Hình 2: Quy trình sơ chế thuốc lá của công ty cổ phần Ngân Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 27 - 64)

của công ty ( từ 2004- 2008)

Như hầu hết các doanh nghiệp khác, trước những thay đổi của cơ chế mới, công ty cũng gặp không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Với những lỗ lực vượt bậc, tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã từng bước vươn lên khắc phục khó khăn, khẳng định bản thân. Chấp nhận cạnh tranh, hạ giá thành và tìm kiếm thị trường, công ty đã từng bước

lá cọng Nguyên liệu Tipping Đầu lá Đuôi lá Xi lanh hấp ẩm Hấp ẩm lần một Lựa lá Lựa lá Mảnh lá và đầu lá Hấp ẩm lần hai Tước và tách cọng Sống cọng Sấy Packing Packing

vươn lên đưa hàng hoá của mình đến với thị trường nước ngoài, cán bộ công nhân viên công ty có việc làm và thu nhập ổn định. Ta có thể xem xét hoạt động kinh doanh của công ty qua số liệu ở biểu 1.

Biểu 1: Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Ngân Sơn trong 5 năm gần đây.

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu thuần 108.994 212.535 233.025 285.686 425.286 Lợi nhuận trước thuế (0) 2.135 11.595 10.574 13.714 Lợi nhuận sau thuế 2.135 11.595 10.574 13.714 Các khoản nộp NS 2.372 4.332 5.885 3.396 14.473

Thông qua bảng trên, ta có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về kết quả kinh doanh của công ty trước năm 2005 và sau năm 2005.Nguyên nhân của sự khác biệt này chính là do năm 2005, công ty tiến hành cổ phần hóa và tháng 12/ 2006, công ty đã chính thức niêm yết cổ phiếu của mình trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán NST.Đây chính là nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty, biến công ty từ một doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả trở thành một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.Lợi nhuận năm 2006 gấp năm lần năm 2005, và luôn duy trì tốc độ tăng đều đặn.Mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước tăng liên tục sau cổ phần hóa.Năm 2008, mức đóng góp vào Ngân sách gấp bảy lần năm 2004.

Cùng với sự tăng lên của kết quả kinh doanh, trình độ và mức sống của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cũng không ngừng được nâng cao.Tính đến thời điểm tháng 2/ 2009, toàn công ty có 520 lao động, trong đó số lao động có trình độ trên đại học là 7 người, 73 lao động có trình độ đại học, 54 lao động có trình độ trung cấp.Mức lương trung bình

của người lao động năm 2008 là 2,7 triệu đồng/ 1 tháng, một mức khá cao so với mặt bằng chung của khu công nghiệp Tiên Sơn.

Như vậy qua nhìn nhận khái quát một số kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây, có thể thấy rằng, với nỗ lực bản thân, công ty đang ngày càng phát triển và đứng vững trong xu thế mới, cạnh tranh và hội nhập.

2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong năm 2008

Đối với công ty cổ phần Ngân Sơn , việc huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả cũng là một vấn đề cấp bách có tính chiến lược nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, củng cố địa vị công ty trong nền kinh tế. Đặc biệt, năm 2005, công ty tiến hành cổ phần hóa và tháng 12/2006 công ty niêm yết chứng khoán trên HASTC, việc công khai minh bạch tình hình tài chính của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng đòi hỏi các nhà quản lý phải có những giải pháp khả thi trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm tạo uy tín với các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. Muốn làm được điều đó trước tiên phải hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn cơ bản của công ty trong giai đoạn hiện nay:

Thuận lợi

Năng lực tài chính:

Trước cổ phần hóa, Công ty Nguyên liệu thuốc lá Bắc ( nay là Công ty cổ phần Ngân Sơn) thành lập từ năm 1996 trên cơ sở sát nhập các Trạm nguyên liệu thuốc lá trực thuộc các nhà máy thuốc lá phía Bắc.Với số vốn ban đầu chỉ có 1.453 triệu đồng, qua nhiều năm hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp Nhà nước, Vốn chủ sở hữu không đủ để hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra bình thường, công ty phải đi vay Ngân hàng.Với cơ chế cũ, việc đi vay không phải là dễ dàng.Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chịu tác động bởi điều kiện tự nhiên: khí hậu, sâu bệnh,..Do đó, kết quả kinh doanh của Công ty thiếu tính ổn định, công ty không có điều kiện trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế để đầu tư phát triển.Năm 2005, công ty tiến hành cổ phần hóa với mức vốn điều lệ là

27.500 triệu đồng, về cơ bản đã đáp ứng đủ vốn cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động công ty vay của các tổ chức tín dụng.Do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể, thương hiệu của công ty được nâng cao.Năng lực tài chính từ đó được nâng cao.

Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý và năng động

a) Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh: ngoài kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, công ty còn kinh doanh dịch vụ ủy thác nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá điếu, kinh doanh bình phun thuốc trừ sâu, thuốc lá bao..

b) Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh

c) Mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước: Công ty không chỉ cung ứng thuốc lá cho các doanh nghiệp trong Tổng công ty mà còn mở rộng đến các công ty trong Hiệp hội thuốc lá.Trước đây, công ty chỉ bán sản phẩm cho những bạn hàng truyền thống như công ty thuốc lá Sài Gòn, công ty thuốc lá Thăng Long.Hiện nay, công ty đã mở rộng quan hệ với các công ty thuốc lá miền Tây.Mặt khác, công ty còn hợp tác xuất khẩu nguồn nguyên liệu trong nước sang thị trường Đông Nam Á, EU, Trung Đông.

Đổi mới bộ máy quản lý khoa học và hiệu quả

Từ năm 2004 trở về trước , công ty hoạt động theo mô hình DNNN, chịu sự điều hành từ tổng công ty, hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng vẫn mang nặng tính bao cấp.Giám đốc là người đứng đầu và có quyền quyết định tất cả.Theo mô hình này thì tính chủ động và linh hoạt không cao, hoạt động sản xuất theo tính bao cấp, dựa dẫm.Từ năm 2005 đến nay , cơ cấu tổ chức có sự thay đổi theo mô hình của công ty cổ phần.Theo đó, trách nhiệm của ban lãnh đạo sẽ cao hơn vì họ phải chịu trách nhiệm trước ĐHĐ cổ đông về kết quả kinh doanh của công ty.Bộ máy tổ chức của công ty được tinh giản và kiện toàn, đã phát huy hiệu quả rõ rệt.

Khó khăn

Vai trò quản lý của Nhà nước: theo quy định của Chính phủ thì

các tổ chức, các cá nhân kinh doanh loại hình này phải có giấy phép của sở Công thương, phải có cán bộ, kho tàng,...nhưng trên thực tế nhiều tổ chức không đầu tư hoặc đầu tư lấy lệ vẫn tiến hành tổ chức thu mua sản lượng đầu tư Công ty quản lý dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, đẩy giá mua lên cao hơn giá trị thực, ảnh hưởng đến hiệu quả, sản lượng thu mua, chính sách đầu tư của công ty.

Điều kiện tự nhiên: Cây thuốc lá là loại cây trồng chịu tác động

mạnh của điều kiện thời tiết.Lũ lụt, hạn hán, lũ quét, sâu bệnh, đều ảnh hưởng đến sản lượng thu mua của công ty.Mặt khác, sản lượng thuốc lá mang tính mùa vụ ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho dây chuyền sản xuất.

Cạnh tranh: do nguyên liệu thuốc lá nhập lậu từ Trung Quốc gây

biến động về giá thu mua nguyên liệu của công ty, ảnh hưởng đến sản lượng thu mua và giá thành sản phẩm.

