Sơ đồ hệ thống hai thanh góp

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống trạm biến áp (Trang 55 - 60)

II. Các dạng sơ đồ đấu nối điện 1.sơ đồ hệ thống một thanh góp

2. Sơ đồ hệ thống hai thanh góp

Sau khi phân tích sự vận hành của sơ đồ hệ thống 1 thanh góp ta thấy có những nhược điểm cơ bản sau:

Khi sửa chữa thanh góp hoặc dao cách ly thanh góp của một mạch nào đó thì tất cả các mạch nối vào thanh góp (hay phân đoạn) đều phải ngừng làm việc trong suốt thời gian sửa chữa.

Khi xảy ra ngắn mạch trên thanh góp thì toàn bộ các mạch đang làm việc sẽ bị mất điện.

Khi sửa chữa máy cắt của một mạch bất kì thì mạch đó bị mất điện trong suốt thời gian sửa chữa.

 Để khắc phục những nhược điểm của hệ thống một thanh góp ta dùng sơ đồ hệ thống hai thanh góp.

Giả thiết bình thường sơ đồ vận hành song song trên 2 thanh góp: máy cắt nối đóng, đường dây D1, D3 và nguồn B1 làm việc trên TG1 còn đường dây D2, D4 và B2 làm việc trên TG2

Thao tác sửa chữa thanh góp TG1:

Để sửa chữa hệ thống thanh góp làm việc ta cần thao tác chuyển tất cả các mạch đang làm việc trên thanh góp này về làm việc trên thanh góp còn lại.

(chuyển toàn bộ các mạch về làm việc trên thanh góp TG2)

 Khóa nguồn thao tác của MCN để tránh cắt nhầm

 Đóng các dao cách ly thanh góp của các mạch đang làm việc trên thanh góp TG1 vào TG2

 Cắt tấtcả các DCL các mạch nối vào TG1

 Cắt MCN và hai DCL hai bên

 Thực hiện biện pháp an toàn để sửa chữa TG1

Thao tác sửa chữa dao cách ly thanh góp CL1

Để sửa chữa dao cách ly thì yêu cầu hai đầu dao cách ly phải không có điện

(chuyển toàn bộ các mạch về làm việc trên thanh góp TG2)

 Khóa nguồn thao tác của MCN để tránh cắt nhầm

 Đóng các dao cách ly thanh góp của các mạch đang làm việc trên thanh góp TG1 vào TG2 (trừ dao cách ly mạch đường dây D1)

 Cắt tấtcả các DCL các mạch nối vào TG1

 Cắt máy cắt MC1 và dao cách ly CL3

 Cắt MCN và hai DCL hai bên

 Thực hiện biện pháp an toàn để sửa chữa TG1

Thao tác khôi phục sự làm việc của các mạch khi sự cố trên một thanh góp Giả sử thanh góp TG1 bị sự cố. các MC của các mạch nối vào TG1 cắt, MCN cắt, TG1 mất điện. phải thao tác chuyển toàn bộ các mạch trước đây làm việc trên TG1 về làm việc trên TG2 theo trình tự:

 Cắt tất cả các máy cắt của các mạch đang làm việc trên TG1 mà bảo vệ role chưa đưa tín hiệu cắt.

 Cắt tất cả các dao cách ly thanh góp nối vào TG1

 Đóng các dao cách ly thanh góp của các mạch vào thanh góp 2

 Đóng các MCĐ của các mạch vào TG2 theo thứ tự nguồn trước, đường dây sau

 Thực hiện các biên pháp an toàn sửa chữa TG1

 Như vậy các đường dây làm việc trển thanh góp 1 chỉ mất điện trong khoảng thời gian thao tác để chuyển nó sang làm việc trên TG2

Nếu như ta cho vận hành trên một thanh góp thì khi ngắn mạch trên thanh góp này toàn bộ sơ đồ sẽ bị mất điện. để tránh điều này xảy ra người ta thực hiện các biện pháp:

 Vận hành song song trên 2 thanh góp (ở TBPP điện áp ≥ 35kV)

 Phân đoạn thanh góp làm việc như hình dưới (sơ đồ này thường gặp ở các nhà máy diện)

Ưu điểm

Có thể lần lượt sửa chữa từng thanh góp một mà vẫn đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải

Có thể sửa chữa lần lượt từng dao cách ly thanh góp của một mạch bất kì thì chỉ có mạch này mất điện

Khôi phục nhanh chóng sự làm việc của sơ đồ khi có ngắn mạch trê thanh góp.

