Thời kỳ nhà Nguyễn kháng chiến chống quân xâm lược Pháp

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 43 - 46)

2.2 .Thời kỳ nhà Hồ kháng chiến chống quân Minh

2.3. Thời kỳ nhà Nguyễn kháng chiến chống quân xâm lược Pháp

2.3.1. Tình hình chính trị

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta ở Đà Nẵng, đây là một hành động không quá bất ngờ với nhà Nguyễn vì trước đó thực dân Pháp đã có rất nhiều hành động biểu thị sự xâm lược nước ta.

Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, tình hình chính trị của nhà Nguyễn cũng gặp nhiều rối ren. Nội bộ triều đình đã có sự phân hóa và nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Điều này đã làm cho bộ máy lãnh đạo kháng chiến bị phân tán trầm trọng và không đưa ra được một quyết sách chống giặc Pháp thống nhất.

Mặc dù, chiếm được Gia Định, nhưng với lực lượng quân sự hiện tại thực dân Pháp nhận thấy chưa đủ sức mở rộng phạm vi chiếm đánh ra toàn Việt Nam nên đã khôn khéo gửi thư cho triều đình xin giảng hòa. Sự kiện này đã châm ngòi cho những cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhóm đình thần trong triều về việc nên thủ hay công, hòa hay chiến. Triều đình chia làm 5 nhóm với 5 luồng ý kiến trái chiều nhau:

Nhóm thứ nhất gồm các viên quan đứng đầu Viện cơ mật của triều đình như: Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Lưu Lượng nhóm này đã chủ trương hòa thay vì chiến, theo họ hòa để giữ sức cho quân sĩ. Theo họ “Bãi việc binh đao cho dân nghỉ ngơi, liệu thế thời mà nuôi sức thì chiến không bằng hòa. Nhưng cần giữ cho chắc rồi sau sẽ bàn (...). Giặc lấy thuyền bền súng nhạy làm nghề giỏi ở ngoài biển rộng sóng gió, thế ta cũng tranh đua được với họ. Về kế sách thì hiện giờ nên lấy tranh thủ làm chính. Giữ có vững vàng thì sau mới nói đánh hay hòa được. Nếu trước hết mà giữ không chắc thì chiến đã không được, lại e rằng hòa cũng không đủ trông cậy. Đến như cách công thủ Hoàng thượng đã chỉ thị đủ rồi, không thiếu gì nữa. Cứ theo cách đó mà làm thì cũng đủ đánh giặc”[11;36].

Việc đưa ra quan điểm hòa này thực chất thể hiện sự hèn nhát của bộ phận quan lại này. Họkhông nhận thấy một điều rằng quân Pháp lúc này đã suy yếu nên chúng mới chủ trương xin giảng hòa.

Nhóm thứ hai thì có quan điểm nên thủ, thủ để chờ giặc yếu, chờ giặc mỏi rồi sẽ đánh. Những người có tư tưởng này thìcho rằng cách đánh giặc cốt giữ vững là hơn và cách giữ cần phải nuôi sức vững chắc và tùy cơ ứng phó.

Nhóm thứ ba thì chủ trương nên hòa có mức độ. Họ đề nghị triều đình sai quân sứ Quảng Nam lấy nghĩa lý mà làm thu trách dịch: “Liệu viết thu trách Pháp hay lấy nghĩa mà nói, xem họ nếu chỉ muốn thông thương như cũ hoặc xin bỏ đạo cấm đạo mà họ rút lui thì giảng hòa cũng chẳng hại gì. Nếu họ dối trá, chẳng đánh cũng chẳng hòa thì ta chỉ có sức thủ mà thôi”[11;38].

Việc không dứt khoát trong chủ trương như vậy sẽ càng gây thêm rối loạn trong triều đình. Nhưng có thể thấy những người theo nhóm này cùng đều có thái độ hèn nhát, sợ giặc và chủ trương hòa là chính.

Nhóm thứ tư cho rằng nên hòa ngay với Pháp, theo họ phép dụng binh lấy mình nhàn rỗi nhằm đối phó nhằm đối phó với quân giặc nhọc mệt. Nay giặc nhàn rồi mà ta mệt nhọc thì việc đánh và giữ là rất khó. Hòa tuy là hạ sách nhưng hiện nay chính là lúc cần củng cố quân lính và dưỡng sức dân. Nay giặc muốn cầu hòa thì ta không nên chần chừ để lâu sợ có biến. Đây là một nhận định

sai lầm của các đình thần họ không nhận thấy được lúc này Pháp đang yếu nên mới cầu hòa [11; 38].

