Nhân vật đại diện cho tư tưởng, quan điểm của nhà văn

Một phần của tài liệu Ý hệ văn minh trong trường văn học việt nam trước 1945, trường hợp đoạn tuyệt và cô giáo minh (Trang 84 - 93)

Chương 3 : VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH

3.3. Nhân vật đại diện cho tư tưởng, quan điểm của nhà văn

Những người phụ nữ trong 2 tiểu thuyết là những người phụ nữ được học hành, có sự hiểu biết. Họ có ý thức về giá trị của bản thân. Họ khát khao một cuộc sống bình đẳng, tự do, được sống với chính bản thân mình. Họ đều được tiếp xúc, thụ hưởng bởi sự giáo dục văn minh phương Tây, và đều là những cô gái tân thời. Họ bị đặt trong hoàn cảnh hôn nhân hứa gả, trao đổi, mua bán như những món nợ bởi tư tưởng „cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”; trong khi cả hai đã thầm yêu những thanh niên lý tưởng. Cả hai đều phải chịu đựng bởi sự gò ép, chà đạp của những

luân lý cổ hủ, vô lý của gia đình phong kiến. Cả hai tác phẩm Bà Tuần, bà Phán Lợi đều là những vai cổ hủ và tàn ác vô cùng; ở cả hai tác phẩm, các cô em chồng đều là những người nanh nọc, chua ngoa. Lúc nào trong suy nghĩ của họ cũng muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào xã hội. Ở đây là sự nghiệp giáo dục công đúng như những gì họ được học hành, đào tạo. Họ chính là những nhân vật nữ chính, đại diện cho quan điểm, thái độ, tư tưởng của mỗi nhà văn trước các vấn đề xã hội. Tất cả những đã chỉ ra ở trên về các nhân vật, ở đây cả Loan, Minh đều được xây dựng giống nhau. Nó cho thấy cách nhìn, quan điểm của Nhất Linh và Nguyễn Công Hoan muốn khẳng định vai trò của giáo dục trong việc thể hiện ý hệ “văn minh”, ca ngợi cái mới, cái tiến bộ; đòi quyền tự do, bình đẳng cho con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Tuy nhiên cách xây dựng tình huống cũng như cách xử lý, giải quyết tình huống của mỗi nhà văn cho những đứa con tình thần lại khác nhau. Cho thấy nét riêng trong cái nhìn và thái độ của Nhất Linh cũng như Nguyễn Công Hoan. Một điều không giống nhau; Loan, người con gái mới ấy là một người mơ mộng, trong khi người chồng của nàng lại là một kẻ luôn hùa vào với mẹ để trị vợ mình. Còn

Minh trong Cô giáo Minh, người con gái tân tiến lại không mơ mộng và được

chồng yêu, mặc dù anh là một người nhu nhược, sợ mẹ, lại hay nghe lời xúi giục của em. Phải chăng, việc xây dựng nhân vật với tính cách như vậy, lại có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện theo những hướng khác nhau. Và có lẽ vì thế, mỗi nhân vật trong hoàn cảnh phải có những lựa chọn, những quyết định, những cách giải quyết khác nhau để thay đổi cuộc đời mình. Với Loan thì phải “đoạn tuyệt”, phải cắt bỏ cái cũ. Cái chết của Thân, chồng Loan và việc giải quyết xung đột giữa cái mới - cũ tại tòa. Bước chân của Loan từ nhà mình đến nhà bà Phán Lợi để làm dâu, và bước chân của Loan khi bước từ nhà bà Phán Lợi đến nhà giam, vĩnh viễn không bao giờ quay trở lại cái gọi là “địa ngục trần gian” đối với những cô con dâu thời phong kiến. Và khi tòa tuyên trắng án cô được hoàn toàn tự do. Như vậy cái mới không thể tồn tại bên cạnh cái cũ bởi sự gò ép, bó buộc, kìm hãm của nó.

Nhưng đối với Minh, từ cái sợi dây giằng buộc là tình yêu thương của người chồng; những lời khuyên từ đáy lòng trong suốt cả một đời trải nghiệm trong xã hội phong kiến; lại chứng kiến sự giao thoa tiếp nhận luồng tư tưởng văn hóa mới của bà Thím, những tác động khách quan ấy đã rút ra những quyết định làm thay đổi mối quan hệ, thay đổi cách nhìn. Cái cũ, mới có thể cùng tồn tại, cùng dung hòa khi cả cái mới và cái cũ cùng hướng tới những điều tốt đẹp. Tác phẩm kết thúc ở chương 23 khi Minh xuống Hải Phòng để dự lễ khánh thành Dạ Lữ Viện, thấy bóng Nhã trên toa. Minh không muốn gặp mặt Nhã. Nhưng khi biết tránh không được, Nhã đến ngồi ngay cạnh nàng. “Minh kéo ngay vạt áo đứng phắt dậy cúi chào, Nhã giật mình, biến sắc mặt, ấp úng, Nhã khác trước rất nhiều”(21, tr.483)

