Những quan niệm mới về chiến tranh

Một phần của tài liệu Đổi mới truyện ngắn qua tiểu truyện ngắn đoạt giải cao 1986 2016 (Trang 37)

2.1.2 .Chiến tranh và khuynh hƣớng sử thi, cảm hứng lãng mạn

2.2. Những quan niệm mới về chiến tranh và ngƣời lính trong Tuyển truyện ngắn

2.2.1. Những quan niệm mới về chiến tranh

2.2.1.1.Chiến tranh không còn là đối tượng phản ánh trung tâm của văn học

Sự khác biệt đầu tiên so với những quan niệm thời trƣớc chính là từ năm 1986 trở đi, chiến tranh không còn là đối tƣợng phản ánh trung tâm của văn học nữa. Nếu trƣớc đó đề tài chiến tranh đƣợc các tác giả văn xuôi tập trung khai thác nhƣ một vấn đề chung của toàn dân tộc với khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn, từ đó làm nổi bật lên những ngƣời anh hùng thời chiến; thì các tác giả xuất hiện trong Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986 - 2016 lại đặt con ngƣời - đặc biệt là ngƣời lính thời hậu chiến và ngƣời phụ nữ - lên làm đối tƣợng trung tâm. Họ không bằng lòng với cái hiện thực đƣợc lí tƣởng hóa một chiều, họ xác định “không chỉ nói đến thắng lợi mà còn cần nói đến tổn thất, hi sinh, không chỉ nói đến niềm vui mà còn nói đến nỗi đau khổ do quân thù gây nên.” [76; tr 96]. Chiến tranh chỉ còn là cái cớ, là nguyên nhân, là một nguồn ảnh hƣởng sâu sắc để những nhân vật ấy bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, hành động của mình; đồng thời qua đó, ngƣời đọc biết đến một khía cạnh khác của chiến tranh.

Trong bài viết “Đổi mới cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết chiến tranh

(qua một số tác phẩm từ 2000 đến nay)”, Lê Hƣơng Thủy có nhận xét: Sau chiến

tranh, với một độ lùi thời gian cần thiết, nhiều nhà văn đã có ý thức về việc đổi mới cách nhìn về chiến tranh: cảm hứng sử thi nhạt dần và thay vào đó là cảm hứng nhận thức lại hiện thực, viết về chiến tranh từ những cảm nghiệm cá nhân, nhiều tác phẩm đã hƣớng đến việc thể hiện tính nhân loại phổ quát, khắc họa nỗi đau của những con ngƣời bị cuốn vào dòng xoáy của cuộc chiến tranh, những mất mát đau

thƣơng của những con ngƣời ở cả hai bên chiến tuyến. [56]. Điều này hợp lý ngay cả với truyện ngắn - một dòng chảy riêng lẻ cũng đang đổi mới và hƣớng tới những lối đi riêng. Trong các sáng tác từ sau năm 1986, các tác giả không mô tả chiến tranh qua các trận đấu kinh thiên động địa, những cuộc đánh giáp lá cà, nổ súng, tránh bom hay các “thằng giặc Mỹ”. Chỉ có duy nhất một truyện ngắn Âm thanh của

ký ức (Doãn Dũng, giải Nhì, 2013-2014) có tái hiện lại cuộc chiến khốc liệt đó

thông qua một vở kịch mang tên “Những vòng đồng ký ức”. Thay vào đó, các truyện ngắn tập trung khai thác con ngƣời ở những chỗ đứng khác nhau trong xã hội: Từ những ngƣời lính bên này chiến tuyến, những cô dân quân, quân nhân, những ngƣời vợ chờ chồng, những ngƣời mẹ chờ con, cho đến những ngƣời lính phía bên kia trận chiến, lính Mỹ, những cô gái sống tại xóm sở Mỹ, những ngƣời làm trong quán bar,… Chiến tranh chỉ còn là một bối cảnh khác thƣờng mà những con ngƣời kia đang phải sinh sống trong đó, xoay sở với mọi biến động mà bối cảnh đó tạo ra. Đúng nhƣ nhà phê bình Hồng Diệu nhận xét: Các nhà văn “viết về thân phận con ngƣời trong cuộc chiến, còn các sự kiện thì hãy dành phần cho các nhà sử học và các nhà quân sự.” [82; tr 673].