Nhóm thứ năm kiên quyết phản đối hòa nghị và chủ trương phải tấn công giặc ngay. Họ đề xuất những biện pháp đánh giặc cụ thể cho từng vùng. Theo họ, ở Quảng Nam và Gia Định thế đất và tình hình giặc cũng có khác nhau một chút. Tại Quảng Nam số thuyền ở Tây dương có ít, hiện đã vào sâu trong lòng sông, còn có cơ đánh úp được. Còn Gia Định thì có nhiều thuyền của Tây dương đang đóng, lại gần mặt biển, khiến quân ta khó lại gần được. Bởi vậy quân thứ Quảng Nam cần phòng bị rất nghiêm, đợi chúng vào sâu rồi đánh chúng ở trên bộ để thu toàn thắng. Quân thứ Gia Định nên cùng các tỉnh, họp sức tiến đánh, khi đã nhử được tàu của Tây dương vào. Ở Gia Định đã thắng thì ở Đà Nẵng cũng lần lượt dẹp tan quân địch. Nếu hòa thì các việc: bỏ điều cấm, cho thông thương, dựng nhà thờ đạo, lập phố bán hàng, trăm cách gian giảo đều bởi trong một chữ hòa mà ra cả, các tệ hại khác không thể nói xiết được. Có thể thấy các nhóm định thần này họ đã nhận thức rất rõ về quân địch, họ biết được chỗ nào giặc yếu để đánh, chỗ nào giặc mạnh để phòng. Họ cũng nhận định rất rõ tác hại sâu sa của việc nghị hòa[11;38].

Tuy nhiên, trong năm nhóm đình thần này, nhóm chủ chiến không đông và không có phẩm hàm cao trong triều đình nên không thể tạo ra nguy thế áp đảo. Còn nhóm chủ hòa thì gồm đa số quan lại triều đình đã chiếm được ưu thế trong triều, lại được vua Tự Đức ủng hộ nên quan điểm của họ được đưa lên làm quốc sách.

Chính những quyết định sai lầm này của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp có thời gian củng cố lại lực lượng quân đội, chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài về sau. Quyết định của vua Tự Đức đã thể hiện sự sỡ hãi, không nhạy bén của người đứng đầu điều này càng làm cho quân địch thấy được sự yếu kém của đất nước. Chính quyết định này của vua Tự Đức đã làm cho nội bộ triều đình ngày càng mâu thuẫn sâu sắc hơn.

Sau hiệp ước Nhâm Tuất bất hòa của nội bộ của triều đình Nguyễn lại đẩy lên cao hơn. Trong nội bộ phe chủ hòa lúc này lại có sự bất đồng, chia làm hai

quan điểm khác nhau. Có người thì cho rằng nhà Nguyễn hòa để tiến, có người cho rằng hòa để đầu hàng giặc. Mâu thuẫn đã thực sự đẩy lên cao và rối ren hơn trước rất nhiều.

Cùng với việc trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp, trong triều đình lúc này còn xuất hiện tư tưởng cải cách. Tiêu biểu có Nguyễn Trường Tộ, coi hòa là giải pháp chiến lược, là để canh tân đất nước và chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Trái với hành đồng nghị hòa của triều đình thì trong lòng nhân dân chỉ có một tinh thần chung duy nhất là quyết chiến. Ở Bắc Kỳ, tinh thần kháng chiến vẫn dâng cao mạnh mẽ, tổ chức chiêu binh vào Nam đánh giặc. Đoàn quân Nam tiến với khoảng 300 người đã hăm hở vượt mọi gian nan vào Quảng Nam đánh giặc.

Ở Nam Kỳ, nhân dân đã chủ động tổ chức đánh giặc ngay từ những ngày đầu tiên. Khắp các làng xã nhân dân chủ động khuyên góp của cải, phục vụ hay trực tiếp tham gia chiến đấu. Người dân ở Định Tường đã quyên góp được 8000 cân sắt sống, 2700 quan tiền và 200 phương tiện gạo để giúp quân nhu. Các đội nghĩa dũng đánh Pháp ngày được thành lập càng nhiều. Đây là những đội quân có tinh thần chiến đấu rất cao, dũng cảm, có tổ chức và có người chỉ huy. Có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân được nổ ra ở giai đoạn này tiêu biểu có khởi nghĩa của Trương Định, gây cho địch nhiều khó khăn. Hay chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2, khởi nghĩa Giáp Tuất đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại.

Vì triều đình và nhân dân có quan điểm kháng chiến khác nhau nên rất nhiều lần những sĩ phu yêu nước mong muốn được cùng triều đình đánh giặc thì triều đình lại từ chối. Thậm chí nhà Nguyễn từ năm 1862 trở đi vì lo sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ảnh hưởng đến Pháp nhà Nguyễn đã tổ chức các lực lượng kháng chiến. Chính vì thế, mà có rất nhiều lần nhà Nguyễn đã bỏ lỡ các cơ hội để phản công Pháp. Tinh thần chống nhà Nguyễn của nhân dân ngày càng dâng cao quyết liệt, nhân dân không chỉ làm nhiệm vụ đánh Pháp mà còn cả nhiệm vụ chống triều đình Nguyễn.

Một phần của tài liệu Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)