Thành thị, nông thôn

Một phần của tài liệu chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ phần may 10 (Trang 38 - 41)

II. Phân tích tính cạnh tranh trong ngành may mặc trên thị trường Việt Nam

A- Thành thị, nông thôn

- Thành thị 7464,72 9785,16 250,44 295,44- Nông thôn 3301,56 4537,08 133,56 164,76 - Nông thôn 3301,56 4537,08 133,56 164,76 B- Giới tính chủ hộ - Nam 3991,08 5464,56 152,04 188,52 - Nữ 5354,28 7069,68 194,52 226,44 C- Vùng ĐB Sông Hồng 4237,2 5858,16 149,88 191,04 Đông Bắc 3225 4558,32 156,48 184,08 Tây Bắc 2363,76 3188,28 115,68 147,36 Bắc Trung Bộ 2825,04 3805,08 119,04 147,48 DH Nam Trung Bộ 3670,08 4978,32 164,52 191,64 Tây Nguyên 2928,36 4682,16 128,76 180,72 Đông Nam Bộ 619,6812 9995,64 244,32 276,12

ĐB Sông Cửu Long 4455,6 5652,84 156,36 192,72

Nguồn: Tổng cục thống kê

Thu nhập bình quân 1người/ năm của các nước năm 2002 là 4,27 triệu đồng đến năm 2004 là 5,81 triệu đồng tăng 1,54 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 36,03% trong khi đó chi cho may mặc năm 2002 là 160,8 nghìn đồng, năm 2005 là 196,68 nghìn đồng tăng 35,88 nghìn đồng tương ứng tốc độ tăng là 22,33 %. Đồng thời, chúng ta cũng thấy chi cho may mặc của nữ cao hơn nam nhưng xét về tốc độ tăng chi cho may mặc thì của nam giới lại cao hơn. Nữ chi tăng16,3% trong khi đó nam giới chi tăng 24%. Nếu xét theo vùng kinh tế thì vùng Đông Nam Bộ là vùng chi cho may mặc nhiều nhất, đây cũng là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Tuy nhiên, Đông Nam Bộ không phải là vùng có tốc độ tăng chi cho may mặc cao nhất mà đó là vùng Tây Nguyên. Vùng này có mức thu nhập không cao song tốc độ tăng chi cho may mặc của họ là 40%. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu mua sắm và mức chi cho hàng may mặc ở nước ta ngày càng tăng.

Với tốc độ phát triển về dân cư và kinh tế như hiện nay, thì nhu cầu về hàng may mặc của hơn 84 triệu dân Việt Nam là rất lớn. Chỉ tính riêng nếu kinh tế phát triển thì cũng đủ để làm cho nhu cầu mua sắm quần áo của một người tăng lên trong tương lai. Nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế nên tăng nhu cầu về hàng may mặc là điều chắc chắn.

Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng của đại bộ phận người Việt Nam là thích dùng hàng ngoại. Thêm vào đó, một thời gian dài các doanh nghiệp trong nước bỏ ngỏ thị trường nội địa khiến cho người tiêu dùng không có sự tin tưởng với hàng Việt Nam. Giờ đây khi các doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu trên “sân nhà” và người tiêu dùng cũng đã tin tưởng vào chất lượng hàng Việt Nam. Ngày càng có nhiều người sử dụng hàng quần áo thời trang do các công ty trong nước sản xuất. Một số sản phẩm như sơ mi nam cao cấp của các công ty May 10. May Việt Tiến…được thị trường ưa chuộng. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển trên thị trường nội địa.

1.4. Môi trường công nghệ

Ngành may mặc là một ngành đặc biệt bởi sản phẩm của ngành đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người. Để có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, ngành phải có sự đầu tư đáng kể để duy trì và phát triển công nghệ. Mặc dù yêu cầu về công nghệ của ngành không cao song các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên đổi mới trang thiết bị, máy móc để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường. Chúng ta có thể thấy yêu cầu về công nghệ qua quy trình công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp may điển hình.

Chu kỳ công nghệ không phải là ngắn song do đặc thù là ngành thời trang phục vụ nhu cầu làm đẹp nên các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới thiết bị có công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Vì vậy, có thể coi công nghệ là một trong những yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Sự phát triển của ngành may phụ thuộc rất nhiều vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho việc tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Song do tại Việt nam, ngành dệt, sản xuất khuy cúc, chỉ, máy may công nghiệp phát triển không đồng bộ cùng với sự phát triển của ngành may nên trong thời gian qua hầu hết nguyên phụ liệu may mặc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu ngành phụ trợ có thể phát triển đồng bộ cùng ngành may thì việc sản xuất sản phẩm phục vụ trong nước hay xuất khẩu, chúng ta đều có thể chủ động. Khi ngành phụ trợ chưa phát triển thì rất khó để ngành may mặc có thể cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài tràn vào trong nước.

Vừa qua, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã thông qua quy hoạch xây dựng một số khu công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu được đặt tại một số tỉnh thành phố trong cả nước. Đây sẽ là nguồn cung cấp phụ liệu quan trọng cho các doanh nghiệp đang phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Riêng với công nghệ sản xuất thiết bị may công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển. Hầu hết máy móc thiết bị do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đều không đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật. Mặc dù trình độ công nghệ của ta được đành giá là có trình độ tiên tiến nhưng những thiết bị này phần lớn được nhập về từ Nhật Bản, Đức, Đài Loan.

Những phân tích trên đặt ra yêu cầu về đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành may mặc ở nước ta trong đó bao gồm cả nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc kỹ thuật.

Một phần của tài liệu chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ phần may 10 (Trang 38 - 41)