7. Cấu trúc khóa luận
2.2. Những điểm tích cực và hạn chế của tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị ở Việt Nam
trị ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
2.2.1. Tính tích cực trong tư tưởng cải cách kinh tế chính trị cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX XIX – đầu thế kỉ XX
Đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp, trong xã hội triều đình nhà Nguyễn xuất hiện hai tư tưởng: canh tân và kháng chiến. Trong đó, tư tưởng canh tân xuất hiện trước khi thực dân Pháp nổ súng và ngày phát triển, trở thành một dòng canh tân nửa cuối thế kỉ XIX. Khi nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp diễn ra gay gắt, nền kinh tế đất nước ngày càng bộc lộ rõ sự yếu kém thì dòng canh tân đất nước xuất hiện như một điều tất yếu với những tư tưởng cải cách trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục...
Sự chuyển biến trong tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam đã bắt đầu hình thành từ đầu thế kỉ XIX với những đề nghị chấn hưng đất nước qua việc Nguyễn Công Trứ mộ dân, tiến hành khai hoang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Tuy nhiên, phải đến nửa sau thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam thì đất nước mới rơi vào khủng hoảng toàn diện... những đề nghị canh tân mới xuất hiện đồng loạt.
Các đề nghị cải cách về kinh tế, chính trị ở Việt Nam vào cuối thế kỉ thứ XIX được đưa ra trên cơ sở sự phê phán đối với chế độ phong kiến và sự
tiếp thu, học tập tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc, Nhật Bản.
Các tư tưởng canh tân giai đoạn này xuất hiện nhiều là do sự kết hợp giữa các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan là cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự tiếp xúc với văn hóa, văn minh phương Tây, để từ đó nhận thức một cách trung thực và sâu sắc những điểm yếu của đất nước. Nhân tố chủ quan là chủ nghĩa yêu nước dân tộc và năng lực tư duy xuất sắc của các sĩ phu, quan lại yêu nước. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân một bộ phận sĩ phu quan lại, trí thức xuất thân từ dòng dõi Nho gia đã mạnh dạn đề nghị với triều đình những cải cách, canh tân của họ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, giáo dục, áp dụng khoa học kỹ thuật,… và những cải cách đó đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Tiến hành cải cách là yêu cầu cấp thiết để đưa đất nước phát triển.
Những tư tưởng canh tân đất nước của họ đều nhằm tấn công vào sự lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến, họ đều mong muốn củng cố bộ máy chính quyền nhà Nguyễn, mong muốn canh tân đất nước.
Các nhà cải cách, canh tân như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện họ đều được ra nước ngoài chứng kiến tận mắt sự phát triển của phương Tây hoặc tiếp cận với sách báo nước ngoài. Nhưng Nguyễn Lộ Trạch ông không có dịp đi công cán ra nước ngoài nhưng ông có dịp gần gũi, gặp gỡ Phạm Phú Thứ, được tiếp cận với sách báo và đọc cả điều trần của Nguyễn Trường Tộ và muốn cải cách để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Tuy các nhà cải cách có những tư tưởng khác nhau, họ đưa ra những đề nghị cải cách ở các lĩnh vực với mức độ khác nhau nhưng tựu chung lại thì những đề nghị cải cách, canh tân đất nước của họ đều nhằm vào chế độ phong kiến. Tuy nhiên họ không muốn lật đổ chế độ phong kiến mà muốn cải cách hệ thống triều đình, quan lại; muốn đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, trì
trệ để phát triển. Muốn cho nước nhà giàu mạnh và có thể đương đầu chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Những điều trần, kiến nghị đổi mới đất nước nhằm từ lực từ cường dân tộc của Nguyễn Tư Giản, Bùi Viện, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ đã tạo thành dòng yêu nước theo xu hướng canh tân ở nước ta từ nửa sau thế kỉ XIX. Từ khi Phạm Phú Thứ dâng sớ phê phán Tự Đức lơi lỏng việc triều chính (năm 1850) đến thời điểm Nguyễn Lộ Trạch dâng bài Thiên hạ đại thế luận (năm 1892), các nhà canh tân đã dâng lên triều đình hàng trăm đề xuất, kiến nghị với mục đích phát triển đất nước chống lại kẻ thù xâm lược. Những đề nghị đổi mới đó có tác dụng nhất định vào tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn.
Những cải cách canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX được bộ phận sỹ phu quan lại trí thức đề nghị với triều đình để vùi lấp những lỗ hỏng của đất nước lúc bấy giờ nhưng đều bị triều đình nhà Nguyễn khước từ, vì họ không muốn thay đổi đất nước, muốn bảo vệ đặc quyền đặc lợi vì lợi ích của dòng họ và do tư tưởng bảo thủ không nhận thức được sự thay đổi của thời thế. Nhưng những cải cách này đã tác động phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, tác động đến cách nghĩ của một bộ phận quan lại triều đình. Đã tấn công đến hệ tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở đến bước tiến của dân tộc. Bên cạnh đó, góp phần vào sự chuẩn bị cho phong trào duy tân vào đầu thế kỉ XX.
Hệ tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX của các nhà cải cách đã phản ánh trình độ tư duy mới của người Việt Nam, chứng tỏ người Việt Nam đã có sự nhìn nhận chính xác về thực tế lúc đó. Đó là một sự phản ứng tích cực và đầy trí tuệ của dân tộc trước một thế giới nhiều biến động. Việc đánh giá đúng thực tế và sự đổi mới tư duy của các nhà cải cách ở cuối thế kỉ XIX còn để lại nhiều bài học cho công cuộc xây dựng đất nước sau này.
