Khái quát về thành tích khoa bảng của xã Xuân Lũng thời phong kiến

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã xuân lũng, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 42)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2. Khái quát về thành tích khoa bảng của xã Xuân Lũng thời phong kiến

Giáo dục của xã Xuân Lũng nói riêng và cả tỉnh Phú Thọ nói chung cũng nằm trong tiến trình hình thành và phát triển giáo dục của Việt Nam thời phong

kiến. Tỉnh Phú Thọ có 25 người đỗ đại khoa, đứng thứ 14 – một thứ hạng trung bình, riêng xã Xn Lũng có 4 người đỗ đạt. Tổng số 25 nhà khoa bảng của tỉnh Phú Thọ đời Trần, Hồ, Lê, Mạc và Lê Trung Hưng, so với các miền khác ở vùng đồng bằng vốn được tiếp xúc sớm với học hiệu và khoa trường là một con số khiêm tốn. Song khơng vì thế mà không đạt tới đỉnh cao của “ cửa Khổng, sân Đình” với các nhà khoa bảng, nhà thơ, nhà Nho học làm sang danh cho hậu thế, xứng nghiệp tổ tiên.

Không rõ tự khi nào Xuân Lũng được xếp vào hạng "sách", tức là một vùng đất biên viễn hẻo lánh (nay Xuân Lũng vẫn là một xã miền núi). Khơng ai nghĩ rằng chính từ trong vịng rào cản khép kín với bên ngồi này, Xn Lũng đã sản sinh ra vài trăm giám sinh (cử nhân), sinh đồ (tú tài), những cụ kép, cụ cử, những ông nhất trường, nhị trường cùng một đội ngũ đông đảo những ông đồ vô danh qua nhiều thế hệ, thể hiện qua những văn bia đặt tại văn chỉ của xã.

Văn bia văn chỉ của xã Xuân Lũng hiện được biết đến gồm 3 bia (5 mặt), do Học viện Viễn đông Bác cổ Pháp in dập vào những năm trước đây, đang có thác bản lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Dưới đây là giới thiệu nội dung tóm tắt của từng bia.

Bia thứ nhất: Cấu tác từ vũ bi, gồm 2 mặt, khổ 1,05 x 0,70m. Mặt trước (No 8063), trán bia chạm hình đơi rồng chầu mặt trời, xung quanh mây lửa, hai bên diềm thân bia trang trí hình hoa cúc dây leo, diềm chân bia chạm hình một bơng sen ở giữa, hai góc có hai con thú chầu vào. Lịng bia khắc toàn chữ Hán, gồm 21 dịng, dịng nhiều 44 chữ, dịng ít 21 chữ, chữ chân phương dễ đọc. Mặt sau (No 8064) trang trí như mặt trước, chỉ khác thay hình đơi rồng bằng hình đơi phượng. Mặt này ghi niên đại dựng bia, vào ngày mồng 8, tháng 9, năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1730), cùng tên người soạn văn bia là Giám sinh Nguyễn Minh Phùng, người soạn bài tán là Giám sinh Nguyễn Công Trực. Bia cho biết: “Nay thấy Sơn Vi là nơi thắng địa, Xuân Lũng là chốn danh hương, xưa kia các vị tiên hiền phù trì đại đạo, gây nền dựng móng khơi khoa (..) Bèn dựng bia cao, trong bia viết ký, ghi lại họ tên chức tước của các vị đỗ đạt lưu truyền cho mn đời

sau thấy rõ”. Sau đó ghi tên các vị khoa mục, bắt đầu từ Thái học sinh Bùi Ứng Đẩu đến Sinh đồ Nguyễn Danh Quán, gồm 78 vị.

Bia thứ hai: Trùng thuyên bi ký, gồm 2 mặt, khổ 1,30 x 0,67m, khơng trang trí hoa văn. Mặt trước (No 18721) khắc 19 dịng chữ Hán, dịng nhiều 70 chữ, dịng ít 1 chữ. Mặt này ghi niên đại dựng bia, vào ngày mồng 5 tháng 10, năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793). Mặt sau (No 18722), gồm 8 dòng, dòng nhiều 68 chữ, dịng ít 29 chữ. Cuối bia ghi tên người soạn bài văn là Giám sinh Dương Đạo, người khắc chữ là Nguyễn Trọng Nghiễn. Bia ghi hoạt động của hội Tư văn xã Xuân Lũng: “Vào năm Canh Tuất (1790) trùng tu từ vũ, từ vũ cũ mà được mới thêm. Đến năm Nhâm Tý (1792), lại sửa sang tiền đường, cũng từ chỗ đổ nát mà được khang trang. Lại mời thợ chọn đá khắc bia, trên ghi hiển danh các vị đỗ đại khoa, thứ đến ghi rõ đường quan nghiệp của họ, dưới là khắp tiếp hậu sinh bản quận, đều lần lượt có tên khiến có thể truyền mãi về sau”. Phần kê tên người đỗ đạt bắt đầu từ Tiến sĩ Nguyễn Doãn Cung đến Xã trưởng Nguyễn Quốc Bưu, gồm 87 vị.

