KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ NÂNG HẠ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động (Nghề: Hàn - Cao đẳng và Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 44 - 46)

BÀI 9 : KỸ THUẬT AN TOÀN KHI GIA CÔNG CƠ KHÍ

2. KỸ THUẬT AN TOÀN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ NÂNG HẠ

2.1. Khái niệm và nguyên nhân tai nạn

2.1.1. Khái niệm.

Thiết bị nâng là những thiết bị dùng để nâng hạ tải. Theo TCVN 4244-86 về quy

phạm an toàn thì thiết bị nâng hạ bao gồm những thiết bị sau: Máy trục, xe tời chạy trên đường ray ở trên cao, pa lăng điện, thủ công, tời điện, tời thủ công, máy nâng.

- Máy trục: là những thiết bị nâng hoạt động theo chu kỳ dùng để nâng, chuyển

tải( được giữ bằng móc hoặc các bộ phận mang tải khác nhau) trong không gian. Có

nhiều loại máy trục khác nhau như: Máy trục kiểu cần, máy trục kiểu cầu, máy trục

- Xe tời chạy trên đường ray ở trên cao.

- Pa lăng: là thiết bị nâng được treo vào kết cấu cố định hoặc treo vào xe con. Pa

lăng dẫn động bằng điện gọi là Palăng điện, Palăng có dẫn động bằng tay gọi là Palăng

thủ công.

- Tời: là thiết bị nâng dùng để nâng hạ và kéo tải.

- Máy nâng: là máy có bộ phận mang tải được nâng hạ theo khung dẫn hướng.

Máy nâng dùng nâng những vật có khối lượng lớn, cồng kềnh nên dễ gây nguy hiểm.

2.1.2. Nguyên nhân gây tai nạn

Trong quá trình nâng hạ, các thiết bị nâng thường gây nên các sự cố sau:

- Rơi tải trọng: Do nâng quá tải làm đứt cáp nâng tải, nâng cần, móc buộc tải. Do

công nhân lái khi nâng hoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung quanh. Do

phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, mô men phanh quá

bé, dây cáp bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo…

- Sập cần: là sự cố thường xảy ra và gây chết người do nối cáp không đúng kỹ

thuật, khóa cáp mất, hỏng phanh, cầu quá tải ở tầm với xa nhất làm đứt cáp.

- Đổ cầu: là do vùng đất mặt bằng làm việc không ổn định (đất lún, góc nghiêng

quá quy định…), cầu quá tải hoặc vướng vào các vật xung quanh, dùng cầu để nhổ cây

hay kết cấu chôn sâu…

- Tai nạn về điện: do thiết bị điện chạm vỏ, cần cẩu chạm vào mạng điện, hay bị phóng điện hồ quang, thiết bị đè lên dây cáp mang điện…

2.2. Các biện pháp an toàn

2.2.1. Phòng ngừa tai nạn khi cẩu chuyển

- Trước khi vận hành, cần phải kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật của các cơ cấu và chi tiết quan trọng. Nếu phát hiện có hư hỏng phải khắc phục xong mới đưa vào sử

dụng.

- Phát tín hiệu cho những người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu hoạt động.

- Tải được nâng không được lớn hơn trọng tải của thiết bị nâng. Tải phải được

giữ chắc chắn, không bị rơi, trượt trong quá trình nâng chuyển tải.

- Cấm để người đứng trên tải khi nâng chuyển hoặc dùng người để cân bằng tải.

- Tải phải nâng cao hơn các chướng ngại vật ít nhất 500mm.

- Cấm đưa tải qua đầu người.

- Không được vừa nâng tải, vừa quay hoặc di chuyển thiết bị nâng, khi nhà máy chế tạo không quy định trong hồ sơ kỹ thuật.

2.2.2. Phòng ngừa cấu kiện đổ rơi trong lúc hạ đặt và điều chỉnh

- Chỉ được phép đón và điều chỉnh tải ở cách bề mặt người móc tải đứng một

khoảng cách không lớn hơn 200mm và ở độ cao không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn

- Tải phải được hạ xuống ở nơi quy định, đảm bảo sao cho tả không bị đổ, trượt, rơi. Các bộ phận giữ tải chỉ được phép tháo ra khi tải đã ở tình trạng ổn định.

- Cấm dùng thiết bị nâng để tháo dây đang bị đè nặng.

- Khi xếp dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải tiến hành sao cho không làm mất ổn định của phương tiện.

- Cấm kéo hoặc đẩy tải khi đang treo.

- Đảm bảo an toàn điện như nối đất hoặc nối “không” để đề phòng điện chạm vỏ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động (Nghề: Hàn - Cao đẳng và Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)