CHƯƠNG 1 : CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 Phương pháp và mơ hình nghiên cứu
2.2.1 Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiên là hệ thống hóa lý thuyết, tác giả tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã công bố và lựa chọn các nhân tố phù hợp với mục tiêu nghiên cứu để xây dựng mơ hình nghiên cứu cho luận văn. Quy trình nghiên cứu luận văn được thực hiện theo các bước như hình dưới đây:
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
Cụ thể quy trình nghiên cứu được sắp xếp theo các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu tổng quan về sản phẩm gia dụng nhỏ, nghiên cứu các lý
thuyết hành vi người tiêu dùng, lý thuyết về hành vi mua sắm trực tuyến và các nghiên cứu về các nhân tố có liên quan.
Bước 2: Xây dựng các nhân tố ảnh hưởng sơ bộ, mơ hình nghiên cứu sơ bộ,
bảng hỏi sơ bộ từ kết quả của bước nghiên cứu tổng quan.
Bước 3: Phỏng vấn, khảo sát thử và điều chỉnh mơ hình nghiên cứu, bảng hỏi. Bước 4: Tiến hành khảo sát định lượng, lựa chọn mẫu theo phương pháp
thuận tiện, thực hiện khảo sát trực tuyến sử dụng Google form.
Bước 5: Phân tích thống kê dữ liệu kết quả thu được để xác định đặc điểm
của mẫu dữ liệu thu thập được.
Bước 6: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá mức độ chặt
chẽ và tin cậy của các biến của mơ hình nghiên cứu.
Bước 7: Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm định các nhân tố đại
diện trong mơ hình nghiên cứu.
Bước 8: Phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, đánh
giá biến độc lập có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc không.
Bước 9: Phân tích hồi quy bội nhằm xây dựng phương trình hồi qua, từ đó
tính tốn mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới biến phụ thuộc nhiều hay ít.
Bước 10: Phân tích ANOVA nhằm kiểm định sự khác biệt theo các nhóm
nhân khẩu học.
Bước 11: Kết luận mơ hình nghiên cứu.
Bước 11: Đề xuất các Phương án giúp doanh nghiệp hoạt động trong ngành
hàng gia dụng nhỏ có thể áp dụng để tăng hiệu quả cạnh tranh dựa trên kết quả nghiên cứu