Phân tích nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên pps (Trang 29 - 31)

Hoạt động tín dụng vừa là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực có tính rủi ro cao. Một trong những nổi lo của những người làm công tác tín dụng đó là nợ quá hạn (NQH).

NQH là khoản cấp tín dụng mà khách hàng không trả đúng hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là vấn đề tất yếu trong quá trình đầu tư tín dụng, bởi lẽ không một tổ chức tín dụng nào dự đoán hoàn toàn chính xác về tất cả các khoản vay của khách hàng. Vì thế, NQH được xem là rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do vậy giảm rủi ro NQH là mục tiêu phấn đấu vươn tới của bất kỳ tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm thể hiện chất lượng tín dụng mà ngân hàng Mỹ Xuyên cũng không ngoại lệ.

Bảng 11: Nợ quá hạn nông nghiệp tại ngân hàng giai đoạn ( 2005 – 2007)

Đvt: triệu đồng 2006/ 2005 2007/2006 Loại NQH 2005 2006 2007 tuyệt đối tương đối(%) tuyệt đối tương đối(%) Dưới 90 ngày 0 18 225 18 207 1150,00 Từ 90 đến 180 ngày 58 91 25 33 56,90 -66 -72,53 Từ 181 đến 360 ngày 62 78 26 16 25,81 -52 -66,67 Trên 360 ngày 0 101 114 101 13 12,87 Tổng NQH nông nghiệp 120 288 390 168 140,00 102 35,42

Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007.

Tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên, NQH nông nghiệp chỉ xảy ra đối với cho vay nông nghiệp và góp nông thôn mùa vụ (không xảy ra ở khoản cho vay bằng quỹ MLF và RDF II). Ngân hàng Mỹ Xuyên phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN như sau:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là nợ còn trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý là nợ quá hạn dưới 90 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn là nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ là nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là nợ quá hạn trên 360 ngày và được đánh giá không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Nhìn vào bảng phân tích cho thấy nợ quá hạn mảng nông nghiệp của ngân hàng đang có xu hướng tăng:

- Năm 2006 NQH nông nghiệp tăng mạnh nhất 168 triệu đồng, tăng 140% so với năm năm 2005. Trong 2 năm này NQH không xuất hiện ở khoản cho vay trung hạn.

- Sang năm 2007 NQH tiếp tục tăng, tăng 102 triệu đồng, tốc độ tăng 35,42% so với năm 2006. Vì dư nợ năm 2007 tăng lên rất cao mà NQH cũng có tăng lên là điều chấp nhận được.

Tình hình nợ quá hạn nông nghiệp cụ thể như sau:

Nhóm 2

NQH tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2007 với giá trị tăng thêm là 207 triệu đồng và chiếm tỉ trọng khá cao trong năm. Trong khi năm 2005 khoản NQH này không có và tăng 18 triệu đồng vào năm 2006. Sở dĩ NQH nhóm này vào năm 2007 chiếm phần lớn vì có thêm NQH của khoản cho vay trung hạn xuất hiện. Theo quyết định 493 /2005 /QĐ –NHNN nguyên nhân phát sinh chủ yếu từ khoản vay cho nông nghiệp do nông dân vay vốn gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh từ 3-6 tháng, và một số nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, giá nông sản, gia súc, gia cầm bị dịch cúm, … làm cho nguồn thu nhập của người dân giảm dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Nhóm 3

Nợ quá hạn có sự thăng trầm qua các năm, năm 2006 nợ quá hạn của nhóm này là 91 triệu đồng, tăng thêm 33 triệu đồng so với năm 2005, với tốc độ tăng là 56,90%. Đến năm 2007 con số này có giảm đến 66 triệu đồng, tốc độ giảm 72,53%. Phần lớn nhóm nợ này cũng từ cho vay sản xuất nông nghiệp. Giá cả thị trường biến động liên tục, làm cho sản xuất kinh doanh bấp bênh, nguồn thu nhập không ổn định, không có khả năng trả nợ.

Nhóm 4

NQH có sự tăng, giảm qua các năm: năm 2006 tăng 16 triệu đồng nhưng đến năm 2007 có tiến triển tốt hơn giảm 52 triệu đồng, tốc độ giảm gần 67%. Nguyên nhân do sự nổ lực cố gắng thu hồi nợ của CBTD.

Nhóm 5

Nợ quá hạn trên 360 ngày tăng liên tục và nhanh nhất vào năm 2006 nợ quá hạn tăng 101 triệu đồng trong khi NQH này vào năm 2005 không xuất hiện. Nhưng đến năm 2007 công tác thu nợ được đẩy mạnh triển khai nhưng số NQH vẫn tiếp tục tăng thêm 13 triệu

Chương 4: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp tại NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên

GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 31 SVTH: Phạm Thị Thúy An

đồng, tốc độ tăng gần 13% so với 2006. Nhìn chung thì dư nợ quá hạn xuất hiện do một số nguyên nhân sau:

- Năm 2006 thì nông – lâm – thủy sản gặp nhiều khó khăn khách quan như: thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh trên lúa, trên gia súc, gia cầm phát triển đột biến so với nhiều năm trước, giá cả nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, một số mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường (thủy sản xuất khẩu gặp nhiều trở ngại trước những sóng gió của thị trường xảy ra bất thường và khắc nghiệt hơn như quy định về tiền đặt cọc, những điều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất thủy sản, chất lượng cá nguyên liệu loại tốt đạt thấp, giá cá luôn biến động giảm, thuế chống bán phá giá... ).

- Đến năm 2007 giá cả vật tư nông nghiệp tăng, còn giá lúa lại lên xuống thất thường tình trạng nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp phải trả lãi suất cho các đại lý vẫn còn nên nông dân phải bán sớm lúa non để trả nợ. Vì thế dẫn đến nông dân không bán được giá cao.

- Tình hình thị trường có nhiều biến động như giá vàng, giá xăng dầu tăng mạnh làm cho giá nông sản, tiêu dùng biến động theo đồng thời tăng chi phí đầu vào của người sản xuất cộng thêm bán không được giá cao nên không trả được nợ vay đúng hạn.

- Một số khách hàng vay không sử dụng đúng mục đích vay vốn hay việc chăn nuôi, trồng trọt với kinh nghiệm còn mỏng nên hiệu quả không đạt.

Tóm lại: phần lớn NQH nông nghiệp của ngân hàng do nguyên nhân khách quan là việc

sản xuất kinh doanh của khách hàng không hiệu quả, mặt khác là nguyên nhân chủ quan do trình độ và năng lực của CBTD trong khâu thẩm định hồ sơ vay vốn (chú ý đến tài sản đảm bảo khi vay mà không chú trọng đến phương án kinh doanh, sản xuất của khách hàng, xác định thời gian trả nợ không khớp với thời gian thu hoạch vụ mùa chăn nuôi, sản xuất của khách hàng vay). Bên cạnh đó công tác kiểm soát mục đích vay vốn của khách hàng chưa thật chặt chẽ nên khó phát hiện được khách hàng nào sử dụng vốn không đúng mục đích vay vốn như trong HĐTD đã thỏa thuận. Trong thời gian sắp đến ngân hàng cần nổ lực hơn nữa để giảm NQH trong dư nợ nông nghiệp nói riêng và NQH của hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên pps (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)