Áp dụng công nghệ MBR trong HTXLNT để tăng hiệu quả xử lý

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGHÀNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP (Trang 40 - 45)

Hệ thống xử lý kỵ khí bằng phương pháp MBR

Hiện nay Xử lý nitơ, ammonia thường qua hai giai đoạn là nitrat hóa và khử nitrat: Energy NH4+ + 1.5 O2 NO2- +H2O +2H+ +(240-350kJ ) Nitrobacter NO2- + 0.5 O2 NO3- +(65-90 kJ ) Assimilation 15CO2 + 13NH4+ 10 NO2- + 3 C5H7NO2 + 23 H+ +4 H2O Overall reaction

NH4++1.83O2+1.98HCO3-→0.021C5H7NO2+ 0.98NO3-+1.041H2O +1.88H2CO3

Áp dụng BAT:

- Thực hiện duy nhất một quá trình là khử nitrit.Quá trình này gồm hai giai đoạn chính đó là giai đoạn nitrit hóa bán phần và khử nitrit thông qua hệ thống màng vi lọc.

- Bùn hoạt tính sinh trưởng lơ lửng được kết hợp với công nghệ lọc màng nhằm tách hai pha rắn - lỏng ở đầu ra. Vì thế, nồng độ bùn duy trì được rất cao, thời gian lưu bùn kéo dài để đạt hiệu quả tối ưu trong việc khử nitơ và ammonia.

Kết quả đạt được:

- Sinh ra khí sinh học

- Tạo bùn thải thấp(10% hệ thống hiếu khí) . Nên chi phí xử lý bùn thấp - Không gậy mùi

- Sản sinh năng lượng thay vì tiêu thụ năng lượng - Chất lượng đầu ra không còn vi sinh vật

- Loại bỏ tất cả vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước cực nhỏ, các Coliform, E-Coli - Đáp ứng được tiêu chuẩn rất khắc khe về chất lượng nước đầu ra.

- Nhờ vào hiệu suất khử chất lơ lửng và vi sinh cao, nước sau xử lý có thể được tái sử dụng

- Tính ưu việt của màng đã được kiểm chứng qua nhiều công trình ứng dụng khác nhau với phạm vi ứng dụng rộng.

- Thiết kế dạng môđun rất hiệu quả và hệ thống giảm thiểu được sự tắc nghẽn. - Màng được chế tạo bằng phương pháp kéo đặc biệt nên rất chắc, sẽ không bị đứt do tác động bởi dòng khí xáo trộn mạnh trong bể sục khí.

- Thân màng được phủ một lớp polymer thấm nước thuộc nhóm hydroxyl - Giảm giá thành xây dựng nhờ không cần bể lắng, bể lọc và khử trùng. - Tiêu thụ điện năng của công nghệ MBR rất ít

- Phí thải bùn cũng giảm nhờ tuần hoàn hết ¼ và lượng bùn dư tạo ra rất nhỏ - Kiểm soát quy trình chỉ cần đồng hồ áp lực hoặc lưu lượng.

- Cấu tạo gồm những hộp lọc đơn ghép lại nên thay thế rất dễ. Quá trình làm sạch, sửa chữa, bảo trì và kiểm tra rất thuận tiện.

ỨNG DỤNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC

Ngày nay, khi công nghệ kỹ thuật ngày cáng phát triển và vấn đề môi trường ngày càng được chú trọng nhiều hơn ở Việt Nam cũng như trên thế giới thì những ứng dụng của xử lý sinh học trong nước thải ngày càng được áp dụng rộng rãi với những kỹ thuật cải tiến hơn và hiện đại hơn

Một trong những kỹ thuật tiên tiến được nghiên cứu áp dụng gần đây là việc “tái sử dụng các nguyên liệu sinh học để tối ưu hoá xử lý sinh học” cụ thể là bùn thải sinh học.

