CHƢƠNG 3 : BIỂU TƢỢNG TỰ NHIÊN
3.2. Các biểu tƣợng tự nhiên trong tập “Vũ khúc Tày”
3.2.2. Ánh sáng – niềm tin và khát vọng
Nhƣ trên đã nói biểu tƣợng thơ tồn tại không chỉ nhƣ một loại hình ảnh mà còn nhƣ một phƣơng thức tƣ duy đặc thù để tạo nên tính thơ, tính nghệ thuật trong tác phẩm thơ. Thông qua biểu tƣợng, các tác giả đã tạo ra những sắc thái và chất thơ độc đáo, đa nghĩa. Biểu tƣợng trong thơ là kết quả sáng tạo độc đáo của mỗi nhà thơ, kết tinh những tìm tòi riêng trong tƣ duy và bút pháp nghệ thuật của tác giả. Biểu tƣợng luôn đƣợc sáng tạo và đổi mới, bởi vì bản thân nó là một thực thể sống động và luôn có sự luân chuyển, đắp đổi nghĩa. Biểu tƣợng là một phƣơng diện nghệ thuật cần chú ý trong sáng tác của các tác giả thơ ca nói chung.
Ánh sáng là năng lƣợng không thể thiếu của cuộc sống tạo vật, luôn luôn tồn tại để duy trì sự sống. Trong thơ ca nhiều bài phản ánh ánh sáng là một hiện tƣợng đƣợc dùng để ẩn dụ về một điều kiện nào đó của con ngƣời và sự
vật trong cuộc sống. Nó đƣợc sử dụng trong vai trò hình tƣợng nghệ thuật nhằm chuyển tải nội dung tƣ tƣởng, chủ đề của tác phẩm.
Trong tập song ngữ “Vũ khúc Tày” nhà thơ Y Phƣơng có hệ thống biểu tƣợng phong phú: Biểu tƣợng tự nhiên và biểu tƣợng xã hội nhằm toát lên tƣ tƣởng, nghệ thuật của tập thơ tình khá hoàn thiện. Trong những biểu tƣợng tự nhiên đa dạng của tập thơ, ngƣời đọc dế dàng nhận ra biểu tƣợng Ánh sáng - niềm tin và khát vọng về cuộc sống của tác giả. Khảo sát tập thơ “Vũ khúc Tày” cho kết quả:
Biểu tƣợng Tổng(bài) Tần số xuất hiện Tỉ lệ %
Ánh sáng mặt trời 108 26 24,1
Ánh sáng mặt trăng 108 5 4,6
Biểu tƣợng ánh sáng đƣợc Y phƣơng xây dựng trong “Vũ khúc Tày” nhắc đến với nhiều ý nghĩa. Nó đƣợc tác giả mô tả và biểu lộ nhiều hình thức khác nhau: Ánh sáng do mặt trời tạo ra còn đƣợc gọi là ánh nắng; ánh sáng mặt trăng mà tác giả gọi là ánh trăng. Ông mô tả là vậy nhƣng cái đằng sau, bên trong đó là những tầng ý nghĩa ẩn chứa trong biểu tƣợng.
Trong “Vũ khúc Tày” có nhiều hình tƣợng tự nhiên nhƣ mây, mƣa, nắng, gió và mặt trời đƣợc miêu tả nhƣ là biểu tƣợng tự nhiên vô cùng linh thiêng. Mặt trời đại diện cho những gì cao quí nhất xung quanh của loài ngƣời. Khi con ngƣời còn chƣa hiểu đƣợc rõ ràng về tự nhiên một cách khoa học nhất thì mặt trời đƣợc thần thánh hóa, siêu nhiên hóa chi phối đời sống của họ. Ở mỗi quốc gia khác nhau, mỗi nền văn hóa khác nhau có thể hiểu về biểu tƣợng mặt trời khác nhau. Có khi mặt trời đƣợc coi là biểu tƣợng của linh hồn, của thần linh. Có khi là của đấng tối cao, của các bậc đế vƣơng. Có khi là biểu tƣợng cho sự sống bất diệt của con ngƣời. Có khi mặt trời biểu tƣởng cho lí tƣởng, cho cách mạng, cho con đƣờng đi: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt chân lý chói qua tim” (Tố Hữu). Có khi đó là biểu tƣợng cho tình yêu, biểu tƣợng
cho ngƣời cha, ngƣời đƣa đƣờng chỉ lối. Chính vì vậy đã từ lâu, mặt trời trở thành một biểu tƣợng vă hóa đa nghĩa luôn vận động biến đổi không ngừng theo thời gian, theo cách hiểu của mỗi ngƣời, mỗi quốc gia. Mỗi biểu tƣợng mặt trời trong không gian thời gian sẽ có sự thú vị riêng của nó bởi tiếp cận và lí giải của từng ngƣời tuy nhiên nó đều mang sức mạnh và nguồn năng lƣợng bất tận trên trái đất này.
