- Các bài học theo mạch kiến thức từ, câu có thể chia thành 2 kiểu
Ví dụ “Hãy viết một câu có dùng tính từ nói về một người bạn hoặc người thân của em”,
Để chuẩn bị dạy một kiến thức lí thuyết về từ và câu, chúng ta cần đặt khái niệm cần dạy trong hệ thống chương trình để thấy rõ vị trí của nó, đồng thời phải nắm chắc nội dung khái niệm, nghĩa là những dấu hiệu bản chất của nó. Đặc biệt, do tính chất thực vị trí của nó, đồng thời phải nắm chắc nội dung khái niệm, nghĩa là những dấu hiệu bản chất của nó. Đặc biệt, do tính chất thực hành cũng như để phù hợp với đối tượng học sinh nhỏ, nhiều khi nội dung khái niệm ngữ pháp ở Tiểu học không hoàn toàn trùng với cách trình bày khái niệm của khoa học tương ứng - Ngôn ngữ học. Chúng ta phải thấy rõ tính «mức độ» này khi tìm hiểu nội dung khái niệm.
Sau khi đã xác định vị trí nội dung kiến thức và kĩ năng cần cung cấp cho học sinh, GV cần nắm được các bước lên lớp. Chúng ta cùng làm rõ cách dạy bài lí thuyết về từ, câu qua ví dụ sau: Chúng ta cùng làm rõ cách dạy bài lí thuyết về từ, câu qua ví dụ sau:
Trước hết ta xem xét cách trình bày những nội dung này của SGK để thấy dụng ý của các tác giả sách và các biện pháp dạy học cần chọn khi tổ chức quá trình dạy học. Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy là kết quả của một cách phân loại từ - phân loại học cần chọn khi tổ chức quá trình dạy học. Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy là kết quả của một cách phân loại từ - phân loại theo cấu tạo. SGK quan niệm «Tiếng cấu tạo nên từ. Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn.Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức».
“Có hai cách chính để tạo từ phức là:
1/ Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. M: tình thương, thương mến...
2/ Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy. M: săn sóc, khéo léo, luôn luôn” (SGK Tiếng Việt 4 Tập 1 - trang 39)
Bước đầu tiên của giờ học là bước nhận xét, thực chất là phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu hiệu của khái niệm từ ghép, từ láy. Nếu cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép.
Phần Ghi nhớ không trình bày như một kết quả có sẵn mà GV chỉ đưa ra thuật ngữ và bằng phương pháp đàm thoại, gợi mở, tiếp tục hướng dẫn HS chuyển những kết quả phân tích ở phần Nhận xét thành những dấu hiệu cần ghi nhớ về từ ghép và từ láy.