Tế xã hội của thủ đô Viêng Chăn

Một phần của tài liệu KL Những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 78)

tế xã hội của thủ đô Viêng Chăn

Một là: phải lựa chọn đúng đối tác nước ngoài và đối tác trong nước:

tránh tình trạng “lạm phát” các khu cơng nghiệp, nâng cao chất lượng quy hoạch chi tiết từng khu công nghiệp, từ đó lựa chọn đối tác nước ngồi cho

phù hợp với yêu cầu của ta chứ không phải bất cứ dự án nào cũng được, chỉ chạy theo số lượng. Cần phải thấy rằng nhà đầu tư nước ngồi có những thế mạnh khác nhau về tài chính, về cơng nghệ hay quản lý…Tuỳ tình hình phát triển cụ thể của thủ đô trong từng giai đoạn mà đặt ra mỗi mục tiêu cụ thể cho từng dự án, ra sức chuẩn bị mọi điều kiện để đạt được mục tiêu ấy, làm chậm mà chắc, coi trọng chất lượng và hiệu quả, không những hiệu quả trước mắt mà cả lâu dài, vì nhiều dự án được cấp phép hoạt động vài chục năm,

Về phía đối tác trong nước, khi chọn các đối tác tham gia liên doanh cũng cần chú ý: chỉ chọn những đối tác có đủ năng lực và phẩm chất, khơng nên chọn những đối tác yếu kém hay chưa có đầy đủ thông tin về họ.

Hai là: Thành lập các tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp

nước ngồi, và tổ chức hoạt động có hiệu quả, đào tạo cán bộ công nhân phải đi đôi với việc bồi dưỡng pháp luật, kỷ luật lao động. trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh của tổ quốc. Cần thấy rõ tính đặc thù của các tổ chức nói trên trong các doanh nghiệp, trong các cơng ty nước ngồi khác với các tổ chức ấy trong các doanh nghiệp nhà nước, từ đó nên xác định mục tiêu chính của việc thành lập và hoạt động của các tổ chức nói trên là đảm bảo cho các doanh nghiệp đó hoạt động theo đúng pháp luật của Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Với mục tiêu ấy nhà đầu tư không những hoan nghênh việc ra đời các tổ chức mà hỗ trợ về kinh phí.

Ba là: cần phải xây dựng kết cấu hạ tầng ngồi khu cơng nghiệp, như

các khu nhà ở của cơng nhân khu vui chơi giải trí, bệnh viện trường học,… đáp ứng nhu cầu của người lao động theo hướng ngày càng hiện đại và tiện ích.

Bốn là: thường xuyên giám sát tình hình chấp hành luật lao động của

các chủ doanh nghiệp. Nhất là các chế độ về lao động tiền lương, và các quyền lợi khác của người lao động nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động. Kịp thời giải quyết các tranh chấp lao động, các vụ việc vi phạm luật lao động gây ảnh hưởng đến dư luận xã hội và môi trường đầu tư.

Năm là: bảo vệ môi trường, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra của

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các doanh nghiệp có vốn FDI trước khi thành lập phải nêu các phương án biện pháp khắc phục chất thải ra môi trường, tăng cường công tấc kiểm tra của các cơ quan Nhà nước đối với việc nhập khẩu công nghệ, nhằm tránh nhập khẩu các công nghệ dây chuyền lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường. Nghiêm khắc xử lý các nhà đầu tư cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường.

Sáu là: tiếp tục chính sách “ trải thảm đỏ ” thu hút nhân tài, khuyến

khích các lao động có tay nghề cao phù hợp với các ngành nghề đang phát triển ở thủ đơ Viêng Chăn thậm trí cả các chun gia nước ngồi.

Cuối cùng, để thực hiện thành cơng các giải pháp nêu trên, phát huy hết tính tích cực và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của FDI trong thực tiễn cũng như tập hợp kiến nghị của các doanh nghiệp, Trung ương cần hỗ trợ một số vấn đề về xây dựng và hồn thiện chính sách, đó là cần đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực như: lộ trình giảm cước các dịch vụ bưu chính viễn thơng, thống nhất các luật đầu tư, xem xét và quy định cụ thể và đồng bộ các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư, và điều chỉnh các loại thuế cho phù hợp.

3.3. Một số kiến nghị về phương hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu KL Những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w