LOẠI CÂU 4 ĐIỂM (6 CÂU)

Một phần của tài liệu BÀI TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 40 - 45)

Câu 1. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam. Hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào? (4 điểm)

Trả lời:

*Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam:

- Phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính trị. Khái quát mục tiêu về kinh tế của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hồ Chí Minh xác đinh: Đây phải là nền kinh tế phát triển cao “ với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến”, là “một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể”. Mục tiêu này phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu về chính trị vì “ Chế độ kinh tế và xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển.”

*Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa , Đảng và Nhà nước Việt Nam đã vận dụng tốt quan điểm của Hồ Chí Minh:

- Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN phù hợp với điều kiện mới của đất nước và tình hình thế giới.

- Xác định rõ hơn về vai trò và định hướng các thành phần kinh tế; tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp.

- Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của kinh tế tập thể,kinh tế hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường

-

Câu 2. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước thượng tôn pháp luật. Theo anh (chị), để nhân dân hiểu, thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật Nhà nước Việt Nam cần làm gì

Trả lời:

* Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước thượng tôn pháp luật:

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước quản lí bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng quan trọng nhất là quản lí bằng Hiến pháp và bằng pháp luật nói chung.

+ Làm tốt công tác lập pháp.

+ Đưa pháp luật vào trong cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành và có cơ chế giám sát việc thi hành pháp luật..

+ Hồ Chí Minh luôn nêu cao tính nghiêm minh của pháp luật.

+ Người cũng luôn luôn khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Nhà nước, giám sát quá trình Nhà nước thực thi pháp luật, đồng thời không ngừng nhắc nhỏ cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp.

* Để nhân dân hiểu, thực hiện theo Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước Việt Nam cần:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật , nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý cho mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tính năng động, sáng tạo của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp vào việc thiết lập kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, tạo thói quen “sống, làm việc theo pháp luật” trong toàn xã hội là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

- Người thực thi pháp luật phải thực sự công tâm và nghiêm minh, đảm bảo cho luật pháp trở thành cán cân công lí đối với mọi người, không có trường hợp ngoại lệ

- Pháp luật ban hành ra phải phản ánh trên tất cả các khía cạnh, lĩnh vực, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Câu 3. Trong giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh có đoạn trích: “Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm… Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến… tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám” Anh (chị) hiểu thế nào là tham ô, lãng phí, quan liêu? Những kiến nghị của anh (chị) để đẩy lùi tham ô, lãng phí, quan liêu? (4 điểm)

Trả lời:

* Tham ô, lãng phí, quan liêu:

- Tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản công của cơ quan, tổ chức Nhà nước thành tài sản riêng của mình và do mình quản lý riêng, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

- Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả.

- Quan liêu là từ ngữ chỉ những người, những cơ quan lãnh đạo từ trên xuống dưới, xa rời thực tế, việc gì cũng không sâu, chỉ đại khái. Đối với công việc thì trọng hình thức, chỉ biết khai hội, xem báo cáo trên giấy, không kiểm tra đến nơi đến chốn.

41

=> Nạn tham ô, lãng phí, quan liêu là điều xấu xa, đi ngược lại mục tiêu của xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng; nó là "cái ung nhọt" mà chúng ta cần phải gạt bỏ bằng sự quyết tâm chính trị và công khai, dân chủ để tạo sự đồng thuận cao, làm cho xã hội ngày càng phát triển tốt hơn.

* Kiến nghị của bản thân để đẩy lùi tham ô,lãng phí, quan liêu:

- Giữ vững nền tảng tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng giai đoạn

- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện đạo đức tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham ô,lãng phí, quan liêu.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham ô,lãng phí, quan liêu .

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. - Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm soát quyền lực để phòng, chống

tham ô, lãng phí, quan liêu.

- Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham ô, lãng phí, quan liêu, nhất là ở các địa phương, cơ sở.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

Câu 4. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo anh (chị), Đảng và Nhà nước Việt Nam cần làm gì góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo cho đất nước có đủ sức mạnh để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới? (4 điểm)

Trả lời:

* Các điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc:

- Một là, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc( được hình thành trong quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc): Truyền thống đó là giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cuar mỗi con người Việt Nam; là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tại địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.

- Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người: Trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu,...; cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi người, có vậy mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.

- Phải có niềm tin vào nhân dân: Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao trong cuộc sống. Dân là chỗ dựa vững chắc đồng thời cũng là nguồn sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc, quyết định thắng lợi của cách mạng.

* Đảng và Nhà nước Việt Nam cần thực hiện tốt 1 số giải pháp sau để góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc , đảm bảo cho đất nước có đủ sức mạnh để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới:

- Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, ngành, lực lượng nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay

- Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Ba là, giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và toàn xã hội.

- Bốn là, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Năm là, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 5. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng: “Trung với nước, hiếu với dân”. Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì? (4 điểm)

Trả lời:

* Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng: “Trung với nước, hiếu với dân”:

- Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác

- Tư tưởng “ trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nước ở đây là của dân , còn dân là chủ nhân của đất nước.

- Theo Hồ Chí Minh, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, Đảng và Chính phủ là “đầy tớ nhân dân” chứ không phải “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”.

- Hồ Chí Minh cho rằng trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Trung với nước là phải yêu nước, gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp Cách mạng, với con đường đi lên của đất nước, suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng , phải làm cho “ dân giàu, nước mạnh”. Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, thân dân,

43

học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc, “ Phải hết lòn phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân” * Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải:

- Học tập và làm theo tấm gương gương đạo đức Hồ Chí Minh:

+ Một là, học trung với nước, hiếu với dân suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người

+ Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường

+ Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng , hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người

+ Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống

- Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh:

+ Phong cách tư duy: nét đặc sắc nhất của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo.

+ Phong cách làm việc: bao gồm tác phong quần chúng, tác phong tập thể-dân chủ, tác phong khoa học

+ Phong cách diễn đạt: xác định rõ chủ đề, đối tượng, mục đích của việc nói và viết; diễn đạt chân thực, ngắn gọn; trong sáng, giản dị, dễ hiểu

+ Phong cách ứng xử: ứng xử văn hóa, tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động, linh hoạt, lại vừa ần cần, tế nhị; yêu thương, quý mến, trân trọng con người. + Phong cách sinh hoạt giản dị, thanh đạm, thanh cao; cách sống chừng mực, điều

độ, ngăn nắp; yêu lao động, quý trọng thời gian, chẳng ham muốn danh lợi cho riêng mình; tình yêu thương con người hòa quyện với tình yêu thiên nhiên.

Câu 6. Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “... Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh phải lâu dài và gian khổ. Cần có người cách mạng là vì còn có kẻ địch

chống lại cách mạng. Kẻ địch gồm có ba loại. Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngǎn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài. Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy. Nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia”. Anh (chị) chỉ ra ba kẻ địch được Hồ Chí Minh nhắc đến trong đoạn trích trên? Trong giai đoạn hiện nay, theo anh (chị), kẻ thù nào là nguy hiểm nhất

đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Giải thích vì sao và nêu biện pháp phòng, chống? (4 điểm)-46

Trả lời:

* 3 kẻ địch được Hồ Chí Minh nhắc đến trong đoạn trích là: - Một là, chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc

- Hai là, thói quen và truyền thống lạc hậu - Ba là, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản

* Trong giai đoạn hiện nay, theo em kẻ địch nguy hiểm nhất đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là chủ nghĩa cá nhân. Bởi vì chủ nghĩa cá nhân là đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: Quan liêu, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí... Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân, từ đó là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hoá Đảng. * Biện pháp phòng chống chủ nghĩa cá nhân:

- Một là, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn học tập để nâng cao và thấm nhuần đạo đức cách mạng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận đối với mỗi đảng viên

Một phần của tài liệu BÀI TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)