Mơ hình sau khi khắc phục khuyết tật bằng Robust

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam. (Trang 66 - 111)

BiếnHệ số hồi quySai số chuẩnP-value

CN 0.0430168 0.0163306 0.016 TC 0.1348329 0.0702236 0.070 NN -0.1201587 0.3363739 0.725 FA 0.1920888 0.3683752 0.608 FOR -0.0116031 0.0004697 0.000 LTD 0.0715607 0.0844061 0.407 SIZE -0.7853958 0.5145719 0.143 LIQ 0.0102988 0.0194445 0.602 Cons 0.0793422 0.0781287 0.323 R2 0.6790 P-value 0.0000

Nguồn: Kết xuất từ phần mềm Stata 14.2

Mơ hình tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi vẫn cho các hệ số ước lượng tin cậy nhưng các sai số chuẩn của hệ số khơng cịn là nhỏ nhất; kéo theo các sai số

chuẩn này là các giá trị thống kê t (được tính bằng tỷ số của hệ số ước lượng và sai số chuẩn tương ứng) giảm hoặc mất đi ý nghĩa thống kê. Để khắc phục phương sai thay đổi, có thể sử dụng các sai số chuẩn điều chỉnh phương sai thay đổi theo thủ tục của White, nới lỏng ràng buộc tối thiểu sai số; vì vậy tác giả chuyển sang sử dụng mơ hình sai số chuẩn mạnh (FEM-robust) khi phân tích các kết quả.

Với mơ hình tĩnh, ước lượng FEM-robust cho kết quả:

(i)Về tác động tuyến tính giữa các thành phần sở hữu tới hiệu quả hoạt động: -Sở hữu nhà nước (NN): Không tồn tại mối quan hệ tuyến tính có ý nghĩa thống kê (tối thiểu p-value <10%) giữa sở hữu nhà nước với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo chỉ tiêu ROE;

-Sở hữu cá nhân trong nước (CN) có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động theo chỉ tiêu ROE (với mức ý nghĩa thống kê tối thiểu p-value <5%);

-Sở hữu tổ chức trong nước (TC) có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động theo chỉ tiêu ROE (với mức ý nghĩa thống kê cao p-value <10%)

-Sở hữu nước ngồi (FOR) có tác động ngược chiều tới ROE (p-value<1%)

4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thảo luận kết quả kiểm định:

(1) Kết quả kiểm định trên về tác động tích cực của sở hữu tư nhân trong nước (gồm cả sở hữu cá nhân và sở hữu tổ chức) tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp phù hợp với đa số kết quả nghiên cứu trước đây đã chứng minh vai trị tích cực của tư nhân đối với các DNNN CPH. Trong khi đó, kết quả về tác động tiêu cực của sở hữu nước ngoài là trái ngược với kết quả nghiên cứu của Lê Đức Hồng (2015) về tác động tích cực của sở hữu nước ngồi đối với doanh nghiệp niêm yết trong lĩnh vực xây dựng; song hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của (Phung Duc Nam và Le Thi Phuong Vy, 2013): Sử dụng dữ liệu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2011, tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về sở hữu nước ngồi có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả này có thể được lý giải tại một thị trường mới nổi như Việt Nam, sở hữu

nước ngồi khơng thể đóng vai trị giám sát trong cơ chế quản trị doanh nghiệp vì nó khơng tập trung và các nhà đầu tư nước ngoài phải chịu ảnh hưởng bởi vấn đề thông tin bất cân xứng dẫn đến xu hướng tăng nợ để giảm thiểu chi phí đại diện.

Điều này có nguyên nhân xuất phát từ quy định pháp lý tại Việt Nam, mức trần về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK rất chặt chẽ, mới được từng bước nới lỏng: trước năm 2005, mức trần về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 30% số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành; đến năm 2005 được nâng lên 49% số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của công ty đại chúng (trừ trường hợp một số ngành nghề đặc biệt); đến năm 2015 với các công ty đại chúng mà ngành nghề khơng hạn chế, thì “tỷ lệ sở hữu nước ngồi là khơng hạn chế, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác”. Đối với trường hợp cơng ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngồi, thì thực hiện theo quy định; đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngồi nhưng chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngồi, thì tỷ lệ sở hữu nước ngồi tối đa là 49%. Tuy nhiên, trong bất kỳ thời kỳ nào, đối với DNNN thực hiện CPH theo hình thức chào bán chứng khốn ra cơng chúng thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài được yêu cầu thực hiện theo quy định pháp luật về CPH. Trường hợp pháp luật về CPH khơng có quy định, trần tỷ lệ này mới được thực hiện theo quy định chung.

Phân tích trên cho thấy trong điều kiện mức độ tập trung của sở hữu nước ngoài bị hạn chế đối với DNNN thực hiện CPH, trường hợp thoái vốn nhà nước đầu tư của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK như trong giai đoạn nghiên cứu sẽ hiệu quả hơn nếu ưu tiên cho các nhà đầu tư trong nước; trừ trường hợp cá biệt giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài được mở rộng.

(2)Về kết quả kiểm định khơng tồn tại mối quan hệ tuyến tính có ý nghĩa thống kê giữa sở hữu nhà nước với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

Như đã trình bày về lý thuyết cạnh tranh, cũng như lập luận tại phần phân tích khoảng trống nghiên cứu, đối với các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK, khơng có sự khác biệt giữa mục tiêu của cổ đông nhà nước và các cổ đơng khác và do đó đặc

tính sở hữu nhà nước sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu được quyết định bởi sự cạnh tranh trên thị trường.

Do đó, việc kiểm định cho kết quả sở hữu nhà nước khơng có mối quan hệ tuyến tính có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động là điều có thể lý giải được.

