Kỹ thuật hàn giáp mối không vát cạnh vị trí đứng:

Một phần của tài liệu Giáo trình Hàn hồ quang tay cơ bản (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 137 - 138)

- Cac bon: Là chất khử ôxy tương đối tốt, khi nhiệt độ cao sinh ra khí (CO,

2. Tính chế độ hàn: 1 Đường kính que h àn:

3.1. Kỹ thuật hàn giáp mối không vát cạnh vị trí đứng:

Khi hàn đứng kim loại lỏng trong bể hàn luôn có xu thế bị trọng lực kéo chảy

xuống dưới và bứt ra khỏi bể hàn hoặc tạo thành hiện tượng đóng cục, mặt khác kim loại

lỏng từ đầu que chảy vào bể hàn cũng khó khăn do tác động của trọng lực. Vì vậy khi

hàn ở vị trí đứng phải hạn chế trọng lượng của bể hàn, hạn chế trọng lượng của giọt kim

loại, tăng lực đẩy của hồ quang và tăng lực phân tử để kim loại lỏngbám được vào bể

hàn.

- Khi hàn đứng giáp mối góc độ que hàn tính theo bên phải bên trái là 900. Bởi

mặt phẳng đứng phía dưới tạo thành một góc 600 ÷ 800

Dùng loại que hàn có đường kính nhỏ, dòng điện hàn nhỏ hơn so với hàn bằng

cùng chiều dầy từ 10 ÷ 15%.

Dùng hồ quang ngắn để hàn, để giảm bớt sự nhỏ giọt kim loại vào vùng nóng chảy.

- Hàn giáp mối không vát cạnh thường được hàn hai mặt. Cách dao động que hàn

thích hợp nhất kiểu hồ quang nhảy kiểu răng cưa, kiểu bán nguyệt…

+ Kiểu hồ quang nhảy: Sau mỗi lần kim loại nóng chảy tách khỏi đầu que hàn,

dính vào kim loại vật hàn thì nó sẽ hình thành vùng nóng chảy để cho những giọt kim

loại nóng chảy quá độ đông đặc kịp thời phải di động vị trí hồ quang để cho vùng nóng chảy có dịp toả nhiệt sau đó di chuyển hồ quang về vùng nóng chảy hàn tiếp. Trong thao

tác thực tế tránh kiểu hồ quang nhảy đơn thuần căn cứ vào tính năng que hàn và mối hàn

có thể áp dụng phối hợp giữ kiểu hồ quang nhảy với các kiểu khác.

Khi hàn trong trường hợp yêu cầu độ ngấu của mối hàn cao, phải rút ngắn thời

gian nung nóng hồ quang trên vật hàn tránh để hồ quang dừng lại ở một điểm trong một

thời gian dài. Tốc độ hàn và dao động que hàn không cần thiết phải nhanh mà còn phối

hợp chặt chẽ, lấy tốc độ đưa que hàn và chiều dài hồ quang để điều chỉnh nhiệt lượng

vùng nóng chảy. Đồng thời trong một đơn vị thời gian phải duy trì lượng kim loại nóng

chảy thích hợp, để tránh mối hàn sinh ra mọi khuyết tật. Khi hàn mặt sau dòng hàn lớn để đạt độ sâu nóng chảy cách dao động que hàn áp dụng kiểu răng cưa hay bán nguyệt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hàn hồ quang tay cơ bản (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)