Chính nhờ mở rộng, đa dạng hóa việc khai thác đối tƣợng đó, những truyện ngắn sau 1986 cũng mang theo nhiều quan điểm, cách nhìn mới về chiến tranh. Chiến tranh trong mắt ngƣời lính đang chiến đấu khác với chiến tranh trong mắt một ngƣời đã xuất ngũ, chiến tranh trong mắt ngƣời vợ chờ chồng cũng khác hoàn toàn với chiến tranh trong mắt những cô gái sinh sống tại xóm sở Mỹ, chiến tranh trong mắt lính Việt Cộng khác xa chiến tranh trong mắt lính Mỹ hay lính biệt động Sài Gòn. Ngoài ra, vấn đề chiến tranh không hề đƣợc mô tả trực tiếp trong hệ tọa độ ở đây - bây giờ, mà chỉ đƣợc phản chiếu thông qua tấm gƣơng ký ức của các nhân vật. Điều này cũng làm nên sự khác biệt trong cái nhìn về chiến tranh. Chọn góc nhìn từ hồi ức, tức là tác giả đã để các nhân vật của mình bƣớc ra ngoài cuộc chiến để nhìn nhận, hoặc trong một vài trƣờng hợp, để nhân vật bị quá khứ ám ảnh lên tiếng. Chiến tranh đƣợc nhìn từ hồi ức với tất cả mọi mặt tích cực - tiêu cực của nó, có thể coi là một sự tri ân từ ngƣời viết. “Một món nợ chƣa trả và không thể nào quên. Viết về chiến

tranh... mấy tiếng ấy không chỉ đơn thuần là chuyện một đề tài văn chƣơng, mà còn có gì đây? Có máu thịt của mình. Kẻ sống và ngƣời chết, có kỉ niệm, tình đồng đội, đồng chí mình. Có cuộc đời mình và cuộc đời dân tộc.” [11; tr 50].

Năm 1975, chiến tranh kết thúc. Ngƣời dân bắt đầu đi vào công cuộc kiến thiết đất nƣớc. Tất cả đều phải quay trở lại cuộc sống bình thƣờng, lăn lộn với công việc, với miếng cơm manh áo hàng ngày. Nhƣng không phải ai cũng quen ngay đƣợc với guồng quay bình thƣờng này. Chính trong bối cảnh sau chiến tranh ấy, nhận thức của con ngƣời có những thay đổi lớn. Chuyển giao từ chiến tranh - hòa bình là nút chuyển giao quan trọng của đất nƣớc, nhƣng cũng là nút chuyển giao đầy bất trắc, ám ảnh đối với những ai từng trực tiếp tham chiến. Chiến tranh kéo dài quá lâu đã khiến thói quen của ngƣời lính thay đổi, đồng thời đất nƣớc hòa bình cũng khiến họ trở nên nhàn rỗi hơn, đi kèm với mặt tiêu cực là khiến ngƣời lính trở nên vô dụng. Đến năm 1986, sau khi ban hành chính sách Đổi mới, các nhà văn, nhà thơ đƣợc tự do hơn trong phạm vi đề tài, đồng thời bản thân nhận thức của mỗi ngƣời đã bắt đầu thay đổi. Các sáng tác về đề tài hậu chiến bắt đầu đƣợc ra mắt trƣớc công chúng, đi sâu vào tìm hiểu tâm lý và cuộc sống của con ngƣời trong và sau chiến tranh, qua đó thể hiện quan niệm, góc nhìn mới mẻ về cuộc chiến.

2.2.1.2.Chiến tranh của những “người trong cuộc”

Trong Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986 - 2016, có đến 20/31 (gần 2/3 tổng số) truyện lấy đề tài chiến tranh hoặc có nhân vật là ngƣời lính (bao gồm cả bộ đội trong thời chiến, bộ đội phục viên, lính nghĩa vụ quân sự, lính Việt Nam Cộng Hòa, lính Mỹ). Tuy nhiên, không có một cuộc chiến nào đƣợc tác giả trực tiếp mô tả (nhƣ trong Chiến tranh và Hòa bình, Phía Tây không có gì lạ hoặc Nỗi buồn chiến

tranh, hay Rừng xà nu, Những ngôi sao xa xôi,…). Tất cả đều đƣợc xây dựng trên

nền tảng những mảnh ký ức, những câu chuyện kể, những bức thƣ, cuốn nhật ký, hay gia phả của các nhân vật. Chính bởi cách xây dựng đó, ngƣời đọc có cơ hội xâm nhập vào thế giới nhân vật trong ánh nhìn của “ngƣời trong cuộc”, ngƣời viết có cơ hội đƣợc thể nghiệm lối viết mới khác xa cách biểu đạt chiến tranh một cách trực

tiếp trƣớc đây.