Bia thứ ba: Tu tác từ chỉ bi, gồm 1 mặt (No 18720), khổ 0,96 x 0,62m. Trán bia chạm hình đơi rồng chầu mặt trời, diềm bia khơng trang trí hoa văn. Lịng bia khắc 15 dòng chữ Hán, dòng nhiều 44 chữ, dịng ít 1 chữ. Bia do Thông phán Nguyễn Văn Thịnh soạn thảo, cử nhân Nguyễn Thông nhuận sắc.

Khác với 2 bia trên, bia thứ ba không ghi niên đại, song căn cứ vào nội dung, thấy nhắc đến năm Tân Mùi, vốn là năm hội Văn thân xã Xuân Lũng đứng ra quyên góp tiền và tu tạo lại văn chỉ; lại thấy cả chức Bắc Kỳ Nghị viên - chức vụ xuất hiện thời cận đại, thì có thể đốn định năm Tân Mùi nói trong bia ứng với năm 1931, tức năm đó dựng bia, hoặc muộn hơn đôi chút. Bia cũng ghi tên người đỗ đạt, từ Giám sinh Nguyễn Thuận đến Nguyễn Ngữ, gồm 37 vị.

Giá trị tư liệu của cụm văn bia xã Xuân Lũng thể hiện trên nhiều mặt. Nhờ những văn bia này, ta có thể biết tại một vùng quê cách xã Hà Nội ngày nay chừng 100 km về phía Tây Bắc, nhưng đây là một vùng văn hiến, có nhiều người thành đạt bằng con đường khoa cử. Giới nghiên cứu biết đến xã Phượng Dực - một làng vùng đồng bằng, có 230 người đỗ đạt khao trường, thì ở xã Xuân

Lũng - một làng vùng trung du, theo thống kê của chúng tôi, một làng khoa bảng danh tiếng trên vùng đất trung du mà sau ngót mười thế kỷ phát triển của nho học đã sản sinh ra 205 người đỗ đạt theo các thứ bậc khác nhau, trong đó có 4 đại khoa là Tiến sĩ (TS) Bùi Ứng Đẩu, TS Nguyễn Dỗn Cung, Hồng giáp Nguyễn Chính Tuân, Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc, 21 trung khoa (17 giám sinh, 4 cử nhân), 122 tiểu khoa (113 sinh đồ, 9 tú tài), số còn lại là nho sinh 12 người, quan chức 8 vị (1 tri phủ, 2 tri châu, 5 tri huyện) … [29, 90]. Đây có thể coi là một trong những cụm văn bia tiêu biểu ghi lại được nhiều tên người đỗ đạt ở cấp văn chỉ hàng xã của nước ta mà chúng tôi được thấy.

Riêng 4 vị đỗ đại khoa khắc trên bia chứa đựng những thông tin mới giúp vào việc bổ sung, đính chính tiểu sử cho các nhà khoa bảng. Đó là Bùi Ứng Đẩu: vị này thấy hai lần ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), vừa với tư cách đỗ Thái học sinh vào năm 1400, vừa với tư cách không chịu cộng tác với quân Minh, nhưng chỉ biết ông là người huyện Sơn Vi. Các sách Đăng Khoa

lục viết về ông, hoặc để trống tên xã, hoặc ghi là “khuyết xã”. Đến bia Cấu tác tự vũ bi (Bia thứ nhất, dựng năm 1730), ghi ông đứng thứ nhất trong số các vị

tiên hiền khoa mục của xã. Nhờ vậy giúp ta xác định được Bùi Ứng Đẩu là người xã Xuân Lũng của huyện Sơn Vi. [29, 51]

Hay Nguyễn Doãn Cung: vị này trong ĐVSKTT nhắc đến ông từng đi sứ sang nhà Minh vào năm 1489 và 1499, đều ghi là Nguyễn Khắc Cung. Các sách ĐKL ghi giống như ĐVSKTT.