Ảnh hưởng của yếu tố tác động đến nền kinh tế: Những biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã gây không ít khó khăn cho công ty.Đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế làm suy giảm sức tiêu dùng, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý thức sản xuất của nông dân chưa chuyển biến theo phương thức sản xuất hàng hóa do đó sự chuyển biến ứng dụng quy trình

công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng theo tiêu chuẩn thế giới chưa đạt được

Trên thực tế, được sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Hiệp hội thuốc lá và Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, trong những năm vừa qua công ty đã nỗ lực hết mình vượt khó khăn, phát triển đi lên.Để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng chúng ta tiến hành phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty năm 2008.

2.2.1. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn năm 2008

Để đánh giá tình hình tổ chức vốn kinh doanh của công ty trong năm 2008, chúng ta cần xem xét cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn dựa vào số liệu biểu 2, đồng thời trên cơ sở so sánh với năm 2007

Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Ngân Sơn ngày 31/12/2008 ta lập bảng phân tích về cơ cấu vốn của công ty cổ phần Ngân Sơn tại biểu 2.

Nhận xét khái quát:

Năm 2008, cuối năm so với đầu năm tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng từ 170.185,24 triệu đồng lên 211.305,8 triệu đồng.Số tăng tuyệt đối là 41.120,56 triệu đồng, tốc độ tăng là 24,16%.Cùng với sự tăng lên của vốn kinh doanh nói chung, hai bộ phận cấu thành là vốn cố định và vốn lưu động đều tăng, Trong đó, tỷ trọng cũng như tốc độ tăng của vốn lưu động đều lớn hơn vốn cố định.

Vốn lưu động: Thông qua số liệu của bảng trên ta có vốn lưu động

cuối năm 2008 tăng 39.750,51 triêu đồng, với tốc độ tăng là 33,65% .Sở dĩ vốn lưu động của công ty tăng thêm là do khoản mục phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng mạnh.Hàng tồn kho tăng 19.236,18 triệu đồng, tốc độ tăng là 40,3%.Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 18.168,12 triệu đồng, tốc độ tăng là 27,5%.

Hàng tồn kho của công ty chiếm chủ yếu là thành phẩm và nguyên vật liệu.Nguyên liệu tồn kho tăng thêm là do công ty tăng dự trữ nguyên liệu cho vụ sản xuất năm 2009.Thêm vào đó, sự gia tăng thành phẩm cuối năm 2008 là do giá bán năm 2008 tăng, công ty chuẩn bị sẵn sản phẩm phục vụ cho năm 2009.Cuối năm 2008 công ty cũng nhận được nhiều đơn đặt hàng của các công ty thuốc lá điếu, đặc biệt là các bạn hàng mới thuộc Hiệp hội thuốc lá Việt Nam.

Qua xem xét các khoản phải thu ngắn hạn của công ty ta thấy bộ phận phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, cuối năm 2008 chiếm đến 98%.Số phải thu chỉ tập trung vào các bạn hàng lớn của công ty bao gồm: công ty thuốc lá Sài Gòn chiếm 53,99 tỷ đồng; công ty thuốc lá Thăng Long chiếm 10,47 tỷ đồng, còn các bạn hàng khác công ty đều tận thu khoản này.Điều này không đáng lo ngại bởi hai công ty này đều là cổ

đông của công ty.Công ty cũng thực hiện nhiều biện pháp để quản lý các khoản nợ phải thu này như lập sổ chi tiết quản lý các khoản nợ phải thu, theo dõi lịch phải thu, cử cán bộ đi thu...

Năm 2008, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng thêm 2.155,6 triệu đồng là do công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn của mình nhằm trên thị trường chứng khoán nhằm thu lợi nhuận.Tuy nhiên, với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán hiện nay, nó đặt ra cho các nhà lãnh đạo công ty một bài toán khó về đầu tư.Công ty đã phải trích lập khoảng 50% giá trị đầu tư để dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn.