Cho thấy Minh thẳng thắn đối diện để Đoạn tuyệt với cái cũ, Đặc biệt khi

xuống tàu, mọi người ùa đến đón Minh. Nàng đã mạnh dạn giới thiệu: “Thưa mẹ, đây là ông Nhã, bạn cũ của con” (21, tr.484) cảnh mọi người trong gia đình xúm lại hỏi han, thật đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc. “Riêng Minh, nàng lạnh lùng nhìn Nhã xa dần” (21, tr.486) hình ảnh chứng tỏ quan điểm nàng đã lựa chọn đúng đắn. Theo cái mới, nhưng không nhất thiết phải từ bỏ gia đình cũ, nàng đã chứng tỏ cho cái cũ thấy cái mới như thế nào. Điều quan trọng nhất là nàng đã giữ được nếp nhà, giữ được hình ảnh người vợ toàn vẹn trong gia đình. Tuy nàng đã từng ngoại tình tư tưởng, nằm cạnh chồng nhưng hình ảnh của Nhã vẫn xuất hiện trong suy nghĩ của Minh, tuy không yêu chồng nhưng kiếp này nàng đành lòng gửi thân ở nhà chồng và chỉ mong gần người yêu họa chăng là lúc chết. Chính vì vậy nàng đã nguyện

quên Nhã để yêu Sanh; đã “Đoạn tuyệt” với người yêu cũ để sống với “gia đình cũ”

để chứng tỏ cái mới và cái cũ có thể dung hòa, không phải cứ cái mới là tốt, không phải cứ cái cũ là xấu, mà quan trọng là con người tốt hay xấu mà thôi. Cái mới ở đây cần nhấn mạnh là cái tiến bộ, cái văn minh, cái phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của con người.

Tiểu kết: Việc xây dựng hai giới nhân vật với các nhân vật tiêu biểu và vai trò của họ trong tác phẩm, từ đó cho thấy quan điểm, thái độ, cách nhìn của cả hai nhà văn đều được gửi gắm trong các nhân vật nữ chính. Họ đều là những cô gái bản

lĩnh, có cá tính, có khả năng tạo dựng cuộc sống cho mình. Họ luôn khát khao thay đổi số phận, muốn được sống tự do, hạnh phúc và họ hoàn toàn xứng đáng được hưởng. Các nhà văn đã vun đắp cho nhân vật của mình những điều tốt đẹp nhất, định hướng cho họ thoát ra khỏi sự kìm hãm, bó buộc của xã hội cũ. Để họ vươn tới một thế giới với tự do, hạnh phúc với chính khả năng của họ. Muốn làm được điều đó không ai khác là họ phải tự đứng lên đấu tranh, chiến đấu với những hủ tục cổ hủ đang kìm hãm họ ấy. Khác hẳn với quan niệm của xã hội phong kiến người nam giới luôn có vai trò quyết định, người nữ chỉ đứng sau như một thứ lệ thuộc; ở đây người phụ nữ hoàn toàn đi đến khẳng định người cá nhân với quyền của họ trong sự quyết định của chính mình. Người nam giới chỉ tồn tại như một vai trò làm nổi bật nhân vật nữ chính mà thôi. Tuy nhiên quan điểm và cách nhìn của mỗi nhân vật nữ, cũng như cách giải quyết của họ trong mối xung đột với cái cũ ấy cũng chính là quan điểm, thái độ của Nhất Linh và Nguyễn Công Hoan. Cho thấy cái nhìn của mỗi nhà văn về mối quan hệ giữa cái cũ, mới.

KẾT LUẬN

1.Trong tiến trình phát triển đi lên của lịch sử xã hội, đã diễn ra bao nhiêu lần những công cuộc đổi mới, cải tổ xã hội. Với mục đích mang đến những điều mới mẻ, tiến bộ, tốt đẹp cho cuộc sống của con người. Nhưng trong đó mỗi người nhìn cái cũ; cái mới, cái đổi thay ấy như thế nào? Tiếp nhận và giải quyết nó ra sao trong những mối quan hệ với xung quanh?

