V. Ý nghĩa của phát triển du lịch
1. Ý nghĩa về kinh tế
1.1. Mang lại ngoại tệ cho đất nước
Khác với việc xuất khẩu hàng hóa thông thường là đưa hàng hóa ra nước ngoài để thu ngoại tệ về, xuất khẩu du lịch lại thu ngoại tệ từ việc khách trả tiền cho các hoạt động của mình khi họ đến du lịch tại nước sở tại.
Khách từ nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam được xem như là hoạt động xuất khẩu du lịch, nghĩa là khi một người có thu nhập từ nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam đồng nghĩa với việc luồng ngoại tệ đã chảy vào Việt Nam, hoạt động tiêu tiền (dùng tiền để mua hàng hóa trong nước) của khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam chính là hoạt động xuất khẩu du lịch của Việt Nam. Khi khách du lịch đến Việt Nam càng nhiều thì dòng ngoại tệ đổ vào Việt Nam cũng sẽ tăng lên góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia.
Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đồng nghĩa Việt Nam phải bán hàng ra nước ngoài (hàng phải được vận chuyển sang nước khác).
Luồng hàng hóa
Luồng chi trả
Sơ đồ 1.3. Việt Nam xuất khẩu hàng hóa
33
Trong khi đó Việt Nam xuất khẩu du lịch thì không phải vậy (hàng không cần vận chuyển sang nước khác) mà khách du lịch sẽ tự đến để thưởng thức, để chiêm
ngưỡng thiên nhiên, văn hóa... (nghiên cứu kỹ ở mục 1.2 tiếp theo)
Luồng khách du lịch
Luồng ngoại tệ
Sơ đồ 1.4. Việt Nam xuất khẩu du lịch
Trên quan điểm xem du lịch là hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia, ý nghĩa kinh tế của du lịch được xem xét trên hai mặt: sự ảnh hưởng của du lịch đến cán cân thanh toán quốc tế và sự góp phần làm tăng GNP của đất nước.
Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch có ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thanh toán quốc tế của nhiều quốc gia. Trong xuất nhập khẩu du lịch, một điều cần lưu ý ở nước ta cũng như những nước kém phát triển khác, do nhu cầu bù đắp thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, nên chính quyền một mặt kích thích xuất khẩu du lịch (tạo khả năng thu hút khách du lịch quốc tế), mặt khác hạn chế cư dân nước mình đi du lịch ở nước ngoài.
Ngoài ra, sự gia tăng xuất khẩu du lịch, bên cạnh việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, sẽ đồng thời làm tăng tổng sản phẩm quốc dân của đất nước.
Thật vậy Y = C + P + G + (X – M) tổng sản phẩm quốc dân (GNP) chi tiêu của người tiêu dùng giá trị đầu tư
chi tiêu của chính phủ
xuất khẩu (giá trị hàng xuất khẩu) nhập khẩu (giá trị hàng nhập khẩu)
Và như thế, Y tăng khi X tăng và Y giảm khi M tăng.
Nếu du lịch quốc tế đến (xuất khẩu du lịch) mang lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế đồng thời làm tăng tổng sản phẩm quốc dân
34
cho đất nước. Du lịch (nói chung) góp phần làm tăng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) cho nền kinh tế quốc dân. Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... của đất nước.
Tổng giá trị đóng góp của du lịch vào GDP của quốc gia gồm:
Đóng góp trực tiếp (1) + Đóng góp gián tiếp (2) + Đóng góp phát sinh (3).
Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu (trên phạm vi quốc gia) của khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dưỡng); chi tiêu của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như công trình văn hóa (bảo tàng) hoặc các khu vui chơi giải trí (công viên quốc gia); thu nhập của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không, đường thủy,..), dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Trừ chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch.
Đóng góp gián tiếp: Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch; chi tiêu công của chính phủ; chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch.
Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lượng
lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc, gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, khách sạn...
Theo công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, giá trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt Nam tăng 5,3% năm 2012 và sẽ tăng bình quân 6,0% tới năm 2022.