Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. (Trang 87)

Xúc tiến đầu tư là các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà đối với nhà ĐTTTNN, việc nắm bắt thông tin qua hoạt động xúc tiến đầu tư giúp họ nắm chắc được về yêu cầu, môi trường đầu tư tại nước chủ nhà, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Như vậy, có thể nói rằng xúc tiến đầu tư là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia để thu hút được những dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngối có chất lượng. Do đó, trong thời gian tới, cần chú trọng hơn nữa đến công tác xúc tiến đầu tư. Cụ thể:

Một là, cần tiếp tục đổi mới, hồn thiện, nâng cao hiệu quả cơng tác xúc tiến đầu tư như:

- Nghiên cứu việc xây dựng Văn bản pháp quy về công tác xúc tiến đầu tư nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác QLNN, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động Xúc tiến đầu tư.

- Nghiên cứu, rà soát, tổ chức lại hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng và nhiệm vụ xúc tiến đầu tư hiện có theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, độc lập, nhất là không chồng chéo về chức năng nhiệm vụ với các cơ quan QLNN về đầu tư nước ngoài đã có hiện nay. Đối với các địa phương tuy vào điều kiện thực tiễn của mình để tổ chức phối hợp xúc tiến với các hoạt động du lịch quốc tế. Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về mơ hình cơ quan Xúc tiến đầu tư ở

các địa phương để có cơ sở trong việc hướng dẫn các địa phương tổ chức cơ quan Xúc tiến đầu tư hiệu quả hơn. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm.

- Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa Trung ương với địa phương, giữa các vùng, giữa cơ quan QLNN trong hoạt động xúc tiến đầu tư, đặc biệt cần thiết phải đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư, cần tận dụng sự phát triển vượt bậc của công nghệ thơng tin và bùng nổ internet trên phạm vi tồn cầu thì việc xây dựng và phát triển thêm các trang web giới thiệu về cơ hội đầu tư.

- Xây dựng các chương trình xúc tiến đâu tư một cách có trọng điểm, trọng tâm hàng năm theo chuyên đề gắn với việc xúc tiến đầu tư của cả khu vực và của cả nước. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, để xúc tiến đầu tư.

- Xúc tiến, quảng bá, giới thiệu về điều kiện, lợi thế của đất nước, của từng địa phương cung cấp thơng tin về các chương trình mời gọi đầu tư, ưu đãi đầu tư một cách thường xuyên, liên tục và bằng nhiều cách thức khác nhau.

- Tăng cường cơ chế đối thoại với các nhà đầu tư trên nhiều phương diện, nhiều kênh, nhiều phương thức khác nhau để có thể nhanh chóng tiếp nhận được các ý kiến, kiến nghị phản ảnh của nhà đầu tư qua đó kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắt, hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư có ý định và nhất là đối với các dự án đâu tư đang thực hiện.

Hai là, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư như:

- Thành lập các bộ phận hỗ trợ chuyên biệt cho các nhà đầu tư chiến lược như Nhật Bản, Hàn Quốc....

- Xây dựng tài liệu và trang web xú tiến đầu tư bằng đa dạng các thứ tiếng khác nhau.

- Đẩy mạnh hợp tác với các Liên đoàn kinh tế, các Hiệp hội DN, Ngân hàng, công ty tư vấn, quỹ đầu tư của các quốc gia khác nhau. Đây là các kênh quan trọng

giúp ta tiếp cận được với cộng đồng các DN của các quốc gia có nguồn vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, vì các DN này đều là thành viên/khách hàng của các tổ chức này, sàng lọc được đúng đối tượng DN ta cần tiếp cận và truyền tải thơng tin về chính sách, chủ trương của Chính phủ một cách kịp thời nhất tới các DN có vốn ĐTTTNN.

- Đẩy mạnh kết nối các địa phương của Việt Nam với các địa phương của các nước đầu tư có thế mạnh có thể bổ sung cho nhau để cùng thúc đẩy hợp tác đầu tư từ DN của hai bên.

Tiếp tục kết hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tai Nhật của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam.