Xã hội Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX, khi tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây đã tạo nên một sự giao thoa về nhiều lĩnh vực xã hội. Khiến xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc, trong đó phải đề cập đến một vấn đề đã tồn tại thành một hủ tục trong các gia đình phong kiến. Nó như bị giam cầm tận đáy hang sâu hàng thế kỷ của xã hội phong kiến. Đó là vấn đề về quyền tự do, bình đẳng của con người, đặc biệt là người phụ nữ; bởi quan niệm “trọng nam, khinh nữ”. Vấn đề “nữ quyền” đang được khơi dậy thành làn sóng mạnh mẽ trên thế giới ấy đã được

đưa vào trong tác phẩm Đoạn tuyệt của Nhất Linh và Cô giáo Minh của Nguyễn

Công Hoan, trong khi trước đó cũng đã có sự đề cập nhưng chưa nhiều trong văn học Việt Nam. Chúng tôi nghiên cứu bằng cách đặt hai tác phẩm cạnh nhau để so sánh về những điều mới mẻ - cái gọi là ý hệ “văn minh”, dựa trên nền tảng cuộc

tranh luận về “vụ án văn” những năm của thập kỷ 30 giữa Cô giáo MinhĐoạn

tuyệt.

2. Khi nghiên cứu, phân tích để làm rõ ý hệ “văn minh” trong mỗi tác phẩm. Cách chọn lựa, đặt ra vấn đề của Nhất Linh và Nguyễn Công Hoan đều giống nhau ở chỗ khẳng định vai trò của giáo dục. Qua việc chọn nhân vật chính, xây dựng hoàn cảnh của các nhân vật, các mối quan hệ như tình yêu, tình cảm bạn bè, gia đình; kể cả mâu thuẫn, xung đột giữa cái mới với cái cũ lạc hậu, cổ hủ trong gia đình phong kiến nhà chồng.. Cả hai nhà văn đã gặp nhau ở chỗ cùng đặt ra ý hệ “văn minh”; cùng đưa ra vấn đề đấu tranh đòi và khẳng định quyền cho người phụ nữ. Nhưng cái khác của hai nhà văn lại ở chỗ đặt ra cách giải quyết vấn đề không giống nhau, và cái kết đặt ra cũng không giống nhau. Nó thể hiện cách nhìn, quan điểm, thái độ của mỗi nhà văn trước các vấn đề xã hội, Trước mối quan hệ giữa cái

cũ và cái mới. Vấn đề cái mới xuất hiện là những cái tiến bộ, cái tốt đẹp để giúp thay đổi cuộc sống của mỗi con người. Để những cái tiến bộ, tốt đẹp ấy có thể thực sự tồn tại, ảnh hưởng sâu rộng cần xử lý một cách thỏa đáng trong mối quan hệ với

cái cũ. Cùng là Đoạn tuyệt nhưng đối với Nhất Linh, “đoạn tuyệt” là dứt bỏ hoàn

toàn, là cắt đứt hẳn với cái cũ thì cái mới mới được tự do. Trong khi đối với Nguyễn Công Hoan, Minh cũng “đoạn tuyệt”, nhưng là “đoạn tuyệt” người yêu cũ để toàn tâm toàn ý với gia đình. Cái cũ không bị cắt đứt mà trở nên phục cái mới, cái mới có thể chấp nhận với cái cũ trong một mối quan hệ dung hòa. Bởi sự tôn trọng truyền thống với những nếp đạo đức nghìn đời, xóa bỏ đi những thứ lạc hậu, cổ hủ; phát huy, kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ cùng với việc tiếp nhận những yếu tố mới tiến bộ. Dù cũ hay mới đều hướng con người phát triển đi lên với những gì tích cực nhất. Nhất là hành vi, cách cư xử phù hợp, có lý có tình trong các mối quan hệ đạo đức của con người. Nó cho thấy quan điểm, thái độ, cách nhìn vấn đề xã hội, ở đây là ý hệ “văn minh” của mỗi nhà văn, và như vậy một bài toán đặt ra trong hai tác phẩm đã được giải quyết với hai cách khác nhau.

Từ đó ta có thể thấy mối quan hệ của trường văn học; trong cùng một thời điểm, một không gian của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Một vấn đề có thể được đặt ra cho nhiều nhà văn muốn tìm hiểu, khám phá. Tuy nhiên cách nhìn cũng như cách giải quyết của mỗi nhà văn lại khác nhau. Đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự phong phú về quan điểm, phong cách sáng tác trong từng giai đoạn của nền văn học Việt Nam.