Kết quả mơ hình này là sở hữu nhà nước cũng như việc nhà nước nắm giữ quyền chi phối hay không chi phối doanh nghiệp khơng có sự tác động có ý nghĩa thống kê tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ cho gợi ý chính sách đối với doanh nghiệp CPH và việc thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp đã niêm yết trên TTCK: Các doanh nghiệp sau CPH cần sớm được niêm yết trên TTCK, và không cần thiết phải tiếp tục thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong trường hợp các doanh nghiệp đã đủ điều kiện niêm yết trên TTCK nếu chỉ xét trên khía cạnh để đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước (khơng tính tới các u cầu khác như thu hẹp lĩnh vực ngành nghề nhà nước đầu tư).

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ

5.1. Bối cảnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và lộ trình thực hiện

Bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ cùng với những hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế trong nước đã đặt ra yêu cầu cấp bách, cần xem xét lại cơ cấu và thể chế của nền kinh tế, để thiết lập động lực mới, thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Trong đó, vấn đề đổi mới, tái cơ cấu DNNN là một trong ba nhiệm vụ quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt, công tác xây dựng, hồn thiện thể chế cho tiến trình tái cơ cấu DNNN có ý nghĩa quyết định đến việc đi đúng hướng, đúng kế hoạch và đạt kết quả.

Theo báo cáo “Cải cách, nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Ciem) cơng bố, q trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước sau khi đạt tới đỉnh điểm năm 2004-2005 thì bắt đầu chậm dần.

Giai đoạn 2008 – 2011, kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009, cộng với những yếu kém nội tại của nền kinh tế nên cổ phần hoá giảm tốc. Cùng với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước cũng được đẩy mạnh hơn trong giai đoạn 2012- 2015.

Tuy nhiên, đến giai đoạn 2016-2021, nền tảng vĩ mô ngày càng được củng cố, kinh tế lấy lại đà tăng trưởng song q trình cổ phần hố và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước ngày càng “hụt hơi”. Thậm chí, năm 2021, theo báo cáo của Bộ Tài chính, chỉ có 4 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hố.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có Cơng điện hỏa tốc số 478/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cơng tác sắp xếp, cổ phần hóa, thối vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Cụ thể, đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần triển khai thực hiện ngay 04 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó khẩn trương rà sốt, hồn thiện Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng chủ trương của Đảng, Nghị quyết

của Quốc hội, quy định của pháp luật và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/5/2022. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đôn đốc các bộ ngành, địa phương, tập đồn kinh tế và tổng cơng ty thực hiện nghiêm túc các kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa, thối vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm các trường hợp làm chậm, vi phạm quy định. Tổng kết tình hình thực hiện cơng tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời rà sốt, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và các cơ chế, chính sách liên quan để thúc đẩy mạnh mẽ cơng tác sắp xếp, cổ phần hóa, thối vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Về yêu cầu đối với Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố xây dựng, phê duyệt, triển khai Đề án cơ cấu lại của tập đồn kinh tế, tổng cơng ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời tiếp tục rà sốt, trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan để khắc phục vướng mắc, khó khăn phát sinh trong q trình cổ phần hóa, thối vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn. Trên cơ sở phương án đề xuất của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố và ý kiến của UBND cấp tỉnh (nơi có nhà, đất), kịp thời phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của các doanh nghiệp cấp I thuộc Trung ương quản lý và nhà, đất của doanh nghiệp cấp I thuộc địa phương quản lý trên địa bàn địa phương khác theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Đôn đốc các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý và doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý trên địa bàn địa phương khác theo quy định.

Đối với Bộ Tài nguyên và Mơi trường cần tiến hành rà sốt, nghiên cứu, sửa đổi các quy định về đất đai trong cổ phần hóa, thối vốn để có hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong cơng tác cổ phần hóa, thối vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.

Các cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện 6 nhiệm vụ, nội dung; trước hết là thực hiện hiện nghiêm túc Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 của Chính phủ, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 2/7/2021 và Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó triển khai cơng tác cổ phần hóa, thối vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả và thu hồi cao nhất phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ngoài ra chỉ đạo các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý rà soát, đánh giá kết quả thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp; xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 để tổ chức thực hiện ngay. Khẩn trương lập phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất gửi Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp cấp I) hoặc gửi lấy ý kiến UBND cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) đối với doanh nghiệp cấp II, cấp III; trên cơ sở đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của doanh nghiệp cấp II, III thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền quy định. Xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thối vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu trong công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thối vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan; coi việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thối vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước là một tiêu chí đánh giá các cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân liên

5.2. Định hướng về chính sách tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam

Theo đánh giá của Cục Tài chính doanh nghiệp, cơ chế cổ phần hóa, thối vốn đã được ban hành đầy đủ, tuy nhiên tiến độ cổ phần hóa, thối vốn trong 06 tháng

Commented [LsiH5]:

đầu năm 2021 vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do tình hình phức tạp, căng thẳng trong các quan hệ kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực; tác động của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khốn trong nước và khu vực.

Mặt khác, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thối vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai; hoặc là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trị quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương.

Hiện nay, hệ thống cơ chế chính sách pháp luật giúp quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ngày càng hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, thúc đẩy q trình cơng bằng, minh bạch, tính giá một cách chính xác, đầy đủ. Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm công bằng, liên quan đến đất đai từ quá trình san lấp mặt bằng mà các q trình chia cắt (cơng ty san lấp mặt bằng phải có quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi san lấp mặt bằng) dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện

Bên cạnh đó là do các DNNN chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật quản lý tài sản công về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý, đa số DNNN chưa chủ động triển khai các chính sách pháp luật về đất đai, đến khi phải thực hiện cổ phần hóa mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư tại Việt Nam. (Trang 66 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w