Vốn cố định:Cuối năm 2008 so với đầu năm 2008, vốn cố định tăng

lên 1.370,16 triệu đồng.Tốc độ tăng là 2,63%, nhưng sụt giảm về tỷ trọng là 5,3%.Bộ phận khiến vốn cố định tăng thêm chính là phần chi phí xây dựng cơ bản dở dang do trong năm vừa qua công ty đã tăng cường đầu tư xây dựng nhà xưởng, văn phòng để phục vụ cho yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tương ứng với sự thay đổi của cơ cấu vốn là sự thay đổi của nguồn vốn.Quy mô nguồn vốn tăng tương ứng với quy mô của tài sản.Qua nghiên cứu thực tế kết hợp với số liệu biểu 3 rút ra những nhận xét sau về cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh năm 2008 tại công ty cổ phần Ngân Sơn.

Nhận xét khái quát: Tổng nguồn vốn cuối năm tăng .41.120,55

triệu đồng với tỷ lệ tăng 24% là do cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng.Cụ thể:

Đối với vốn chủ sở hữu:đầu năm 2008 là 47.414,21 triệu đồng,

chiếm 28% trong nguồn vốn của doanh nghiệp, điều này cho thấy năng lực tự tài trợ của doanh nghiệp còn thấp.Cuối năm 2008, công ty đã bổ sung vốn chủ sở hữu, nâng con số này lên 74.839,93 triệu đồng. Mặc dù con số bổ sung khá lớn, đạt 27.425,74 triệu đồng nhưng vốn chủ sở hữu mới chiếm 35% tổng nguồn vốn kinh doanh.Bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn chủ sở hữu là vốn góp của chủ sở hữu ( chiếm 53% cuối năm 2008) do công ty phát hành thêm 880.000 cổ phiếu vào năm 2008. Mặt

khác công ty còn tăng vốn chủ sở hữu do được hưởng thặng dư vốn cổ phần do chênh lệch về giá cổ phiếu và tăng tỷ lệ trích lập các quỹ.

Đối với nợ phải trả :cuối năm 2008, tổng nợ phải trả tăng so với

đầu năm là 13.694,62 triệu đồng, tốc độ tăng là 11%.Trong đó, chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn cuối năm 2008 chiếm 76%, tăng lên 14.832,6 triệu đồng so với đầu năm 2008.Việc tăng nợ ngắn hạn chủ yếu do công ty tăng cường chiếm dụng vốn và tận dụng được khoản phải trả nội bộ.

Vay và nợ ngắn hạn của công ty cuối năm 2008 giảm 4.459,06 triệu đồng so với đầu năm 2007.Vay và nợ ngắn hạn giảm là do trong năm qua công ty đã dùng tiền mặt trả các khoản nợ vay ngắn hạn đến hạn của ngân hàng.Công ty đã đáp ứng đúng hạn nghĩa vụ thanh toán.

Cùng với vay và nợ ngắn hạn còn có chi phí phải trả, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm.Đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đã cố gắng hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.

Các khoản mục còn lại đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là khoản trả trước của người bán, tăng lên đến 3,5 lần.Điều này là do năm 2008, cung cầu về nguyên liệu thuốc lá trên thế giới và khu vực mất cân đối, cung thấp hơn cầu do vậy công ty có lợi thế về cả giá và khối lượng đơn đặt hàng. Khoản trả trước tiền hàng chủ yếu do khách hàng nước ngoài cung cấp.

Phải trả nội bộ tăng, trả trước của người bán tăng nên tạo cho công ty một nguồn vốn chiếm dụng khá lớn mà không phải trả chi phí sử dụng vốn.Đây là một điểm rất thuận lợi mà công ty nên tận dụng triệt để.

Trong nợ dài hạn, khoản phải trả nội bộ dài hạn chiếm đến 98% .Khoản phải trả nội bộ này là quỹ hỗ trợ doanh nghiệp của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá cho vay không tính lãi theo quy chế số 495 của Bộ Tài Chính, công ty được trích lập từ 1%- 5% vào giá thành sản phẩm để hình thành và phát triển vùng nguyên liệu.Công ty đã sử dụng khoản vốn này trong dài hạn, đây là một điểm thuận lợi cuả công ty.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp (Trang 27 - 64)