Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ baemin của sinh viên đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh trong mùa dịch covid 19 4 (Trang 27 - 28)

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin của sinh viên ĐHCN TPHCM là: Nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng xã hội, sự tin cậy, thông tin. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ quan trọng với các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin của sinh viên ĐHCN TPHCM, điều này được thể hiện thông qua tầm quan trọng của hệ số Beta trong phương trình hồi quy, phương trình hồi quy chuẩn hóa như sau:

Y = 0.590*X5 + 0.160*X2+ 0.146*X3+ 0.145*X1+0.121*X4

Nhận thức hữu ích: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.590 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% điều này cho thấy nhận thức hữu ích tác động cùng chiều đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin của sinh viên ĐHCN TPHCM. Trong điều kiện các yếu tố không đổi, nếu nhận thức hữu ích tăng thêm 1 điểm thì ý định sử dụng ứng dụng Bamein là 0.590. Ảnh hưởng này của nhận thức hữu ích cao hơn so với bài nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Diễm (2020): “các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử momo của giới trẻ tại TP HCM”. Trong bài nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Diễm chỉ số hồi qui chuẩn hóa của biến “Nhận thức hữu ích” là 0.176 thấp hơn so với bài nghiên cứu của tác giả. Nhận thức dễ sử dụng: Có hệ só hồi quy chuẩn hóa là 0.160 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% điều này cho thấy nhận thức dễ sử dụng tác động cùng chiều đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin của sinh viên ĐHCN TPHCM. Trong điều kiện các yếu tố không đổi, nếu nhận thức dễ sử dụng tăng thêm 1 điểm thì ý định sử dụng Bamein là 0.160. Ảnh hưởng này của nhận thức dễ sử dụng cao hơn so với bài nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Diễm (2020): “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của giới trẻ tại TPHCM”. Nhận thức dễ sử dụng là: 0.140 thấp hơn so với bài nghiên cứu của tác giả.

Ảnh hưởng xã hội: Có hệ só hồi quy chuẩn hóa là 0.146 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% điều này cho thấy ảnh hưởng xã hội tác động cùng chiều đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin của sinh viên ĐHCN TPHCM. Trong điều kiện các yếu tố không đổi, nếu nhận thức dễ sử dụng tăng thêm 1 điểm thì ý định sử dụng Bamein là 0.146. Ảnh hưởng này của ảnh hưởng xã hội thấp hơn so với bài nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Diễm

(2020): “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của giới trẻ tại TPHCM”. Ảnh hưởng xã hội là: 0.172 cao hơn so với bài nghiên cứu của tác giả. Thông tin : Có hệ số hồi qui chuẩn hóa là 0.145 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% điều này cho thấy thông tin tác động cùng chiều đến đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin của sinh viên ĐHCN TP.HCM. Trong điều kiện các yếu tố không đổi, nếu thông tin tác động tăng thêm 1 điểm thì ý định sử dụng Baemin là 0.1.45

Sự tin cậy : Có hệ só hồi quy chuẩn hóa là 0.121 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% điều này cho thấy sự tin cậy tác động cùng chiều đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin của sinh viên ĐHCN TPHCM. Trong điều kiện các yếu tố không đổi, nếu sự tin cậy tăng thêm 1 điểm thì ý định sử dụng Bamein là 0.146. Ảnh hưởng này của sư tin cậy thấp hơn so với bài nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Diễm (2020): “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của giới trẻ tại TPHCM”. Sự tin cậy là: 0,315 cao hơn nhiều so với bài nghiên cứu của tác giả.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ baemin của sinh viên đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh trong mùa dịch covid 19 4 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)