Ngƣời Ai Cập cổ xƣa cho rằng, mỗi buổi sáng mặt trời mọc từ thế giới ngầm và một hành trình đi qua thế giới ngầm hàng đêm. Sự sống và cái chết song song bao quanh thế giới. Mỗi ngày bắt đầu là sự tái sinh. Mặt trời xuất hiện, những sinh vật khác mới có thể tồn tại. Họ coi mặt trời trên thế gian là đại diện cho ánh sáng, cho sự sống sinh sôi, phát triển, là hạnh phúc của tạo vật. Vì thế mặt trời luôn đƣợc tôn vinh hàng đầu, đƣợc xem là ngƣời cai trị thế gian này. Trong các tác phẩm nghệ thuật cố xƣa ngƣời Ai Cập đều biểu thị mặt trời bằng đĩa tròn, một vị thần với hình hài đầy đủ với uy lực cao nhất nhƣ con mắt Thần Ra: Đầu đội vƣơng miện với một đĩa mặt trời với vầng hào quang mạnh tới mức không ngƣời phàm tục hay vị thần nào có thể nhìn đƣợc.
Trong thơ ca Phƣơng Đông, hình ảnh một mặt trời xuất hiện thật nhiều. Đặc biệt trong thơ Bác, hình ảnh mặt trời xuất hiện nhiều lần mà không lặp lại. Đó là những khoảnh khắc tƣơi sáng của một vầng dƣơng rực rỡ. Một vầng dƣơng xuất hiện nơi đầu núi:
“Thái dƣơng mỗi tảo tòng sơn thƣợng, Chiếu đắc toàn sơn xứ xứ hồng”.
(Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
(Đầu non sớm sớm vầng dƣơng mọc Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng)
(Cảnh buổi sớm - Nam Trân dịch) Một vầng dƣơng xuất hiện ngay trong lao tù tăm tối:
Quang minh khƣớc dĩ diện tiền lai”
(Tảo giải – Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh) “Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Ánh hồng trƣớc mặt đã bừng soi”
(Buổi sớm - Nam Trân dịch)
Nhà văn Thạch Lam trong những năm 30 của thế kỉ trƣớc đã chọn biểu tƣợng ánh sáng với niềm khao khát tội nghiệp của ngƣời dân nghèo nơi phố huyện khi ông viết truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Bóng tối dày đặc, ít ỏi, nhỏ nhoi và ánh sáng mỏng manh là hai hình ảnh đối lập nhau. Hình tƣợng ánh sáng - hình tƣợng nghệ thuật độc đáo - gây nhiều ám ảnh lọt thỏm giữa cái không gian phố huyện chỉ mênh mông tối tăm, tạo nên sự buồn lặng thê lƣơng, sầu não. Ngƣời đọc cảm nhận những tâm sự về một không khí trầm buồn, nỗi băn khoăn, ray rứt, xót thƣơng. Ánh sáng và bóng tối cứ ám ảnh ngƣời đọc nhƣ thấy cả một tƣơng lai bao giờ mới có đƣợc hạnh phúc với nhân vật Liên - An và những ngƣời dân nghèo nơi phố huyện.
Trong tập thơ “Vũ khúc Tày”, Y Phƣơng xây dựng biểu tƣợng “ánh sáng” mang trong mình ý nghĩa là sự mãnh liệt của cuộc sống, là niềm tin, là hạnh phúc của quá trình sinh sôi, nảy nở. Ông cảm nhận bóng tối chỉ là hình ảnh thể hiện nỗi nhớ, tâm trạng đợi chờ để rồi tình yêu sẽ lại đến, hạnh phúc sẽ ngập tràn:
“Nỗi nhớ chìm trong không gian bóng tối Gửi ngƣời vào chốn rừng sâu
Đêm bên này có khác gì đêm bên kia
Ngƣời nằm ngủ bên đây có khác gì ngƣời bên này Đêm hun hút
Đêm vô tình ”
(Ánh sáng) – Bài 80
“cứ hết khổ là vui”, Y Phƣơng hào hứng để cảm xúc của mình dào dạt hòa theo ánh sáng ấy, minh họa sự sống, phát triển của quê hƣơng, của tạo vật bằng một hành động nhanh, mạnh “rảo bƣớc” trên con đƣờng còn lắm gập ghềnh. Tác giả đã nhận ra rằng tình yêu, gia đình, quê hƣơng chính là sự sống của mình. Vì vậy ông tự tin sau những bộn bề của cuộc sống, những lo toan vất vả hàng ngày, tâm hồn của con ngƣời luôn trẻ lại, đƣợc hồi sinh lại. Con ngƣời biết suy nghĩ, sống lƣơng thiện, yêu thƣơng mọi ngƣời, biết vƣợt qua khó khăn trong cuộc sống:
“Đôi tay từng bế Đá Sỏi Cát Bùn Đất… Và bây giờ
Đôi tay đang bế lọ pha lê đựng đầy ánh sáng” (Lọ pha lê ánh sáng) – Bài 22
Ánh sáng là thứ năng lƣợng vô cùng cần thiết soi chiếu cho con ngƣời, ánh sáng vì thế thành biểu tƣợng giúp con ngƣời vƣợt qua khó khăn thử thách, khát khao hƣớng tới, ánh sáng để phản ánh nét đẹp của quê hƣơng của mỗi con ngƣời, nhất là cái tôi trữ tình đang hàng ngày ấp ủ:
“ ….Vô vàn trong một Một nhƣ một que diêm Một nhƣ một giọt nƣớc Một nhƣ một tiếng đàn Một là một nhân gia Một mặt trời quá đủ” (Một) – Bài 54
Bằng cách diễn đạt giản dị, Y Phƣơng đã xây dựng biểu tƣợng ánh sáng để biểu lộ ý đồ nghệ thuật của mình. Ông có niềm tin ngƣời đọc cũng rất sáng tạo với tác giả vì thế họ có thể hiểu theo cái cách diễn đạt mộc mạc của bà con nhƣng rất sâu xa về một triết lý sâu xa. Trƣớc hết đó là sự bầy tỏ tình cảm của mình là tình yêu với cuộc sống, với ngƣời “đồng mình” can trƣờng, sáng tạo và yêu thƣơng. Với thể thơ tự do đƣợc sử dụng linh uyển chuyển, cùng với dồn nén suy tƣ trong câu chữ ngắn, hàm súc, kiệm lời, tình yêu quê hƣơng, gia đình và lứa đôi trong tập thơ này của Y Phƣơng là tình yêu ngẫm ngợi. Ông thƣờng hay có những triết lý sâu xa về tình yêu ấy. Tình yêu sẽ tỏa sáng và nó nhƣ ngọn lửa sƣởi ấm trong lòng, tạo nên ý chí để vƣợt qua nhƣng khó khăn thử thách. Đó sẽ là hơi thở cháy bỏng của tình yêu của niềm tin, đặc biệt là những cảm nhận trong tình yêu đôi lứa:
“Em nhƣ bếp lửa Ai gần cũng ấm Một ngày em đi vắng Anh nhƣ bò nhậm chuống”
(Gần hoa) – Bài 18
Ông nguyện góp với “em” ngọn lửa tình yêu, thắp sáng trong tâm hồn mình niềm hi vọng, nuôi dƣỡng trong mình những khao khát tƣơng lai. Khi hai ngƣời đã quyết tâm cùng nhau thắp lên ngọn lửa tình yêu thì tình cảm ấy sẽ mãi bền lâu. Tình yêu ấy cháy bỏng không thể có thời gian cho dù rất ngắn. Và chính em thực sự sẽ làm sáng lên những ƣớc muốn về hạnh phúc tƣơng lai. Chúng ta nhƣ nghe đƣợc âm thanh, thấy đƣợc sóng, cảm đƣợc độ ấm nóng nồng nàn của nhiều vầng sáng lung linh:
