Đặc điểm của áo tứ thân

Một phần của tài liệu Văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 2 : ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

3.2. Đặc điểm của áo tứ thân

Người phụ nữ thường sử dụng ba lớp khi mặc áo tứ thân: lớp ngoài cùng là 4 mảnh vải chia đều, đối xứng hai bên phía sau và phía trước, hai dải trước thường được buộc lại và để thõng xuống khi mặc; tiếp đến là áo cánh mỏng màu trắng và trong cùng là áo yếm. Lớp ngoài của áo tứ thân dài từ cổ xuống đầu gối khoảng 20cm, có cấu tạo giống áo cánh với hai vạt trước rộng như nhau, buông thả, không cài khuy. Phần thân sau mép dọc được khâu liền tạo thành sống lưng áo. Ở thời trước, khổ vải chỉ có chừng 35 - 40 cm nên phải căn tà mới tạo thành được một vạt áo.

Trong cùng của áo tứ thân là áo yếm, có thể là kiểu yếm cổ xây hoặc yếm cánh nhạn xẻ sâu xuống dưới. Phụ nữ đứng tuổi thường mặc yếm có màu đậm và các cơ gái trẻ thì mặc yếm màu đỏ. Bên ngồi yếm là lớp áo cánh mỏng màu trắng được kết nối với cạp váy bằng chiếc dây lưng xanh. Mặc áo tứ thân ln có chiếc thắt lưng vải lụa hay cái "ruột tượng" - một loại bao vải dài và to để đựng tiền hay gạo, đeo ở lưng hay quanh bụng, buộc rút lại. Tuy chỉ là một bộ phận phụ nhưng thắt lưng bao giờ cũng được chăm chút bởi chúng tô rõ thêm dáng thon thả của người phụ nữ. Bên ngoài cũng là chiếc áo tứ thân tha thướt được bng thả hoặc có thể buộc lại với nhau, khơng gài khít mà để lộ màu yến ở bên trong.

Trên áo tứ thân có một vịng đệm cổ gọi là lá sen, dựng lên một đốt ngón tay. Áo tứ thân dần dần khơng cịn chỉ của riêng phụ nữ lao động mà phục vụ cho mọi tầng lớp.

Khi mới ra đời, áo tứ thân hầu hết đều mang màu sắc tự nhiên, được nhuộm bằng màu sẵn có trong thiên nhiên. Người ta thường sử dụng củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dưới áo để làm màu nhuộm. Trải qua nhiều thời kỳ, áo tứ thân được may với nhiều chất liệu, màu sắc khác nhau nhưng kiểu dáng không thay đổi nhiều.

Cấu tạo của áo tứ thân tạo nên sự thuận lợi trong công việc. Khi phải làm việc nặng nhiều, phần vai và khuỷu tay thường bị rách nhưng phần vạt áo không bị ảnh hưởng là bởi người ta đã sáng chế cắt bỏ phần trên, tạo nên sự so le giữa hai vạt áo, dù không cân đối nhưng vẫn đối ứng. Với phụ nữ thời xưa, loại áo thay vai đổi vạt là loại mốt một thời. Kiểu áo này chứng tỏ trình độ thẩm mỹ của người Việt khá cao.

Một phần của tài liệu Văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w