Cấu trúc địa hình núi Tây Bắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi tây bắc việt nam (Trang 57 - 62)

III IV V VI VII V IX X XI XII Tháng

e. Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt

2.3. Cấu trúc địa hình núi Tây Bắc

Nét đặc trưng về cấu trúc địa hình núi Tây Bắc được thể hiện ở hướng Tây Bắc – Đông Nam của các dãy núi, thung lũng sơng, và được thể hiện ở tính chất cổ trẻ lại của núi non, sơng ngịi trong khu vực.

Cấu trúc địa hình Tây Bắc được thể hiện ở hướng Tây Bắc – Đông Nam của các dãy núi, cao nguyên chạy song song với nhau và với thung lũng sông Hồng. Tây Bắc là một hệ thống các phức nếp lồi và phức nếp lõm dạng dải, hẹp ngang sắp xếp xen kẽ nhau theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ( Hồng Liên Sơn – sơng Đà – sơng Mã - Sầm Nưa – Pu Hoạt – sông Cả).

Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam, được đánh giá là dãy núi cao và đồ sộ nhất ở Việt Nam (và cả ở bán đảo Đông Dương). Trái với các miền núi khác thường có đỉnh trịn và bị chia cắt ra thành từng khối nhỏ riêng biệt, thì dãy núi Hồng Liên Sơn chạy thành một dãy hầu như liên tục theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, có đỉnh sắc và nhọn như răng cưa, có khi như hình mũi kim, che kín cả một bầu trời phía tây.

Tuy nhiên, ngồi hướng địa hình chính tây bắc – đơng nam, thì ở phía cực tây có nhiều mạch núi lại rẽ theo hướng đông bắc. Điều đó báo hiệu cho cấu trúc sơn văn của vùng Thượng Lào đã kế tiếp.

Cấu trúc địa hình núi Tây Bắc được thể hiện ở tính chất cổ trẻ lại của núi non, sơng ngịi trong khu vực. Độ chia cắt sâu phổ biến từ 750 – 1000m, chia cắt ngang phổ biến 0,6 – 0,7km/km2.

Ở nửa bắc của dãy Hồng Liên Sơn có địa hình mang đặc điểm điển hình của miền núi cổ trẻ lại, được biểu hiện ở sườn dốc mạnh, độ dốc đạt tới 40 – 450, đường chia nước rõ sắc sảo, dạng răng cưa, chia cắt mạnh, có sơng suối vng góc với dịng chính, chia cắt sâu mạnh, nhiều khi tạo hẻm vực sâu.

Cấu trúc địa hình núi Tây Bắc khá phức tạp bao gồm ba mạch sơn văn lớn.

Sơn mạch lớn nhất án ngữ phía đơng của khu, nằm giữa sông Hồng, sông Nậm Mu và sông Đà là dãy Hoàng Liên Sơn. Dãy núi này được phát triển trên khối nâng Cổ nguyên sinh Phanxipang. Trong các vận động cổ sinh thì khối nâng Cổ nguyên sinh Phanxipang được mở rộng dần và trở nên vững chắc bởi các khối xâm nhập granit và nâng mạnh trong Tân sinh, từ đó tạo nên dãy núi cao Hoàng Liên Sơn ngày nay.