3. Trở lại vấn đề cuộc tranh luận về “vụ án đạo văn”, ở đây chúng tôi cũng

không kết luận, không khẳng định là Nguyễn Công Hoan viết Cô giáo Minh phỏng

theo Đoạn tuyệt. Chỉ xin mượn để trích dẫn nhận định của Vũ Ngọc Phan: “Còn

như bảo Nguyễn Công Hoan phỏng theo Đoạn tuyệt, tôi cho là không đúng. Bảo tác

giả Cô giáo Minh viết phản lại, có lẽ đúng hơn. Hai cuốn tiểu thuyết đều tả những

phong tục cổ trong những gia đình thuộc giai cấp phong lưu Việt Nam, nhưng nếu đem so sánh với nhau thì cả hai đều là tập luận thuyết. Một đằng kết luận: mới cũ không thể điều hòa được; còn một đằng cái: mới cũ có thể điều hòa được.” (30,

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đặng Văn Bảy (1928) Nam nữ bình quyền, Sách lưu tại Trung tâm Thông

tin thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Đặng Thị Vân Chi (2008) Vấn đề phụ nữ trên báo chí Tiếng Việt trước

năm 1945, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Đặng Thị Vân Chi (1997) “Vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên

báo chí đầu thế kỉ XX, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4.1997.

4. Đặng Thị Vân Chi (1998) “Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam đầu thế kỉ

XX, Tạp chí Khoa học, số 5/1999. Đại học quốc gia. Hà Nội.

5. Đặng Thị Vân Chi (2001) Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX,

Việt Nam học- Kỉ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất, Hà Nội, 15-17/7/1998, tập IV

(nhiều tác giả), Nxb Thế giới, Hà Nội.

6. Đặng Thị Vân Chi (2011) “Vai trò của nữ nhà báo Việt Nam trong việc

bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc

gia Hà Nội, tập 27, số 2.

7. Đặng Thị Vân Chi (2011) Gia huấn, Nữ huấn và giáo dục phụ nữ dưới

thời phong kiến qua một số tác phẩm về giáo dục gia đình của Đặng Xuân

Bảng, Việt Nam học và Tiếng Việt- Các hướng tiếp cận, Nxb Khoa học Xã hội, Hà

Nội.

8. Đặng Thị Vân Chi (2011) Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam: Nội dung và giải

pháp, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, tập 1, Nxb Thế giới, Hà Nội. 9. Đặng Thị Vân Chi (2015) “Vấn đề nữ quyền qua một số sách báo ở Việt

Nam nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, ISSN 0866 -749712 (476).

10. Lê Văn Chưởng (1999) Cơ sở văn hóa Việt Nam - Đại học quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. NXB trẻ.

11. Lê Quý Hà (2012) Nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan trước

cách mạng tháng tám nhìn từ đặc trưng thể loại, luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và

nhân văn, chuyên ngành văn học Việt Nam. Trường Đại học Đà Nẵng.

12. Trúc Hà (1932) “Một ngòi bút mới: Ông Nguyễn Công Hoan”, (Trích

trong bài “Lược thảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết”, Nam

13. Lê Thị Đức Hạnh tuyển chọn (2003), Nguyễn Công Hoan – Về tác gia

tác phẩm, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Công Hoan. (1936) “Từ Đoạn tuyệt đến Cô giáo Minh”, tranh

luận văn học, TTTB, số 92.

15. Nguyễn Công Hoan (1936) “Từ Đoạn tuyệt đến Cô giáo Minh cùng ông

Khái Hưng”, tranh luận văn học, TTTB số 96 (1936). Ích Hữu số 4.

16. Nguyễn Công Hoan (1936) “Cùng ông Khái Hưng, tranh luận văn học,

TTTB số 96.

17. Nguyễn Công Hoan (1936) “Lối trích văn của Phong Hóa, tranh luận

văn học, TTTB số 97.

18. Nhà xuất bản văn học (2003) Hồ Xuân Hương, thơ và đời. Hà Nội.

19. Mai Hương (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc,

Nhà xuất bản văn hóa - thông tin, Hà Nội.

20. Trung tâm từ điển học (2000) Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

21. Tiểu thuyết nguyễn Công Hoan, kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyễn

Công Hoan (1903 – 2003), NXB thanh niên.

22. Nguyễn Hoành Khung (1988), Nguyễn Công Hoan trong Văn học Việt

Nam (1930 - 1945), Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

23. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ ba thế hệ

của nền văn học mới (1862 - 1945). Nhà xuất bản Trình bày,

24. Nhất Linh (2017) Đoạn tuyệt, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội.

25. Trịnh Tố Loan (2015) Nghệ thuật so sánh trong tác phẩm Đoạn tuyệt của

Một phần của tài liệu Ý hệ văn minh trong trường văn học việt nam trước 1945, trường hợp đoạn tuyệt và cô giáo minh (Trang 84 - 93)