3. Cách thức thực hiện
3.3 Tích hợp hệ thống bảo mật
Sau khi tìm hiểu kiến trúc hệ thống của portal hiện tại và kiến trúc hệ thống của Magnolia CMS, chúng ta nhận thấy rằng để tích hợp hệ thống bảo mật của Magnolia vào hệ thống bảo mật của portal, chúng ta cần phải thực hiện các sửa đổi chủ yếu trên package info.magnolia.cms.security của Magnolia CMS. các package khác của Magnolia CMS cũng cần được sửa đổi, như : info.magnolia.logging, info.magnolia.module.adminInterface, info.magnolia.cms.servlets… Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải sửa đổi các tập tin JSP sử dụng các chức năng của các package vừa nêu và chuẩn hóa các trang JSP theo chuẩn JSR 168.
Tiếp theo, chúng ta sử dụng các APIs được cung cấp bởi các lớp của portal, như : CompanyLocalManagerUtil, UserManagerUtil, PrincipalBean, …để lấy các thông tin người sử dụng được cung cấp bởi họ khi đăng nhập vào portal. Các thông tin này được sử dụng để đăng nhập vào CMS thay vì sử dụng các thông tin đăng nhập được lấy lên từ Repository của Magnolia CMS.
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
Qua đề tài này, chúng tôi có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc phát triển một hệ CMS và tích hợp một thành phần vào một hệ thống thông tin có sẵn.
Ngoài ra, chúng tôi còn có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng các hệ CMS dưới dạng một thành phần hay một ứng dụng độc lập. Các hệ thống này có thể ứng dụng vào các doanh nghiệp hay các tổ chức có nhu cầu, đặc biệt là các toà soạn báo điện tử.
Sau 6 tháng thực tập tại công ty TMA, chúng tôi học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thực tế trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đầy năng động.
Thêm vào đó, chúng tôi có cơ hội nâng cao khả năng nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức nghiên cứu được vào trong thực tế. Chúng tôi hiểu rõ hơn về các mặt mạnh và các giới hạn của việc sử dụng các công cụ mã nguồn mở và miễn phí, như : Linux, Eclipse, JBoss, Lomboz, J2SDK, MySQL, Liferay, Magnolia…
Về cơ bản luận văn đã thực hiện tốt các yêu cầu đề ra ban đầu của công ty .
• Xây dựng thành công hệ CMS dưới dạng một portlet để tích hợp vào portal hiện tại của công ty TMA.
• Tích hợp hệ thống bảo mật của CMS vào hệ thống bảo mật của TMA portal.
• Hệ CMS được xây dựng được sử dụng như làm một nơi chứa nội dung tập trung của các trang web trong các module của hệ thống Intranet. • Hệ CMS được xây dựng dưới dạng một module để có thể dược sử dụng
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
Tuy nhiên do giới hạn về thời gian và hiểu biết, chúng tôi xây dựng hệ thống CMS này vẫn còn một số điểm giới hạn và cần được cải thiện trong các phiên bản tiếp theo.
• Hệ thống CMS lưu trữ dữ liệu trong hệ thống tập tin của hệ điều hành. Điều này tạo nhiều bất tiện khi dữ liệu lưu trữ của hệ thống ngày một tăng lên.
• Chưa có thời gian thử nghiệm module CMS với các module khác trong hệ thống Intranet của Công ty.
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
Như đã trình bày ở trên, module CMS lưu trữ dữ liệu trong hệ thống tập tin của hệ điều hành. Để hệ thống họat động hiệu quả hơn, nó cần được chuyển sang lưu trữ dữ liệu bằng một cơ sở dữ liệu quan hệ.
Hệ thống bảo của module CMS cần được tiếp tục phát triển để có thể tự động cập nhật người sử dụng khi những người sử dụng trong hệ thống Intranet có sự thay đổi.
Hệ thống cần được phát triển thêm chức năng lưu các phiên bản của nội dung (điều này được hỗ trợ mạnh bởi chuẩn JSR 170) giúp cho nội dung các trang web có thể được phục hồi lại các trạng thái trước đó của nó.
Bên cạnh đó, với qui mô ngày càng mở rộng của Công ty, module CMS cần được phát triển thêm các tính năng khác như hỗ trợ chuẩn RSS để giao tiếp với các web site khác.
Ngoài các yêu cầu về xử lý, module CMS còn cần được phát triển để linh động hơn trong việc tạo ra các template cho trang web.
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
Phát triển CMS module cho hệ thống Intranet cuả Công ty TMA
[1] David Nuescheler - Day Software, Content Repository API for Java Technology Specifications 0.16.2, Day Management AG, 25 January 2005 [2] Alejandro Abdelnur - Sun Microsystems, Java portlet Specification v1.0,
Sun Microsystems, 29 August 2003
[3] Steve Holzner, Eclipse Cookbook, O'Reilly, United States of America, 2004 [4] James Rumbaugh, Ivar Jacobson, Grandy Booch, The Unified Modeling
Language Reference Manual, Addison-Wesley, 1998.
[5] Nathan Meyers, Java Programming on Linux, Waite Group, 2000 [6] James Goodwill, Pure JSP: Java Server Pages, SAMS, 2000
[7] Mark Wutka, Special Edition Using Java Server Pages and servlets, QUE, 2000
[8] Jason Hunter and William Crawford, Java servlet Programming, O'Reilly, United States of America, October 1998
[9] Michael Girdley and Kathryn A.Jones, web Programming with Java, Sams.net Publishing, 1996
[10] Le Thanh Nhan – Tuong Minh Association, Technical reports, 2004 - 2005 [11] Nguyen Thanh Giang – Tuong Minh Association, Technical reports, 2004 -
2005
[12] Web site cuả Magnolia CMS, http://www.magnolia.info/en/magnolia.html
[13] Web site mã nguồn mở Java, http://java-source.net