ngữ chuyên ngành Anh văn), có cơ cấu đồng bộ mới có điều kiện nâng cao hiệu quả đào tạo.

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng là nguyên nhân chính tạo ra dịng di chuyển của lực lượng lao động quốc tế. Sự di chuyển lao động này đã tác động mạnh mẽ đến tốc độ phát triển KT-XH của các nước trên thế giới, thị trường lao động của các quốc gia trở lên linh hoạt và đa dạng hơn. Việt Nam là đất nước hấp dẫn đối với nhà đầu tư và người LĐNN. Nếu tính ở phạm vi châu Á thì Việt Nam là một trong những quốc gia có mơi trường lao động được u thích nhất. “Bởi Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định, quốc phịng an ninh được giữ vững; tốc độ phát triển kinh tế nhanh, trí, lực người nước ngồi được trọng dụng; mức chi phí sinh hoạt thấp... nên LĐNN yên tâm làm việc, sinh sống và thu nhập được tiết kiệm nhiều tiền hơn so với các đất nước khác” (Hùng, 2011).

Ngày càng nhiều người LĐNN lựa chọn Việt Nam là nơi làm việc. Một bộ phận không nhỏ giáo viên đang giảng dạy ngoại ngữ trong nhiều trung tâm ngoại ngữ là người nước ngoài. Giảng viên là người nước ngoài cần đáp ứng được 2 yếu tố là có giấy phép lao động do Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố cấp và có bằng cấp, chứng chỉ theo đúng quy định của pháp luật. Những điều kiện về thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động là giáo viên giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ đã được đề cập ở phần trên.

Một phần của tài liệu Nguyễn Duy Mạnh - 820126 - QLKT2B (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)