Sự kiện pháp lý:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (1) (Trang 89 - 91)

- Sự kiện pháp lý là những điều kiện,hịan cảnh, tình huống của đời sống thực tế được chỉ ra trong phần giả định của quy phạm pháp luật mà nhà làm luật gắn chặt sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt của QHPL với sự tồn tại của nó.

- Khơng phải mọi điều kiện,hồn cảnh, tình huống của đời sống thực tế là sự kiện pháp lý, mà chỉ những sự kiện có ý nghĩa pháp lý trong số đó và được nhà làm luật thừa nhận.

- Phân loại:

+ Phụ thuộc vào số lượng những hoàn cảnh, điều kiện làm này sinh hậu quả pháp lý:

. Sự kiện pháp lý đơn giản: Ví dụ: cái chết của 1 người.

. Sự kiện pháp lý phức tạp: Ví dụ: được nhận lương hưu phải có những điều kiện như thâm niên cơng tác, thời gian công tác, đơn xin về hưu, quyết định...

+ Căn cứ vào hậu quả sự kiện pháp lý.

. Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPL. . Sự kiện pháp lý làm biến đổi QHPL. . Sự kiện pháp lý làm chấm dứt QHPL. + Phân theo dấu hiệu ý chí:

. Sự biến: là những hiện tượng của đời sống khách quan xảy ra khơng phụ thuộc vào ý chí con người.

Hành vi hợp pháp: là xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật; hành vi bất hợp pháp là xử sự trái với yêu cầu của pháp luật.

Câu 17: Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật. I. Thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là hiện tượng, q trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.

- Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý chia thành những hình thức thực hiện pháp luật sau:

1. Tuân thủ pháp luật:

Là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế khơng thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Ví dụ: 1 cơng dân kiềm chế khơng thực hiện những hành vi mà Bộ luật hình sự ngăn cấm- tuân thủ các quy định của bộ luật đó.

2. Thi hành pháp luật:

Là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực. Ví dụ: pháp luật quy định cơng dân nam từ 18- 27 phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, 1 thanh niên trong độ tuổi trên nhập ngũ, phục vụ trong quân đội- thi hành pháp luật.

3. Sử dụng pháp luật :

Là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện bằng những hành vi mà pháp luật cho phép). Ví

dụ: pháp luật quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, 1 công dân có quyền gửi đơn khiếu nại tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình bị vi phạm- sử dụng pháp luật.

Chủ thể có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện quyền được pháp luật trao cho theo ý chí của mình.

4. áp dụng pháp luật:

Là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thơng qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này các chủ thể thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật, tổ chức xã hội cũng có thể thực hiện hoạt động này.

* Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật là hình thức mà mọi chủ thể đều có thể thực hiện. áp dụng pháp luật là hình thức ln có sự tham gia của nhà nước.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (1) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w