Phân loại
- Theo tính chất và diễn tiến bệnh:
+ Tai biến sớm: xảy ra trong lúc truyền máu hoặc trong 24 giờ sau khi kết thúc truyền máu: sốt, dị ứng, tán huyết cấp, quá tải, nhiễm khuẩn cấp, tổn thương phổi cấp (TRALI), thuyên tắc khí.
+ Tai biến chậm: xảy ra sau 24 giờ sau truyền máu: ứ sắt, nhiễm khuẩn như HIV, HBV, HCV, bệnh ghép chống kí chủ (GVHD), giảm tiểu cầu.
- Theo mức độ lâm sàng:
+ Nhẹ: phát ban, mẩn ngứa
+ Trung bình: lo lắng, sốt, lạnh run, mề đay, đau đầu…
+ Nặng, nguy hiểm tính mạng: sốt cao, khó thở, mạch nhanh, huyết áp hạ, rối loạn tri giác…
- Theo cơ chế bệnh sinh:
+ Miễn dịch: tán huyết cấp do bất đồng nhóm máu ABO… + Do nhiễm khuẩn
Ban đầu:
- Ngưng ngay truyền máu
- Lấy dấu hiệu sinh tồn, khám và đánh giá lâm sàng mức độ tai biến
- Kiểm tra đối chiếu lại hồ sơ bệnh án, nhãn túi máu, kết quả định nhóm máu, phản ứng hịa hợp. - Định lại nhóm máu ABO tại giường nếu là phản ứng nặng.
Khi phản ứng nhẹ: - Truyền máu chậm lại
- Chống dị ứng bằng kháng histamin
- Theo dõi sát lâm sàng, nếu khơng cải thiện thì xử trí như phản ứng mức độ trung bình Khi phản ứng trung bình:
- Ngưng truyền máu
- Duy trì đường truyền tĩnh mạch bằng dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9% - Điều trị triệu chứng phù hợp:
+ Ủ ấm khi rét run, hạ thân nhiệt
+ Chống dị ứng: ví dụ chlopheniramin 0,1mg/kg tiêm bắp/tĩnh mạch chậm; Hydrocortison 100 - 200mg tĩnh mạch.
+ Paracetamol 10mg/kg khi sốt tăng trên 1,50C so với trước truyền máu. - Theo dõi nước tiểu
Khiphản ứng nặng: