1.4. Đánh giá hiện trạng và các loại lãng phí
1.4.1. Lãng phí tồn kho
Tồn kho tại nhà máy gồm có tồn kho sản phẩm dở dang và tồn kho thành phẩm. Tồn kho thành phẩm bao gồm thành phẩm vừa sản xuất xong được đưa vào kho chờ ngày xuất hàng và thành phẩm được khách hàng trả lại do không đạt yêu cầu.
23
Lượng tồn tại bộ phận chặt là 2100 đôi sau khi nguyên vật liệu được chuyển tới từ kho phụ liệu.
Lượng tồn tại bộ phận lạng là 120 đôi, mỗi lần bộ phận lạng sẽ chỉ xử lý 100 đôi rồi mới chuyển qua bộ phận in ép.
Lượng tồn tại bộ phận đồng bộ là 260 đôi sau khi đã tiến hành in ép. Số lượng tồn kho tăng cao do quá trình sản xuất diễn ra chậm hơn dự kiến, vì vậy khi chưa xử lý kịp lượng đầu vào từ bộ phận in ép, bộ phận đồng bộ đã phải tiếp nhận một lượng khác cần gia công.
Lượng tồn tại bộ phận may là 740 đôi, lượng tồn tại bộ phận gò là 260 đôi và tại bộ phận kiểm tra đóng gói là 50 đôi.
Lượng tồn trong kho thành phẩm sau khi sản xuất xong là 2100 đôi và đang trong quá trình chờ ngày xuất hàng.
Ngoài ra lượng tồn kho còn có thể tăng lên do các sản phẩm bị trả lại, thường do hàng có sự sai lệch về màu sắc, sản phẩm không đạt chất lượng yêu cầu của khách hàng, các sản phẩm này đều được nhập về kho và chờ bộ phận kế hoạch lên lịch sửa chữa và sản xuất bổ sung.
•Hiện trạng
Bảng 1. 5. Số lượng sản phẩm dở dang qua các công đoạn
Công đoạn Tồn (đôi) Thời gian tồn (phút)
Lạng 96 132
In ép 120 164
Đồng bộ 260 357
May 740 1015
24
Hình 1. 8. Biểu đồ biểu diễn số lượng sản phẩm dở dang qua các công đoạn
Biểu đồ chỉ ra lượng tồn và thời gian tồn kho cao nhất ở công đoạn may. Thời gian tồn kho công đoạn may là 1015 phút chiếm đến 12,28% lead time. Số lượng tồn kho là 740 đôi chiếm 50,14% số lượng sản phẩm dở dang. Công ty ABC nên cải tiến công đoạn may bằng các phương pháp kiểm soát hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do lãng phí. Các công đoạn khác tuy vẫn tồn tại tồn kho nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của công ty.
Bảng 1. 6. Số liệu thống kê sản phẩm dở dang tại công đoạn may của mã giày QUEST MID từ tháng 1 đến tháng 3/2020
Tháng Thời gian sản xuất Số lượng tồn (đôi)
1 Từ ngày 6 đến 11 660 Từ ngày 13 đến 18 820 Từ ngày 20 đến 25 820 2 Từ ngày 3 đến 8 625 Từ ngày 17 đến 22 440 3 Từ ngày 9 đến 14 860 Từ ngày 23 đến 28 980
25
Theo bảng số liệu thì thời gian sản xuất là 6 ngày, lượng tồn kho từ tháng 1 tới tháng 3/2020 cao nhất là 980 đôi, chiếm 46,67% tổng số lượng hàng khách hàng đặt. Cần giảm thiểu lãng phí ở công đoạn may, để tối ưu hóa thời gian và chi phí.
•Nguyên nhân
Sản xuất quá mức: Công ty ABC lên kế hoạch sản xuất bị dư thừa do quá chú trọng năng suất sản xuất, tăng năng suất lên cao và thực hiện liên tục dẫn đến lượng giày sản xuất dư ra gây lãng phí không hề nhỏ
Thiếu cân bằng trong quá trình sản xuất: Việc kiểm soát chưa tốt các dòng chảy thông tin và dòng sản sản phẩm dẫn đến tắc nghẽn, tích tụ hàng tồn trước và sau mỗi công đoạn gia công.
Lo ngại không đáp ứng các yêu cầu: Việc nhận nhiều đơn hàng từ các khách hàng khiến ban lãnh đạo công ty ABC quan ngại việc không kịp cung cấp đủ số lượng giày. Phía công ty lo ngại việc lượng tồn kho ít khó đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và phải thuê ngoài.
Công ty sản xuất theo hệ thống đẩy, quá đầu tư vào máy móc khiến thúc đẩy sản xuất các lô hàng lớn và tạo tồn kho không chỉ thành phẩm mà còn trong các công đoạn.
•Nguy cơ
Khi tồn kho không hợp lý sẽ dẫn đến gia tăng các khoản chi trong doanh nghiệp gồm các khoản:
Chi phí đặt hàng: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm: chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp dồng, thông báo qua lại) và các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc vận chuyển hàng đến kho của doanh nghiệp.
Chi phí lưu kho (Chi phí tồn trữ): là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động tồn trữ, gồm:
Chi phí về nhà cửa, kho hàng: Tiền thuê và khấu hao nhà cửa, chi phí cho bảo hiểm nhà kho, kho hàng, chi phí thuê nhà đất.
Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện: Tiền thuê, khấu hao dụng cụ, thiết bị, chi phí năng luợng, chi phí vận hành thiết bị.
26
Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho: Phí tổn cho việc vay muợn vốn; thuế hàng tồn kho; bảo hiểm cho hàng tồn kho.
Chi phí do hàng tồn kho mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được.
Chi phí mua hàng: là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. Thông thuờng chi phí mua hàng không ảnh hưởng dến mô hình tồn kho trừ mô hình khấu trừ theo số lượng.
Chi phí thiếu hàng: là chi phí phản ánh kết quả về kinh tế khi hết hàng trong kho. Việc hết hàng trong kho sẽ dẫn dến 2 truờng hợp: Thứ nhất, bắt khách hàng phải chờ cho tới khi có hàng. Ðiều này có thể làm mất đi thiện chí muốn hợp tác với doanh nghiệp trong tương lai của khách hàng; Thứ hai, nếu không có sẵn hàng thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng. Như vậy, tiền lời bị mất do bán được ít hàng và thiện cảm của khách hàng bị giảm.