Đồng thời, sẵn sàng hỗ trợ tích cực để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; giao thương, thúc đẩy hợp tác, kinh doanh giữa DN các nước. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 kéo dài, việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại trực tuyến sẽ là phương thức phù hợp, mang lại những hiệu quả thiết thực nhất cho DN các bên.

Ba là, xúc tiến đầu tư theo hướng đổi mới, chủ động, có trọng tâm, ưu tiên các thị trường chiến lược

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp do đó cần có sự thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển KT- XH, vừa phịng, chống kiểm sốt hiệu quả dịch bệnh COVID-19 vừa đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hướng chủ động, có trọng tâm, ưu tiên các thị trường chiến lược đối với các lĩnh vực trọng điểm. Để làm được điều này cần:

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư.

Xây dựng hình ảnh, tun truyền, quảng bá, giới thiệu về mơi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư.

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư.

Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư.

Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư. Đồng thời, triển khai nhanh các thủ tục đầu tư, kêu gọi DN đầu tư vào các dự án trọng điểm. Tiếp cận, kết nối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, chuyên gia khởi nghiệp, DN công nghệ có quy mô lớn, nhà đầu tư cơ sở vật chất khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến đến các thị trường trọng điểm như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Đài Loan, Singapore,... tổ chức các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư nhân sự quan trọng trong và ngoài nước.

Bốn là, vừa xúc tiến đầu tư vừa hỗ trợ DN vượt qua khó khăn do dịch bệnh, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong giai đoạn vừa qua, với sự tác động của dịch bệnh Covid kéo dài gây rất nhiều khó khăn cho các DN, rất nhiều DN phải đóng cửa, tạm ngừng sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm cả các DN có vốn ĐTTTNN. Do đó, để duy trì sản xuất, Chính phủ và các địa phương trong cả nước cần tiến hành rà soát, đánh giá và có giải pháp hỗ trợ các DN phục hồi sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ các DN có vốn ĐTTNN giải quyết các khó khăn, vường mắc nhất là các thủ tục trong phòng chống dịch bệnh, các thủ tục trong đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các DN yên tâm sản xuất kinh doanh.

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi

Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các hoạt động ĐTTTNN, đặc biệt là hoạt động của các DN có vốn ĐTTTNN đóng vai trò rất quan trọng và có quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã triển

khai cũng như thu hút vốn đầu tư ĐTTTNN vào các dự án đầu tư mới trong giai đoạn mở rộng thu hút ĐTTTNN vào nước ta như hiện nay. Trong các lĩnh vực kinh tế nói chung, Nhà nước có vai trò là người định hướng, khởi xướng, cho các hoạt động thu hút đầu tư. Công tác này là nhằm mục tiêu thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước, mà mục tiêu quan trọng nhất là thúc đẩy phát triển KT-XH theo những mục tiêu đã định. Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, hoạt động ĐTTTNN nhằm phát hiện và có biện pháp hướng dẫn khắc phục và kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm nhằm hướng các hoạt động đầu tư thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua thực hiện cơng tác này cịn lỏng lẻo, Vì vậy, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ĐTTTNN là nhiệm vụ hết sức cần thiết.

Vì vậy, trong thời gian tới, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với các DN, dự án ĐTTTNN cần tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các DN có vốn ĐTTTNN trung thực, minh bạch, vừa giúp nhà nước phát hiện những sai sót của DN để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, QLNN đối với hoạt động ĐTTTNN có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư thì cần phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động ĐTTTNN.

Thứ hai, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, u cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho nhà đầu tư.

Thứ ba, các cơ quan QLNN đối với hoạt động ĐTTTNN, nhất là tại các địa phương cần theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động triển khai thực hiện dự án liên quan đến các nội dung xây dựng cơ bản, sử dụng và quản lý đất đai, xử lý chất thải, các điều kiện bảo vệ môi trường, sử dụng thiết bị công nghệ đúng theo quyết định phê duyệt đầu tư. Tăng cường theo dõi hoạt động xây dựng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm.