Hoặc Nguyễn Mẫn Đốc, văn bia cũng ghi lại những chi tiết có giá trị để tìm hiểu về vị Bảng nhãn đất Xuân Lũng. Văn bia ghi: “Nguyễn Mẫn Đốc, 21 tuổi đỗ đầu khoa thi Tiến sĩ năm Mậu Dần [niên hiệu Quang Thuận thứ 3 (1518), đời Lê Chiêu Thống]. Thi Đình trúng Bảng nhãn. Làm quan đến chức Hàn lâm viện thị thư. Năm 27 tuổi theo vua [vào Thanh Hoa], tuẫn tiết. Đến thời Lê Trung hưng được gia phong Đại Vương, phong Thượng đẳng thần. Từ thi Hương đến thi Hội, ơng đều đỗ đầu. Ơng là con của Lại bộ Tả thị lang Nguyễn Doãn Cung”.

Như vậy, giữa ơng và Nguyễn Dỗn Cung còn là mối quan hệ cha con, hai người cùng đỗ Tiến sĩ, cùng làm quan giữ khí tiết trong triều…

Cũng căn cứ vào văn bia, ta thấy hội Tư văn của xã Xuân Lũng ra đời từ khá sớm, xuất hiện vào đầu thế kỷ 18, tồn tại cho đến những năm đầu của thế kỷ 20, với tên gọi mới là hội Văn thân. Theo cơ cấu làng xã cổ truyền của người Việt, đặc biệt với các làng văn hiến, vai trò của hội Tư văn đã được khẳng định, bởi họ là người đứng ra lo việc tế thờ các bậc tiên hiền và duy trì các hoạt động về văn hóa giáo dục ở địa phương. Điều đáng chú ý hơn phải kể đến quan điểm ghi tên người đỗ đạt của hội Tư văn ở đây: họ không chỉ chú trọng khắc tên người đỗ đại khoa, trung khoa, tiểu khoa như nhiều địa phương khác từng làm, mà mở rộng đến các đối tượng khác, như các vị Xã trưởng, Viên tử, miễn sai…Tức những người được thừa hưởng từ nền giáo dục Nho học. Còn những người khác, vì lý do nào đó chưa được khắc vào bia, nhưng có nguyện vọng, vẫn được hội Tư văn của xã đáp ứng, bằng cách ghi thành mục “Vọng nhập”, đặt cuối bia (No 18720). Sự phân biệt này chắc chắn có tác dụng khuyến khích học tập. Rất có thể nhờ đó mà đến nay làng Dịng vẫn phát huy được tinh thần hiếu học, ngày càng có nhiều người đỗ đạt với học hàm học vị cao.

Tóm lại, với 3 văn bia ở văn chỉ xã Xuân Lũng đã góp phần bổ sung tiểu sử cho một số nhà khoa bảng Việt Nam; đồng thời cung cấp cho ta một danh mục về các vị khoa trường ở một xã thuộc vùng trung du Bắc Bộ. Đây là một minh chứng để nói rằng, đất Phú Thọ cũng là một trong những nơi sản sinh nhiều nhân tài, đóng góp vào sự phát triển chung của nền văn hóa dân tộc. Dưới đây là bảng danh sách các vị khoa mục xã Xuân Lũng trong tổng số 205 vị được khắc trên 3 tấm bia trên.

Bảng 2.1: Danh sách các vị khoa mục của xã Xuân Lũng, trong 205 vị được khắc trên 3 tấm bia

STT Họ và tên Khoa thi Thứ bậc hoặc quan chức

1 Bùi Tư Thuận Cử nhân

2 Bùi Ứng Đẩu 1400 Thái học sinh

3 Dương Đạo Giám sinh

4 Đào Công Giám Sinh đồ

5 Đào Danh Hằng Sinh đồ

6 Đào Gia Hội Sinh đồ

7 Đào Huy Cơ Sinh đồ

8 Đào Huy Cơ Giám sinh

9 Đào Kim Giám Quan viên tử

10 Đào Vinh Chinh Sinh đồ

11 Đào Vinh Đạt Quan viên tử

.......

14 người xin được khắc vào bia (vọng nhập) gồm Cựu chánh tổng Nguyễn Huy Giai, Cựu chánh tổng Nguyễn Trinh Cát, Nguyễn Văn Cấp (đỗ nhất trường, Trú phòng), Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Liên, Nguyễn Hậu, Nguyễn Văn Hoán, Đặng Hữu Dụ, Nguyễn Xuân Dương (đỗ nhị trường), Nguyễn Khắc Toản, Thưởng thụ Chánh đội trưởng Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Thế Trường, Cựu phó lý Nguyễn Hứa, Nguyễn Thế Trung.