Khi sửa chữa máy cắt của một mạch bất kì thì mạch đó chỉ ngừng làm việc trong thời gian thao tác sơ đồ

Nhược điểm

Dao cách ly phải thao tác lúc cách điện 3. Sơ đồ nối điện đơn giản

Sơ đồ cầu

Sơ đồ này có số máy cắt ít hơn số mạch nhưng độ tin cậy cung cấp điện vẫn cao, được sử dụng tại các trạm có hai đường dây và hai máy biến áp, thực chất là hai bộ đường dây – máy biến áp có liên hệ ngang bằng cầu noío dùng máy cắt điện.

tùy thuộc vào vị trí máy cắt mà ta có 2 loại sơ đồ cầu: sơ đồ cầu trong, sơ đồ cầu ngoài.

Là sơ đồ cầu cú đặt mỏy cắt về phớa đường dõy. Trong sơ đồ này mừi đường dây được bảo vệ bằng một máy cắt riêng còn cao áp máy biến áp không dùng máy cắt mà dung dao cách ly. Ở mạch cầu nối ta đặt máy cắt MC5 ngoài ra còn có cầu dao cáh ly CL5 và CL6 được sử dụng khi sửa chữa MC3, MC3, MC5

 Chế độ làm việc \bình thường thì máy cắt MC5 thường đóng, CL5 và CL6 mở (hoặc một đóng một mở)

 Khi có sự cố hay sửa chữa một đường dây: giả sử cần sửa chữa đường dây D1:

o cắt MC3

o cắt 2 dao cách ly 2 đầu MC3

o thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa đường dây D1

Lúc này các máy biến áp B1 và B2 vẫn làm việc bình thường cung cấp điện cho đường dây 2

 Khi xảy ra sự cố trong máy biến áp B1: MC1,MC3, MC5 cắt ra → đường dây D1 bị mất điện. Để khôi phục lại sự làm việc của đường dây D1 nhân viên vận hành phải cắt dao cách ly CL1 sau đố đón lại máy cắt MC3, MC5 rồi thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa máy biến áp B1

 Khi cần sửa chữa máy biến áp B1: cắt máy cắt MC1 sau đó mở dao cách ly CL1, như vậy CL1 phải cắt dòng không tải của máy biến áp nên ta cần phải kiểm tra khả năng cắt của dao cách ly CL1 theo điều kiện Icdcl Io. Nếu không thỏa mãn thì phải thao tác như sự cố máy biến áp

Trong cả hai sơ đồ cầu cách ly CL5 – CL6 được dùng khi sửa chữa hay kiểm tra bất kì một trong ba máy cắt: MC3, MC4, MC5. ở chế độ vận hành bình thường 2 dao cách ly này: 1 đóng, 1 mở. Muốn sửa chữa máy cắt (MC3):

 Đóng dao cách ly đang mở

 Cắt MC3 cần sửa chữa mở các dao cách ly lắp kèm theo với MC3

 Thực hiên ác biện pháp an toàn để sửa chữa MC3

Lúc này MC4 sẽ bảo vệ cho cả hai đường dây D1 và D2, lúc này nếu ngắn mạch trên đường dây D1 hoặc D2 thì MC2 sẽ cắt làm mất điện toàn bộ

 Muốn sửa chữa MC5:

o đóng dao cách ly CL5, CL6

o mở MC5 và hai dao cách ly hai đầu

o thực hiện các biện pháp an toàn để tiến hành sửa chữa

Lúc này nếu xảy ra ngắn mạch trên bất kì đường dây nào thì cả hai máy cắt MC3 và MC4 đều cắt dẫn đến mất điện toàn bộ

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống trạm biến áp (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w