Dãy núi cao Hồng Liên Sơn có cấu trúc địa chất gồm nhiều rặng núi mà hầu hết là đá phiến kết tinh, đá hoa cương và đá có nguồn gốc phun trào. Dãy núi kéo dài 180km từ biên giới Việt – Trung tới khuỷu sông Đà ở Vạn Yên với độ cao trên 1500m, trừ đèo Khau Cọ địa hình với độ cao 1068m nằm trên đường Bảo Hà đi Than Uyên dọc thung lũng sơng Ngịi Diên, phân chia dãy núi cao Hoàng Liên Sơn thành hai bộ phận. Nửa Bắc là địa hình núi cao trên 2000m, chủ yếu được cấu tạo bởi tinh thạch cổ có xâm nhập granit. Tại đây, có một số đỉnh núi cao nhất như: Phanxipang với độ cao 3143m (mệnh danh là nóc nhà Đơng Dương), Tả Yang Phình với độ cao 3096m. Đây là những khu vực núi trong Tân kiến tạo được nâng lên với biên độ mạnh nhất khoảng 1500m. Địa hình mang đặc điểm điển hình của miền núi cổ trẻ lại, được biểu hiện ở: sườn dốc mạnh có độ dốc đạt tới 40 – 450, đường chia nước rõ sắc sảo, dạng răng cưa, chia cắt mạnh và sơng suối vng góc với dịng chính, đặc biệt chia cắt sâu mạnh nhiều khi tạo ra những hẻm vực sâu. Dãy núi Phanxipang được kéo dài tới thung lũng Ngịi Diên. Vượt qua thung lũng Ngịi Diên, nơi có con đường Bảo Hà đi Than Uyên qua đèo Khau Cọ cao 1068m, đoạn thấp nhất của dãy Hoàng

Liên Sơn sang nửa Nam là khu vực núi phun trào đá axit tuổi Jura – Kreta. Nơi đây có địa hình thấp hơn so với các khối núi trên nhưng cũng khá hiểm trở và bị chia cắt xẻ sâu. Đỉnh núi cao nhất chưa vượt quá 3000m, với các đỉnh núi cao nhất như đỉnh Pu Luông với độ cao 2983m, đỉnh Lang Cung (2913m), đỉnh Xà phình (2879m). Giữa đỉnh núi Xà Phình và đồng bằng ven sông Hồng là cánh đồng Nghĩa Lộ, lớn nhất Tây Bắc với độ cao trung bình 250 – 300m, rộng 2 – 6km, dài 16km, có ngịi thia dẫn nước và tiêu nước. Trong khu vực này cịn có các cánh đồng nhỏ khác như Mường Hum, Mường Hoa, Bình Lư, Than Uyên, Tú Lệ,… Cuối rặng Xà Phình là có con đường n Bái đi Sơn La vượt qua đèo Lũng Lô dài 11km. Trên dãy núi cao Hồng Liên Sơn cịn có đầy đủ hệ thống đai cao và các bề mặt san bằng cổ 400 – 500m ở Cốc Xan tới các bề mặt 600 – 900m, 1200 – 1400m, 1700 – 1800m, tới bề mặt 2100 – 2200m.

Tiếp theo là dãy núi sông Mã – Pu Hoạt, chạy dọc biên giới Việt – Lào. Đây là phức nếp lồi lớn kéo dài 500km có cấu trúc địa chất và địa hình cũng rất phức tạp.

Dãy núi sơng Mã – Pu Hoạt có cấu tạo địa chất chủ yếu là khối tinh thạch cổ, đá hoa cương, và các mạch phun trào riolit và porfirit. Vùng núi này đã trải qua q trình bóc mịn bình sơn ngun hóa và được vận động Himalaya nâng lên cao 100m, sau đó bị xâm thực cắt xẻ thành nhiều rặng núi với những đỉnh núi cao sàn sàn 1800m. Bắt đầu dãy núi sông Mã từ biên giới ba nước Việt – Trung – Lào là dãy Pu La San với độ cao 1867m, tiếp tới là dãy núi Pu Đen Đinh với độ cao 1614m. Sau đó, rặng núi chạy theo hình móng ngựa bao quanh Nậm Mức rồi nối vào Pu Lai Sót – nơi thủy vực của ba sơng là sơng Đà, sông Mã, sông Mê Công gặp nhau. Tiếp theo Pu Lai Sót là dãy núi hoa cương Pu Thác Mê cao 1800m, chạy giáp có con đường Tuần Giáo đi Điện Biên, nơi chuyển từ lưu vực sông Đà sang lưu vực sông Mê Công. Dãy núi cuối cùng là Pu Sam Sao với độ cao 1897m, chạy dọc biên giới Việt – Lào có một nhánh về

phía Đơng ơm lấy bờ nam cao ngun Mộc Châu, cịn một nhánh vịng xuống phía Nam nối vào dãy núi Pu Lôi với đỉnh cao 2157m.