Khai thác điểm nhìn của những “ngƣời trong cuộc”, chiến tranh không chỉ còn là những cuộc chiến liên miên với bom rơi đạn lạc nồng nặc mùi thuộc súng, không chỉ là không gian để những vị anh hùng đƣợc dựng lên thành tƣợng đài bất tử. Trong những truyện ngắn từ 1986 - 2016 này, các tác giả đã tiếp cận chiến tranh từ nhiều góc độ khác nhau, chung quy có thể kể đến bốn góc nhìn:

Chiến tranh qua hồi ức

Trong những truyện ngắn đoạt giải cao trên báo Văn nghệ quân đội sau Đổi Mới, tuyệt nhiên không có một truyện ngắn nào trực tiếp lấy bối cảnh chiến tranh, để nhân vật sống trong không gian chiến tranh ở đây - bây giờ. Tất cả về chiến tranh đều đƣợc kể lại, nén trong không - thời gian quá khứ. Đó là quá khứ từ thời Lê Sơ

(Chuyến trở về của cỏ), hay những ngày thành Hà Nội thất thủ năm 1882 (Cửa

Bắc), trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ tại Sài Gòn (Xóm sở Mỹ, Tiếng chuông

chiều, Đỉnh khói, Hồi ức của một binh nhì), trong lá thƣ gửi bạn của một anh lính

nghĩa vụ quân sự (Những chàng trai sống cùng hoa săng đắng), và trong ký ức của chính ngƣời trong cuộc, trong những ghi chép từ nhật ký, gia phả, dựng lên thành vở kịch (Vùng biển thẳm, Chạy trốn, Thời gian lặng lẽ, Bí mật cuốn gia phả, Đồi

lau sau hoa tím, Âm thanh của ký ức,…).

Trong Vùng biển thắm, tác giả đã dựa trên tình huống Phái gặp lại Nghị, anh bạn thời còn trong quân ngũ, từ đó khai thác nội tâm nhân vật, điểm nhìn đƣợc di chuyển thành thục từ bên ngoài vào bên trong và ngƣợc lại. Mở đầu, ngƣời kể chuyện dùng điểm nhìn bên ngoài để giới thiệu nhân vật chính “Vợ Phái gần đây hay phàn nàn về chồng mình. „Chàng Ngốc‟, ngay từ ngày còn yêu nhau, chị đã thƣờng gọi anh nhƣ thế. Nhƣng thời gian ấy, khi màu sắc hồng hào lãng mạn của quan hệ yêu đƣơng chƣa ngả sang màu nƣớc dƣa của hiện thực vợ chồng, thì đó là cách gọi âu yếm, thậm chí có phần tự hào. Còn bây giờ... chị gọi anh một cách nghiêm nghị hơn: „Đồ dở hơi!‟” [81; tr 374]. Thay vì để ngƣời kể chuyện hoặc nhân vật chính tự giới thiệu về bản thân, tác giả đã “đặt” lời giới thiệu ấy lên miệng một ngƣời khác - vợ của nhân vật chính. Trong mắt vợ, Phái vừa đƣợc yêu thƣơng,

nhƣng cũng vừa bị cho là gàn dở. Điều này đã tạo nên những mâu thuẫn và gợi sự tò mò cho ngƣời đọc, lôi kéo ngƣời đọc bƣớc tiếp vào thế giới trong Vùng biển thẳm. Sau mở đầu ấy, truyện ngắn bắt đầu hƣớng điểm nhìn vào bên trong nhân vật Phái, để nhân vật tự giải thích tại sao lại bị gọi là “dở hơi”, tự bộc lộ về những suy tƣ, trăn trở trong tâm trí chính mình. “Đến tận đêm nay, Phái vẫn cồn cào nhƣ ngƣời lỗi hẹn. Đời mình cho đến lúc này, vẫn nhƣ có ngƣời nào đó luôn cầm tay mà lôi đi. Đã có khi nào mình tự đi lấy chƣa nhỉ?” [81; tr 389]. Từ điểm nhìn của ngƣời trong cuộc, tất cả những ký ức thời chiến, những chật vật trong công cuộc thích ứng, những mâu thuẫn, “lệch pha” với mọi ngƣời đều đƣợc khắc họa rõ nét, chân thực.

