Bên cạnh những ưu điểm, trong Đảng bộ vẫn còn một bộ phận cán bộ. đảng viên có biểu hiện non kém về nhận thức chính trị, ngại nghiên cứu học tập lý luận chính trị, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nên vận dụng trong thực tiễn cịn lúng túng, thiếu tính sáng tạo. quyết đoán. Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tuởng cách mạng, sa sút phẩm chất đạo đức, giảm sút ý chí chiến đấu, thiếu trách nhiệm với cơng việc được giao, biểu hiện: làm việc mang tính cầm chừng, cầu an trong tư tưởng và hoạt động thiếu bản lĩnh chính trị, ngại đấu tranh, thấy đúng khơng dám bảo vệ, thấy sai khơng dám phê phán, sợ khó, sợ khổ, sợ đụng chạm, không làm gương trước quần chúng. Một số cán bộ, đảng viên còn băn khoăn, tâm trạng chưa thật sự yên tâm với chế độ chính sách chưa thỏa đáng, điều kiện làm việc cịn khó khăn.
Hiện nay, sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu, hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế; quản lý nhà nước trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo; y tế; văn hố - thơng tin; thể dục thể thao cịn nhiều bất cập, an ninh trật tự, tội phạm, các tai nạn, tệ nạn còn nhiều diễn biến khá phức tạp; giá cả nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao; tình trạng thiếu việc làm hoặc khơng có việc làm là nỗi lo lắng của nhiều cán bộ, đảng viên, hạn chế việc phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của người đảng viên. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ. đảng viên giàu lên nhanh chóng, khơng minh bạch, gây nên sự băn khoăn, bất bình của cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên nghỉ hưu. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, hách dịch trong giải quyết các thủ tục hành chính vẫn cịn diễn ra, chưa ngăn chặn được một cách cơ bản, gây nên sự thiếu nhiệt tình và tâm huyết trong cơng việc của một số cán bộ, đảng viên.
Đời sống của một bộ phận cơng nhân tuy có được cải thiện, nhưng nhìn chung việc làm, thu nhập của công nhân và người lao động cịn nhiều khó
khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc làm, nhà ở, tiền lương, giá cả leo thang, đời sống vật chất và tinh thần vẫn còn là vấn đề rất bức xúc của giai cấp cơng nhân hiện nay. Một bộ phận cơng nhân ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, chưa ý thức đẩy đủ về giai cấp, sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn hiện nay và trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước.
KẾT LUẬN
Cổ phần hóa có tác dụng lớn trong việc xã hội hóa tư liệu sản xuất trong doanh nghiệp thuộc sở hữu một chủ. Như vậy, các thực thể kinh tế vĩ mô cũng trở nên đa sở hữu như bản thân nền kinh tế vĩ mô, điều này tạo ra sự tương thích nhất định của các giải pháp quản lý vĩ mơ và vi mơ. Cổ phần hóa tạo cho NLĐ có cơ hội thực sự làm chủ doanh nghiệp nếu họ muốn, bằng việc sở hữu cổ phần (hay góp vốn) trong doanh nghiệp. Họ góp phần hình thành nên các lực lượng quản lý doanh nghiệp, quyết định các vấn đề của nó. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cực của người kinh doanh, khơng chỉ đối với các vấn đề của doanh nghiệp mà đối với cả các vấn đề của nền kinh tế - xã hội đất nước.
Những tác động to lớn, mang tính phổ biến của cổ phần hóa là kết quả của các giải pháp cổ phần hóa DNNN mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang tiến hành. Trong bối cảnh Việt Nam, những tác động này của cổ phần hóa cịn phát huy tác dụng lớn hơn, vì thực trạng của DNNN đang đòi hỏi phải được cải cách triệt để, trong lúc nhiệm vụ đặt ra là khơng làm mất đi vai trị chủ đạo của chúng. Nhận thức được đối tượng chính của q trình cổ phần hóa DNNN là NLĐ và việc phải bảo đảm lợi ích chính đáng của họ trong cổ phần hóa, chúng ta phải có những phương án khả thi.
Chúng tôi cho rằng, các nội dung sau đây nên được xem xét để đạt được mục tiêu của q trình cổ phần hóa DNNN:
Trước hết, cần bảo đảm quyền lợi vật chất cho NLĐ trong các doanh nghiệp cổ phần hóa một cách thỏa đáng theo tinh thần: cá nhân nào có đóng góp nhiều cho doanh nghiệp thì được đãi ngộ nhiều, cá nhân nào có đóng góp ít hơn cho doanh nghiệp thì được đãi ngộ ít hơn. Tất cả NLĐ trong DNNN phải có được cơ hội có cổ phần, trở thành chủ sở hữu đích thực của doanh nghiệp.
Thứ hai, NLĐ phải có cơ hội tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp nếu họ muốn. Có thể nói, tuyệt đại đa số NLĐ cần việc làm hơn là những khoản trợ cấp mất việc hoặc những khoản bồi thường cao từ phía doanh nghiệp cổ phần hóa. Điều này đặt ra cho Nhà nước và bản thân DNNN cổ phần hóa một nhiệm vụ quan trọng là xử lý vấn đề việc làm ở mức tối ưu nhất.
Thứ ba, giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho những NLĐ khơng bố trí được việc làm sau khi đã thực hiện các giải pháp tối ưu nhất hoặc những NLĐ khơng có nhu cầu tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
Thứ tư, cần phải tạo ra được cơ chế bảo vệ quyền lợi của những NLĐ tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa.