Ngân hàng đầu tư vốn, trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp > thành lập những công ty mới trên thị trường.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI_TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1 (Trang 51 - 54)

II. NGHIỆP VỤ TÀI SẢN CÓ – NGHIỆP VỤ SỬ DỤNG VỐN

3. Ngân hàng đầu tư vốn, trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp > thành lập những công ty mới trên thị trường.

❑ Nghiệp vụ tạo lập vốn là cơ sở để phát triển nghiệp vụ sử dụng vốn, xuất hiện trước và quyết định quy mô nghiệp vụ sử dụng vốn.

❑ Nghiệp vụ sử dụng vốn xuất hiện sau, trong chừng mực nhất định, nghiệp vụ sử dụng vốn có tác động quyết định đến nghiệp vụ tạo lập vốn.

❑ Tạo lập vốn được hiểu là các hình thức huy động mà doanh nghiệp sử dụng để nhằm thiết lập nguồn tài chính để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình tạo lập vốn được bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, sau đó là việc lập các kế hoạch huy động vốn, có gắn với thời gian và phương thức huy động. Cuối cùng là tiến hành huy động vốn.

❑ Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay do đó giữa hoạt động tạo lập vốn (là huy động vốn) và hoạt động sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Để có vốn vay ngân hàng phải thực hiện công tác huy động. Nếu số lượng vốn huy động nhiều thì ngân hàng có thể tăng cường hoạt động sử dụng vốn, khi đó ngân hàng có thể mở rộng các khoản cho vay, các khoản đầu tư.

❑ Tuy nhiên số lượng vốn huy động cơ cấu, loại hình, thời gian huy động lại phụ thuộc vào phương hướng kinh doanh tức là vào chiến lược tín dụng của ngân hàng. Khi ngân hàng muốn mở rộng doanh số cho vay nhằm chiếm lĩnh những thị trường lớn hơn, lúc này ngân hàng cần phải tăng cường hoạt động huy động vốn nhằm huy động số vốn cần thiết.

❑ Trong trường hợp doanh số cho vay của ngân hàng không tăng nhưng để tăng lợi nhuận, giảm bớt loại vốn huy động có lãi suất cao, tăng cường vốn huy động có lãi suất thấp, giảm bớt chi phí của việc huy động.

❑ Còn khi ngân hàng muốn thu hẹp hoạt động tín dụng thì bắt buộc phải có sự thay đổi tương ứng trong hoạt động huy động nhằm giảm bớt một cách tương ứng lượng tiền không cần thiết. Nhờ đó tránh được những chi phí mà ngân hàng phải gánh chịu nếu không có sự đồng bộ giữa huy động và sử dụng.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY CÁC NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI_TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 1 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)