“Tuổi mƣời tám Đứng trƣớc bạn gái Anh run nhƣ chó con Tuổi xế chiều
Đứng trƣớc bạn gái
Anh phừng nhƣ thiêu đốt” (Bó đuốc) – Bài 105
Ngọn lửa còn là thứ ánh sáng của nhiệt huyết, sự tận tâm với cái chữ của Đảng; ánh sáng của nhân cách trong sạch, thẳng thắn; là ánh sáng tỏa ra từ sự nhận thức nâng cao dân trí cho quê hƣơng - những giá trị thanh cao. Sau mọi trải nghiệm, tâm hồn ngƣời thầy, ngƣời cha gắn với niềm khát khao về văn hóa, giải phóng nghèo nàn cho những ngƣời nông dân nơi vùng cao yêu dấu:
“Ngọn lửa sáng trên tay Bùng lên toàn chữ Chữ hiền nhƣ ngƣời cày Chữ lành nhƣ ngƣời bừa
Chữ nhƣ bùa yêu con đeo trƣớc ngực Cha ơi cha
Có phải đây là thời khắc
Cuộc đời con từ nay sang trang”
(Lửa chữ) – Bài 55
Y Phƣơng tự hào bởi từ thân phận những con ngƣời nghèo khổ, những con ngƣời lớn lên từ vùng núi khô cằn, ngọn lửa tình yêu quê hƣơng khiến cho mình đang đƣợc ôm ấp niềm hạnh phúc lớn lao làm chủ cuộc sống :
“ Đôi tay tôi từng bế Đá Sỏi Cát Bùn Đất… Và bây giờ
(Lọ pha lê ánh sáng) – Bài 22
Cuộc tình âm ỉ, rồi phun trào, bắt đầu từ sự lóe sáng trong tình cảm riêng tƣ rồi lắng đọng và bùng cháy. Không chỉ riêng “tôi” mà cả “em” nữa. Tất cả nhƣ núi lửa trải qua thăng trầm và cuối cùng là hạnh phúc ngập tràn :
“Ở trong tôi Có một núi lửa Mới vừa tỉnh dậy Ở trong em Có một núi lửa Cũng vừa vƣơn vai
Bỏ lại sau lƣng chuỗi buồn dài”
(Núi lửa) – Bài 108
Y Phƣơng muốn gửi gắm tâm sự qua chùm hình ảnh tƣợng trƣng kì vĩ. Cha mẹ nhƣ mặt trời với bầu trời, các con nhƣ những vì sao ánh lên niềm tin trong bóng tối nếu mặt trời không còn nữa. Những hình ảnh về mặt trời, chòm sao, ánh nắng, ánh trăng đều tạo ra những ánh sáng tự nhiên. Y Phƣơng gửi gắm vào đó những tâm trạng, những hi vọng vào cuộc sống tƣơi đẹp cứ nảy sinh nảy sinh mãi. Thế hệ này tiếp nối thế hệ khác :
“Nắng làng mình. Nắng mát
Ngƣời làng mình hay cƣời …..
Ngƣời làng mình tung tăng từ mùa thu đi ra Vừa đi vừa sáng”
(Ngồi đất) –Bài 20
Vẻ đẹp hồn hậu, lối sống chân thật, lƣơng thiện, lắng trải gian lao, cùng với những phong tục đã làm nên nét độc đáo :
Ngƣời đồng hành
Đôi chân nhƣ thỏi nắng”
(Ngƣời đồng hành) – Bài 27
“Ngƣời đồng mình” rộn ràng ngày lễ hội, vui tƣơi trong cuộc sống, gần gũi yêu thƣơng trong đời sống nội tâm, toát lên trong không gian đầy ánh sáng. Nhà thơ ngắm nhìn “ngƣời đàn bà” với sự thiện cảm :
“Ngƣời đàn bà choàng khăn tím Thoăn thoắt trong tia nắng”
(Ngƣời đàn bà choàng khăn tím)- Bài 65
Ông trân trọng những gì quê hƣơng miền núi vốn có, yêu thƣơng và trải lòng với tình yêu ấp ủ. Những khát khao, hi vọng nằm ở sự nâng niu, nhặt nhạnh cái mới đến. Nhà thơ lạc quan với những đổi mới hàng ngày hàng giờ. Cứ thế cuộc sống đem tới những khoảnh khắc vui buồn nhƣng không bi lụy, kích hoạt niềm tin để “tình yêu càng đầy” thêm mãi:
“ ..Em ơi em
Ánh sáng dù khoảnh khắc Đủ làm ta ấm lên
Nghĩ ngợi mà chi Buồn mãi mà chi
…..Càng đi càng biết mình Càng cho càng đầy mãi”
(Tình yêu càng cho càng đầy) – Bài 25
Trong một đời ngƣời, ai cũng trải qua một thời sáng nắng chiều giông. Có những khi khó khăn mong nhận đƣợc sự quan tâm của ai đó. Ai cũng có lúc trải qua giờ phút cuồng nhiệt, đắm say với những yêu thích nào đó của mình. Nhà thơ Y Phƣơng mƣợn biểu tƣợng ánh sáng để bày tỏ khát khao tình yêu, khát khao chinh phục và đi tìm hạnh phúc, ao ƣớc vƣợt qua tất cả những sóng gió, mong manh hi vọng hạnh phúc đang chờ đợi ở cuối con đƣờng, để
tiếp tục lại bƣớc tiếp: “Ở cuối con đƣờng hầm Gặp ánh sáng Làm ta chói mắt Ánh sáng đƣa tay dắt Nào Ta tiếp tục lên đƣờng” (Nắng ấm) – Bài 90
Tất cả những cung bậc cảm xúc đan cài, xáo trộn khi yêu đã đƣợc Y Phƣơng thể hiện một cách lãng mạn. Dù sáng sớm bình mình hay lúc chiều tà ông cũng nhƣ tìm thấy bóng hình của mình lồng trong ánh mắt ngƣời yêu. Cảnh vật rộn rã trong cảm xúc tƣơng đồng của con ngƣời:
“Mặt trời tƣơi Bò Lăn Miết Nhiệt tình lên ngọn cỏ …. Ôi! Tình yêu Tƣơi mới Hoàn nguyên Vô tận” (Mặt trời và cỏ) – Bài 61
Y Phƣơng quyến luyến và có những câu thơ dễ đi vào lòng ngƣời bởi sự nhẹ nhàng, tình cảm khiến ngƣời đọc cảm động. Nỗi nhớ thiết tha cái bóng dáng ngƣời yêu, tình cảm giản dị, chân thành không bao giờ xƣa cũ đem đến những cảm xúc mới mẻ:
Chập nhau thảnh ban chiều”
(Sáng) – Bài 62
Tình yêu là vậy. Nỗi nhớ khi xa cách, yêu thầm lúc đợi chờ, vì yêu nhiều mà luôn nhớ mong, chờ đợi. Cho dù đang ở bên, khi xa cách, yêu nhiều nên nối nhớ cứ đong đây trong tâm hồn. Vì thế mà khuôn mặt, nụ cƣời vòng ngực, bờ vai em thổn thức trong lòng anh:
“Em là sao
Chùm lên anh lung linh”
(Em là) – Bài 64
Sáng tác của nhà thơ Y Phƣơng trong “Vũ khúc Tày” tràn đầy các giá trị nhân văn cao đẹp của bà con dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc. Đó là khúc ca về mạch nguồn bất tận của sự sống, là tình yêu lấp lánh mà ông gửi gắm vào câu từ, gửi vào lối diễn đạt nôm na nhƣng giàu tính hình tƣợng nghệ thuật. Ông đã xây dựng lối nói ẩn dụ mộc mạc nhƣng cũng lắng sâu các giá trị văn hóa Tày trong tác phẩm của mình. Nhiều bài thơ mang tính sáng tạo vần điệu, góp phần làm phong phú thêm thể thức thơ ca đƣơng đại và khẳng định vị trí của thơ ca dân tộc thiểu số trong dòng chảy văn hóa dân tộc Việt Nam. Cách ngắt dòng theo lối bậc thang, đặt câu mang mang lối diễn đạt của quê hƣơng bình dị:
“Lại chờ đợi ánh sáng Ánh sáng đến rồi tối Rồi từ từ sáng Đều đặn Đến Đi Đều đặn Đến Đi Đều đặn
Ánh sáng trong văn vắt Chƣa kịp nhìn đã khuất Chƣa kịp vui đã buồn”
(Ánh sáng) – Bài 80
Bằng cách nói giản dị ấy, tác giả truyền đến ngƣời đọc những rung cảm trực tiếp, ngân lên sợi dây mỏng manh của buồn vui, trăn trở, yêu thƣơng…