Biểu hiện của kết quả giáo dục chính là sự đỗ đạt trong khoa cử. Hiếu học vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta nhưng từ hiếu học đến kết quả khoa bảng rực rỡ đáng tự hào lại là việc rất khó khăn. Nhưng đây chính lại là nét nổi bật và đặc sắc trong truyền thống hiếu học và khoa bảng của quê hương Xuân

Lũng nói riêng và cả tỉnh Phú Thọ thời phong kiến nói chung. Trong việc “sơi kinh nấu sử” ngày xưa, vốn học vấn Hán học khá bề bộn và phức tạp, các quy định thi cử khắt khe nhưng các thí sinh đặc biệt những người con làng Dòng đã khơng những vượt qua được mà cịn đạt kết quả cao trở thành vùng quê văn hiến của tỉnh Phú Thọ. Trong lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến, trải qua 845 năm cả nước chỉ lấy đỗ 2894 vị tiến sĩ và phó bảng. Vì vậy việc có được học vị tiến sĩ, trạng ngun là hết sức khó khăn. Thơng qua cơng trình “Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội” do Đỗ Văn Ninh dịch các nhà nghiên cứu đã thống kê để tìm hiểu người đỗ trên tổng số người dự thi thì thấy rằng tỉ lệ đỗ là rất thấp. Ví như khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống năm thứ 5 (1502) đời Lê Hiến Tông “Bộ lễ theo lệ cũ cho sĩ tử thiên hạ vào thi Hội, có gần 5000 người qua 4 kỳ thi, có 61 hợp cách”[31; 152]. Như vậy đây là một trong những khoa thi lấy đỗ tiến sĩ nhiều nhất thì tỉ lệ cũng chỉ là 61/500, tức là đỗ chiếm tỉ lệ 1,2%. Hoặc là “Niên hiệu Hồng Thuận năm thứ 6, nước Việt Nam ấy là năm Giáp Tuất. Thời bấy giờ đang có khoa thi Hội, kẻ sĩ đua văn nghệ ở Xuân Vi có 5700 người, lọt 4 kỳ được trúng cách 43 người”[31;171]. Như vậy tỷ lệ đỗ chỉ khoảng 0,7%. Ngồi ra có những khoa thi chỉ lấy đỗ tiến sĩ với số lượng rất ít như khoa thi Nhâm Thìn, niên hiêu Quang Hưng thứ 15 (1592) đời Lê Thế Tông chỉ lấy đỗ 3 người. Khoa Quý Sửu, niên hiệu Quang Đức năm thứ 2 (1637) đời Lê Gia Tông “Kẻ sĩ bốn phương hân hoan bài ca Lộc Minh mà đến dự có hơn 3000 người, đến thi vào được đệ tứ trường chỉ chọn được 5 người trội nhất”[31; 274]. Như thế cứ 600 người thì mới có một người đỗ tiến sĩ. Do đó cũng dễ hiểu khi đỗ đạt được Nhà nước trọng vọng và trở thành niềm tự hào của cả dòng họ, quê hương.

Với tên tuổi các vị đại khoa, trung khoa và tiểu khoa từ đời nhà Hồ, nhất là từ đời Lê về sau, Xuân Lũng là đất trọng khoa (đỗ đạt) hơn hoạn (làm quan). Đây là mảng màu đẹp trong bức tranh tồn cảnh văn hiến của kẻ Dịng. Nếu các văn bia – những nhân chứng ít lời, đã đưa lại cho đời sau những thông tin đáng tự hào về việc học hành, về những hành vi cơng đức thì Hương ước bản xã giống như những thước phim quay chậm đặc tả khá chi tiết gương mặt kẻ Dòng

một thời với ba loại khốn ước, trong đó có khốn hội nói về việc học hành, đỗ đạt, ngơi thứ, khao vọng.

Qua đó có thể khẳng định rằng Xuân Lũng - Làng Dịng văn hiến có truyền thống văn hố lâu đời, có nền giáo dục phát triển rất sớm góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Tên “Làng Dòng đất học” đã trở thành niềm kiêu hãnh, niềm tự hào sâu thẳm, là di sản tinh thần của đời đời thế hệ cháu con. Truyền thống hiếu học của người Xuân Lũng là tượng đài vững chắc được xây bằng quá khứ rạng ngời khoa bảng của những tấm lòng khát khao hiểu biết tri thức của các thế hệ.

2.3 Một số cá nhân và dòng họ tiêu biểu của xã Xuân Lũng trong khoa bảng thời phong kiến

Một phần của tài liệu Truyền thống hiếu học của nhân dân xã xuân lũng, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)