Thứ tư, tổ chức hiệu quả việc hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư; xây dựng quy trình, điều kiện xử lý thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với những trường hợp có vi phạm pháp luật.

Thứ năm, tăng cường sử dụng các cơng cụ giám sát như báo cáo tài chính đã được kiểm toán; cơ chế giám định, định giá... để nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động đầu tư; Tăng cường cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động của DN, dự án ĐTTTNN.

Thứ sáu, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo đồng thời xử lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và tái vi phạm theo quy định của pháp luật về du đầu tư.

Thứ bảy, đề xuất công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường các cán bộ có năng lực, có trình độ và có đạo đức nghề nghiệp cho bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động ĐTTTNN.

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

Các giải pháp nêu trên tạo thành một hệ thống các giải pháp khá hoàn chỉnh nhằm tăng cường hoạt động QLNN đối với ĐTTTNN, tuy nhiên để các giải pháp này phát huy hiệu quả trên thực tiễn cần thiết phải có một số các điều kiện hỗ trợ như:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ĐTTTNN Trên cơ sở báo cáo kiến nghị của các địa phương, Bộ KH&ĐT chủ trì nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ĐTTTNN để trình Quốc hội tiếp tục xem xét sửa đổi bổ sung như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên, Luật Môi trường và các văn bản liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, đảm bảo phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, Chính phủ và cá bộ ngành cần tiếp tục hoàn thiện một số cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc tăng cường QLNN đối với ĐTTTNN như quy chế phối hợp thực hiện liên quan đến công tác cấp phép, quản lý giám sát sau đầu tư... Cụ thể, phải quy định rõ và hướng dẫn thực hiện cụ thể chức

năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan từ Trung ương đến địa phương trong quản lý, giám sát sau cấp phép; trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà đầu tư, DN và đặc biệt là chế tài xử lý vi phạm cụ thể, đủ mạnh (thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự án, giải thể tổ chức kinh tế thực hiện) để giúp giảm tải công việc cho cơ quan QLNN và tăng hiệu quả, minh bạch mơi trường đầu tư.

Thứ ba, Chính phủ điều tiết và định hướng ĐTTTNN vào ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các địa phương trong quá trình thu hút và quản lý ĐTTTNN. Đồng thời, đề nghị các bộ chuyên ngành sớm xây dựng, ban hành rõ lĩnh vực đầu tư có điều kiện và quy định cụ thể các điều kiện đầu tư phải đáp ứng đối với dự án ĐTTTNN để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất. Các điều kiện đầu tư được áp dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực hạn chế nêu trên bao gồm: điều kiện về vốn đầu tư tối thiểu; điều kiện về suất đầu tư tối thiểu theo quy định chung của tỉnh; điều kiện về công nghệ sử dụng trong dự án, theo đó nhà đầu tư phải có hồ sơ giải trình về cơng nghệ sử dụng đảm bảo là công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường

Thứ tư, cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu chung về ĐTTTNN, có thể chia sẻ thông tin giữa các cơ quan QLNN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về DTTTNN và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong tìm kiếm cơ hội và phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Cũng như xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, từ đó đưa ra các báo cáo, đánh giá chất lượng về tình hình và xu hướng đầu tư nước ngồi tại Việt Nam và đầu tư Việt Nam ra nước ngoài, làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách về ĐTNN tại Việt Nam. Việc xây dựng hệ thống này phải đáp ứng được yêu cầu đảm bảo được an tồn thơng tin đối với dữ liệu thông tin quốc gia về đầu tư, đảm bảo tính tồn vẹn của dữ liệu phục vụ công tác xử lý nghiệp vụ cũng như khai thác, thống kê báo cáo.

Thứ năm, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (công nghiệp, bất động sản, dịch vụ, du lịch, lao động, khoa học công nghệ…) để tạo môi trường kinh tế thuận lợi nhất cho hoạt động kinh tế nói chung trong đó bao gồm cả

hoạt động ĐTTTNN. Song song với đó là tăng cường công tác quản lý quy hoạch; hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tập trung giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)