Danh sách các trạm hải văn ViệtNam

Một phần của tài liệu Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho việt nam (Trang 44 - 47)

TT Tên trạm Năm bắt đầu quan trắc Ghi chú

1 Cửa Ông 1962 Trạm ven bờ

2 Cô Tô 1960 Trạm Đảo

3 Bãi Cháy 1962 Trạm ven bờ

4 Bạch Long Vỹ 1998 Trạm Đảo 5 Hòn Dáu 1960 Trạm Đảo 6 Sầm Sơn 1998 Trạm ven bờ 7 Hòn Ngư 1961 Trạm Đảo 8 Cồn Cỏ 1981 Trạm Đảo 9 Sơn Trà 1978 Trạm ven bờ

10 Quy Nhơn 1986 Trạm ven bờ, không quan trắc sóng

11 Phú Quý 1986 Trạm Đảo

12 Trường Sa 2002 Trạm Đảo

13 Vũng Tàu 1978 Trạm ven bờ

14 Côn Đảo 1986 Trạm Đảo

15 DK I–7 1992 Giàn nổi

16 Thổ Chu 1995 Trạm Đảo

17 Phú Quốc 1986 Trạm Đảo

Các vệ tinh được sử dụng để quan trắc mực nước từ năm 1993 và quan trắc sóng biển từ năm 2009. Bộ số liệu chuẩn sai mực nước biển và sóng biển của AVISO (Archiving, Validation and Interpretation of the Satellite Oceanographic) được tổ hợp từ các vệ tinh ERS–1/2, Topex/Poseidon (T/P), ENVISAT và Jason–1/2. Số liệu có độ phân giải thời gian là 7 ngày và không gian là 0,25 x 0,25 độ kinh vĩ. Các sai số của phép đo đã được hiệu chỉnh như sự trễ tín hiệu ở tầng đối lưu, tầng điện ly, thủy triều đại dương, áp suất nghịch đảo và sai số do thiết bị.

2.1.3. Số liệu mô hình số độ cao

Dữ liệu được sử dụng để xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập bao gồm nền thông tin địa lý, mô hình số độ cao, bản đồ số địa hình với tỷ lệ tốt nhất và cập nhật đến năm 2020 thuộc nhiều nguồn khác nhau, cụ thể như sau:

+ Nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:10.000 thuộc Dự án thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1:10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

23

+ Nền thông tin địa lý tỷ lệ 1:5.000 khu vực đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh) thuộc Dự án thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1:10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

+ Bản đồ số địa hình (dữ liệu địa hình, hành chính, thủy hệ) tỷ lệ 1:10.000, kích thước ô lưới 5m x 5m, độ chính xác 2,5m - 5m của 19 tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thực hiện năm 2012.

+ Bản đồ số địa hình kích thước ô lưới là 2m x 2m khu vực đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh), do Cục Viễn thám Quốc gia thực hiện năm 2008.

+ Mô hình số độ cao (DEM) tỷ lệ 1:2.000 do dự án bay chụp Lidar tỷ lệ 1:2.000, với kích thước ô lưới 1mx1m, độ chính xác 0,2m-0,4m được cập nhật từ dự án: “Xây dựng mô hình số độ cao độ chính xác cao khu vực đồng bằng và ven biển phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng” do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thực hiện. Trong Kịch bản BĐKH và NBD năm 2016 đã sử dụng 24.022 mảnh bản đồ DEM, trong đó ở khu vực Bắc Bộ: 6.866 mảnh, Trung Bộ: 4.105 mảnh và Nam Bộ: 13.051 mảnh. Đến năm 2020, đã cập nhật 9.547 mảnh (Bắc Bộ: 2.603 mảnh, Nam Bộ 6.944 mảnh).

+ Mô hình số độ cao tỷ lệ 1:2.000, kích thước ô lưới 2mx2m của khu vực thành phố Hồ Chí Minh do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam thực hiện năm 2010.

+ Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2.000 (2.659 mảnh) được thu thập từ dự án “Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 các khu vực đô thị, khu vực công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm”.

Sơ đồ toàn bộ các dữ liệu DEM với các tỷ lệ 1:2.000, từ các nguồn trên được tổng hợp trên toàn quốc đến năm 2020 được trình bày trong Hình 2.2, và với các tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000 riêng cho 3 khu vực Bắc bộ, Trung Bộ, và đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện trên Hình 2.3.

Hình 2.2. Sơ đồ dữ liệu DEM tỷ lệ 1:2.000 cập nhật đến năm 2020 trên toàn quốc

24 (a)

(b)

(c)

Hình 2.3. Sơ đồ dữ liệu DEM tỷ lệ 1:2.000, 1: 5.000, 1:10.000 cập nhật đến năm 2020 cho các khu vực a) Bắc bộ; b) Trung bộ; c) Đồng bằng sông Cửu Long

2.2. Phương pháp cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Phương pháp chi tiết hóa động lực

1) Kết quả tính toán từ các mô hình khí hậu khu vực

Mô hình khí hậu khu vực là những công cụ chính được sử dụng để đánh giá xu thế và mức độ biến đổi của khí hậu tương lai, đặc biệt là các cực đoan khí hậu. Các mô hình được sử dụng trong tính toán cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam gồm sáu mô hình khí hậu khu vực (RCM) được sử dụng: (i) Mô hình clWRF; (ii) Mô hình PRECIS; (iii) Mô hình CCAM của Úc, (iv) Mô hình RegCM của Italia, (v) Mô hình AGCM/MRI của Nhật Bản, (vi) Mô hình RCA3 của Thụy Điển.

Trong kịch bản cập nhật này, phương pháp chi tiết hóa động lực của 6 mô hình khu vực với các đầu vào từ 26 phương án của các mô hình toàn cầu (thuộc dự án CMIP5), trong đó, hầu hết các phương án mô hình đều có đủ dữ liệu đầu vào để mô phỏng khí hậu trong thời kỳ cơ sở và các thời kỳ giữa và cuối thế kỷ theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Thông tin về tên của các mô hình toàn cầu, mô hình khu vực, thời kỳ có số liệu, độ phân giải, miền tính, số mực thẳng đứng được trình bày chi tiết trong

Bảng 2.2. Trong 26 phương án từ các mô hình toàn cầu được chi tiết hoá cho 6 mô hình khu vực trong đó có 16 phương án được kế thừa từ kịch bản 2016 và bổ sung 10 phương án được cung cấp bởi dự án thực nghiệm về Chi tiết hóa khí hậu khu vực, CORDEX SEACLID, (2019).

25

Một phần của tài liệu Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho việt nam (Trang 44 - 47)