Hồi ức của một binh nhì Nguyễn Thế Tƣờng đã đƣa ngƣời đọc trở lại những

năm tháng tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt huyết của các chàng trai, cô gái binh nhì. Yêu, khao khát đƣợc yêu hết mình nhƣng vì mục tiêu thiêng liêng của dân tộc họ vội vã chia tay “Thế là chúng tôi đi, khi lái xe lên tàu hỏa ở ga Vĩnh Yên, chúng tôi mới nhớ ra rằng, chƣa hề biết quê hƣơng các em ở đâu và hòm thƣ đơn vị các em. Cả một lời hẹn ngày về cũng không thằng nào kịp nói - thật là “ngu lâu” cả một bọn!..”[81; tr 198]. Những hồi ức nâng đỡ họ đi qua chiến trƣờng đẫm máu và để rồi hơn hai mƣơi năm sau “ Tuy đuôi mắt có nhiều nếp nhăn, râu ria có mọc ra rậm rạp, nhƣng trái tim chúng tôi vẫn trẻ trung, vẫn nguyên vẹn đến hoang sơ những kỉ niệm ngọt ngào… hẹn gặp lại sau hai mƣơi năm nữa, nhƣ thể hai mƣơi năm qua chúng ta đã không thể gặp nhau.”[81; tr 199].

Chính nhờ cách tiếp cận chiến tranh thông qua hồi ức, cả ngƣời viết lẫn ngƣời đọc có thẩm quyền bƣớc vào những hiện thực khác nhau của khoảng không gian, thời gian chiến tranh khác nhau, để nhìn nhận chiến tranh không phải bằng trang lịch sử khô khan chép đầy đủ ngày, tháng, năm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của mỗi trận đánh - mà bằng cách thu nhặt từng mảnh ký ức để ghép vào thành một bức tranh chung. Nhìn chiến tranh qua hồi ức chính là đặc quyền của hậu thế.

Chiến tranh qua những xáo trộn trong đời sống cá nhân - xã hội

Lồng qua không gian ký ức, chiến tranh cũng đƣợc phản chiếu qua những xáo trộn trong đời sống cá nhân - xã hội. Ở bất kỳ thời điểm nào, trên bất kỳ quốc

gia nào, chiến tranh cũng là một bối cảnh đặc biệt bất thƣờng. Trong bối cảnh đặc biệt bất thƣờng đó, mọi điều thông thƣờng khác sẽ bị xáo trộn: vợ lạc chồng (Tiếng

chuông trôi trên sông, Chị Dâu), mẹ mất con (Vùng biển thẳm), con đổi cha, mẹ

(Thời gian lặng lẽ, Bí mật cuốn gia phả), những ngƣời yêu thƣơng lạc mất nhau

(Hồi ức của một binh nhì, Trên mái nhà người phụ nữ). Các tác giả không cần miêu

tả chiến trận nguy nan một cách trực tiếp, nhƣng chính cảnh xáo trộn của con ngƣời sống trong cảnh loạn lạc đã phản ánh một thời chiến tranh rõ ràng và cụ thể nhất.

Bí mật cuốn gia phả của Vũ Xuân Tửu đem đến những nét độc đáo trong

trần thuật. Kết cấu truyện đƣợc tổ chức song song hai tuyến, tuyến nọ bổ sung cho tuyến kia. Tuyến thứ nhất là những sự kiện đƣợc ghi chép bằng lời văn ngắn gọn, súc tích trong cuốn gia phả của gia đình ông Hộ; tuyến thứ hai là diễn biến cụ thể, đầy đủ của chính những sự kiện đƣợc nhắc đến trong gia phả, dƣới lời của ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba ẩn tàng, giữa các nhân vật liên tục có sự hoán đổi điểm nhìn. Khởi đầu bằng điểm nhìn của ngƣời chồng lén lút sắp xếp kế hoạch sinh con cho vợ, đến ngƣời bộ đội bất đắc dĩ đồng ý một lời nhờ cậy, và cuối cùng là ngƣời vợ đã đoán ra đƣợc tất cả nhƣng vẫn im lặng đến cuối đời.