Bùn thải sinh học là bùn thải phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Bùn thải sinh học có tiềm năng để tái sử dụng cho các mục đích khác nhau bởi thành phần chủ yếu của bùn thải là các vi sinh vật dư thừa của công đoạn xử lý sinh học với hàm lượng chất hữu cơ, nitơ và phốt pho cao. Ý tưởng tái sử dụng bùn thải làm môi trường thay thế cho môi trường nhân tạo để nuôi cấy vi sinh vật nhằm nâng cao giá trị của bùn thải lần đầu tiên được phát triển bởi giáo sư R.D. Tyagi thuộc Viện Nghiên cứu khoa học quốc gia, Quebec, Canada (INRS). Trên cơ sở hợp tác giữa INRS và VAST, được sự chỉ định của Chủ tịch Viện khoa học và

Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ môi trường đã giao cho PGS.TS. Nguyễn Hồng Khánh chủ trì nhiệm vụ và xây dựng hướng nghiên cứu mới để tiếp thu ý tưởng, kết quả do GS. R.D. Tyagi (INRS) chuyển giao và phát triển hợp tác nghiên cứu với Canada trong lĩnh vực tái sử dụng và nâng cao giá trị của bùn thải sinh học. Hướng nghiên cứu mới này đã được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong việc đầu tư trang thiết bị cho Phòng thí nghiệm Hóa – Vi sinh vật môi trường (8,75 tỉ đồng), chủ trì thực hiện 2 đề tài (1,47 tỷ và 98 triệu đồng). Từ tháng 8/2009 đến nay, nhóm nghiên cứu đã đạt được một số kết quả quan trọng, đặt nền tảng cho sự phát triển của hướng nghiên cứu mới này ở Việt Nam. Các kết quả thu được còn mở ra triển vọng sản xuất để thay thế cho các môi trường nhân tạo có giá thành cao như:

• Các loại chế phẩm ứng dụng cho nông lâm nghiệp (thuốc trừ sâu sinh học và các vi khuẩn kháng nấm, bệnh trên cây công nghiệp, chế phẩm dùng trong cải tạo đất trồng cây);

• Hóa chất keo tụ sinh học (dùng trong xử lý nước thải và bùn thải)

• Chế phẩm sinh học dùng cho xử lý nước thải (xử lý kim loại nặng, thuốc nhuộm, hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước rác)

• Polyme sinh học dùng trong sản xuất túi đựng, màng bao gói tự phân hủy.

Những kết quả thu được cho thấy, đây thực sự là một hướng nghiên cứu mới vừa tạo ra được sản phẩm thân thiện môi trường vừa góp phần cải tạo và xử lý môi trường, phù hợp với định hướng phát triển bền vững của Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc cải tiến công nghệ cũng như hoàn thiện các công đoạn xử lý sao cho tiết kiệm được nguyên vật liệu cũng được phát huy.

Các kỹ sư môi trường trong và ngoài nước luôn chú trọng đến việc tuần hoàn và tái sử dụng các sản phẩm thừa hay các sản phẩm còn có khả năng sử dụng được để tránh lãng phí nguyên liệu.Cụ thể có thể thấy là “ Quá trình tuần hoàn nước hoặc dư lượng bùn trong quá trình xử lý hiếu khí để tránh thất thoát nước”

Trong các quy trình xử lý nước thải, một số công đoạn xử lý luôn tạo ra lượng nước dư mà nếu ta không thu gom và tuần hoàn đúng cách thì sẽ phát sinh thêm nước thải cho môi trường. Lượng nước này thường được thu gom và đưa về bể điều hoà, bể trung hoà để giảm lượng nước pha loãng nồng độ cước thải đầu vào.

Trong các công trình xử lý hiếu khí cần một lượng bùn hoạt tính với nồng độ nhất định nên cần phải cung cấp thêm lượng bùn hoạt tính mất đi do quá trình xử lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng như lọc cặn vì thế một lượng bùn dư sẽ được tuần hoàn trở lại bể xử lý để cung cấp bùn hoạt tính cho quá trình xử lý kế tiếp thay vì phải cho thêm lượng bùn mới.

Sau đây là quy trình xử lý nước thải của nhà máy sản xuất chất hoạt động bề mặt. Công ty cổ phần TICO (83/2 Ấp 1, phường An Phú, TX Thuận An Tỉnh Bình Dương) đã tuần hoàn toàn bộ lượng nước dư trong các giai đoạn xử lý của mình về Bể Điều Hoà để tránh thất thoát nước.

Và quy trình xử lý nước thải của Khu công nghiệp Hiệp Phước tọa lạc tại xã 2 Long Thới và Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp HCM đã dùng lượng bùn dư tuần hoàn lại bể xử lý hiếu khí.

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CTY TICO

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGHÀNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP (Trang 40 - 45)