Các điều trần, kiến nghị canh tân đất nước nửa cuối thế kỉ XIX đã bắt đầu hướng đến mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nó chỉ được thực hiện
trong phạm vi nhỏ, và một số còn hạn chế nhưng nó chính là tiền đề cần thiết để hình thành trào lưu duy tân mới đầu thế kỉ XX.
2.2.2. Những hạn chế mang yếu tố thời đại của tư tưởng cải cách kinh tế - chính trị ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Các đề nghị canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX khá đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, các chương trình canh tân cũng khá khả thi, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nhưng bên cạnh đó có những đề nghị không hợp với bối cảnh đất nước cũng như khả năng thực hiện của những đề nghị đó. Trong hệ thống tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ, ông chưa đưa ra vấn đề cải cách thể chế chính trị. Vì trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ của xã hội Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX vẫn là chế độ quân chủ chuyên chế bảo thủ, lạc hậu thì những tư tưởng canh tân khó có thể thực hiện được. Nhưng Nguyễn Trường Tộ đã không đề cập đến việc phải thủ tiêu tính chất quan liêu nặng nề trong triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
Một trong những điểm mà Nguyễn Trường Tộ và các nhà tư tưởng canh tân đất nước vẫn bị mắc phải đó là tầm nhìn hạn chế trong cải cách, duy tân của mình, họ vẫn cổ vũ cho việc duy trì và củng cố cho trật tự xã hội lúc đó. Điều đó xuất phát từ một số nguyên nhân như: khi động vào quyền lực của giai cấp thống trị là rất nguy hiểm cho những người đề xướng cải cách, do họ vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ tư tưởng Nho giáo và do lúc bấy giờ thực dân Pháp xâm lược, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam rất rối loạn, hỗn độn.
Tháng 9 năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã dâng sớ lên triều đình Bài
Tế cấp luận và cho rằng nếu được thực hiện trăm năm cũng chưa hết vậy mà bẩy tám năm nay chưa thấy thực hành tí nào. Nhưng thực tế năm 1871 ở triều Nguyễn khó có thể thực thi được đề nghị của Nguyễn Trường Tộ do tình hình lúc đó: đất nước bị thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì, nhà nước Việt Nam phong kiến dưới triều vua Tự Đức ngày càng trở nên rối ren, phức tạp. Đất
nước rơi vào tình trạng bạo loạn cùng với những âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp đang chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.
Như vậy, trong bối cảnh đất nước cuối thể kỉ XIX thực dân Pháp tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để thôn tính Việt Nam thì vua quan triều đình nhà Nguyễn khó có thể thực thi được những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ nhất là trong những năm 1871- 1872 tình hình hỗn loạn như chưa từng xảy ra ở triều Nguyễn. Đặc biệt khi triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp hai hiệp ước Nhâm Tuất 1862 và Hiệp ước Giáp Tuất 1874 thì những kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ không thể thực hiện được do thiếu cơ sở thực tế. Nguyễn Trường Tộ còn kiến nghị đào kênh từ Hải Dương đến Huế để phát triển thương nghiệp. Khoảng cách từ Hải Dương đến Huế thời bấy giờ khoảng gần 800km. Với trình độ kỹ thuật và ngân sách của nhà Nguyễn lúc bấy giờ thì việc đào một con kênh như vậy là hơi quá so với sức lực thực tế. Thậm chí nếu xây dựng cũng có thể làm suy yếu nội lực đất nước. Giống như đề xuất xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Hới cũng hoàn toàn không phù hợp với thực tế, vượt ra khỏi năng lực của triều đình nhà Nguyễn.
Hay đề nghị xây dựng Thanh Hóa thành kinh đô phía Bắc của Nguyễn Lộ Trạch trong Thời vụ sách, có nội dung đề nghị đáng chú ý là “dời đô về nơi hiểm yếu”. Nơi đó theo Nguyễn Lộ Trạch chính là Thanh Hóa, nhưng cũng do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ không thể thực hiện được.
Ở Xiêm, tuy canh tân đất nước diễn ra trong cùng một thời điểm khi mà chủ nghĩa thực dân phương Tây đang có nhu cầu mở rộng ảnh hưởng, tìm kiếm thị trường. Nhưng ở vào hoàn cảnh trong nước khác nhau, khi Xiêm, nhà nước trung ương tập quyền đã được xây dựng và củng cố giữa thế kỷ XVIII thì quá trình này ở Việt Nam hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX. Những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Xiêm vào thế kỷ XIX có nhiều thuận lợi để phát triển xu hướng cải cách. Trong nền kinh tế của cả hai nước đều lấy nông nghiệp làm cơ sở phát triển nhưng yếu tố hàng hóa, thị trường ở
Xiêm phát triển so với ở Việt Nam. Còn ở Nhật Bản, trước khi người phương Tây đến ở nước này đã có một nền công thương nghiệp khá phát triển, gắn liền với xuất cảng hàng hóa và có một đội ngũ thương nhân giàu có. Hơn nữa, ở Xiêm và Nhật Bản thì tầng lớp tiến hành cải cách đất nước là vua – người đứng đầu nhà nước do đó tạo được nguồn sức mạnh ủng hộ từ nhân dân để đi đến thành công. Ở Việt Nam, lực lượng cải cách ít về số lượng lại do một bộ phận thực hiện, ít được sự ủng hộ của nhân dân.
Tóm lại, hầu hết các nhà cải cách, canh tân đất nước đều xuất phát từ mục đích đưa đất nước phát triển, nhưng cũng có những đề nghị cải cách chưa phù hợp với bối cảnh lịch sử, có kiến nghị còn thiếu tính thực tế, chưa xuất phát từ cơ sở xã hội bên trong và còn mang tính chủ quan.