Chiến tranh qua chấn thương tinh thần và đời sống hậu chiến của người lính

Đây là góc nhìn đƣợc đa số các tác giả tập trung khai thác. Những “Từ ấy trong tôi bừng nặng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim” (Tố Hữu), cho đến những “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” (Nguyễn Trung Thành) thấm đẫm cảm hứng sử thi - anh hùng cách mạng trong văn chƣơng cách mạng giờ đây tàn dần ánh hào quang, nhƣờng chỗ cho hình tƣợng ngƣời lính với những chấn thƣơng thể chất, tinh thần sau khi trải qua cuộc chiến tranh cho chính nghĩa. Bƣớc qua cuộc chiến, ngƣời lính trở về, nhƣng vẫn không thoát khỏi quá khứ ám ảnh ám phủ mùi thuốc súng, không thoát đƣợc những mất mát, đổ vỡ, và không thể hòa nhập đƣợc với cuộc sống mới. Trong các truyện ngắn đƣợc khảo sát, ngƣời lính rời khỏi tƣợng đài ngƣời anh hùng, trở lại là con ngƣời đời thƣờng với đầy đủ những cảm xúc, suy nghĩ, kinh nghiệm cá nhân, loay hoay trƣớc thời đại mới. Đó là Hoán trong Chạy trốn (Phạm Ngọc Tiến), là Phán trong Vùng biển thẳm (Trần Quốc Huấn), là Thao

trong Miền cỏ hoang (Trần Thanh Hà)…

Chiến tranh qua gương mặt của bên đối lập

Trong 19 truyện ngắn, có 3 truyện viết về những ngƣời lính bên đối lập: Xóm

sở Mỹ (Thu Trân), Tiếng chuông chiều (Lê Hoài Lƣơng) và Đỉnh khói (Nguyễn Thị

Kim Hòa). Tập trung khắc họa cuộc chiến từ góc nhìn của bên đối lập, các tác giả đã đƣa ra những khía cạnh khác biệt, đời thƣờng của anh lính Mỹ bị bắn rơi máy bay, lính biệt động Sài Gòn và thiếu tá Thọ của quân đội Sài Gòn. Họ cũng có tình cảm, cũng có những mối quan hệ yêu đƣơng, bè bạn, và trên hết, cũng có tình ngƣời. Lịch sử buộc những con ngƣời cách xa Việt Nam cả trăm ngàn cây số rời bỏ quê hƣơng để bƣớc vào nơi súng đạn, buộc những ngƣời cùng chung huyết thống “máu đỏ da vàng” chĩa súng vào nhau, nhƣng lịch sử không thể kiểm soát đƣợc tình hữu ái, tình ngƣời của họ. Ba truyện ngắn đƣa ra một quan điểm: Chiến tranh không có bên thắng, bên thua, bên chính nghĩa, bên phi nghĩa. Chiến tranh chỉ có những con ngƣời đau khổ bị tách khỏi gia đình, bạn bè, và buộc phải cầm súng.

2.2.1.3. Chiến tranh mang gương mặt của những người phụ nữ

Một góc nhìn rõ ràng và đặc sắc nhất trong 19 truyện ngắn lấy đề tài chiến tranh và ngƣời lính trong Tuyển truyện ngắn đoạt giải cao 1986-2016 là chiến tranh mang gƣơng mặt của những ngƣời phụ nữ, với 8/19 truyện.

Giải Nobel năm 2015 về Văn chƣơng đƣợc trao cho Svetlana Alexievich với tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ. Tác phẩm là sự giao thoa giữa báo chí và văn chƣơng, tập hợp có chủ đích những ghi chép, phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đổi mới truyện ngắn qua tiểu truyện ngắn đoạt giải cao 1986 2016 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)