Từ Pu Lôi, dãy núi rẽ làm hai nhánh. Nhánh trên tỏa thành dãy núi trung lưu sông Mã, sông Chu. Dãy núi sông Mã từ Điện Biên trở xuống là tinh thạch cổ hoa cương kèm phun trào riolit và porfirit. Thượng lưu sơng Mã đào lịng trong các hẻm vực khúc khuỷu, gập ghềnh tạo nên nhiều thác. Nhánh núi thứ hai từ đỉnh Pu Hoạt cao 2452m vào địa phận Nghệ An tỏa các thành các bề mặt còn ở độ cao 1200m – 1400m, với các đỉnh Bù Chó (1563m), Bù Hàm (1119m),…và đây cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Phía Đơng Bắc dãy núi sơng Mã – Pu Hoạt chìm dưới vùng phiến nham Phủ Qùy, phía Đơng Nam có một đường viền đá vôi lan ra tận sơng Con, và phía Nam sườn núi đổ xuống sơng Cả cắt xẻ thành nhiều khe sâu, hẹp.

Tiếp đến là Dải núi, sơn – cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, nằm kẹp giữa sơng Đà và sơng Mã, kéo dài 400km, rộng 10 – 25km, bao gồm các bề mặt tương đối bằng phẳng trên dưới 1000m, xen kẽ những dãy núi, những bồn địa giữa núi.

Giáp biên giới là sơn nguyên Ma Lu Thăng ăn nhập với khối đá vôi Vân Nam. Sơn nguyên Ma Lu Thăng có độ cao trung bình là 1000m, cịn đỉnh cao nhất là 1370m với vách dựng đứng trên dịng S.Nậm Na và có mặt là cánh đồng bậc thang. Tiếp theo là sơn ngun đá vơi Tả Phình rộng lớn và cao hơn sơn nguyên Ma Lu Thăng với độ cao trung bình là 1200m – 1400m, có đỉnh cao nhất với 1861m. Vượt qua hẻm vực sông Đà, sơn ngun Sín Chải có địa thế thấp hơn với độ cao trung bình 1000m, mang những đỉnh cao 1600m kéo dài 35km. Ba mặt Bắc, Tây, Đơng của sơn ngun Sín Chải dựng đứng trên khuỷu sơng Đà, chỉ có mặt nam ăn xuống một vùng tương đối trũng – vùng Tuần Châu. Nơi đây có thể đi lại dễ dàng hơn và có con đường qua Điện Biên.

Đa phần các khối núi đá vôi trên được cấu tạo chủ yếu bởi các nham tướng có tuổi Devon, Cacbon – Pecmi, nhưng được nâng lên làm trẻ hóa quá

trình cacxto tạo nên địa hình xâm thực hiểm trở với nhiều vách đứng, hang động được gọi là các sơn nguyên đá vôi. Bắt đầu từ khối đá vơi Sơn La, Mộc Châu tính chất bề mặt cao nguyên mới được biểu hiện rõ. Cụ thể ở cao ngun Sơn La có địa hình thấp hẳn xuống độ cao trung bình chỉ 600m, bề mặt rộng lớn, dài 90km, rộng 20km, có quang cảnh trù phú hơn các cao nguyên nói trên. So với cao nguyên Sơn La thì cao nguyên Mộc Châu cách cao nguyên Sơn La bởi thung lũng Nậm Sạp có địa thế cao và kém bằng phẳng hơn, gồm các dải núi đá cao 1200m – 1400m, giới hạn ngồi rìa bởi những hành lang phẳng ở độ cao 400m – 500m. Trên mặt cao nguyên, dòng suối khi ẩn khi hiện và đổ ra ở cửa suối Rút – nơi đây là cửa ngõ của cao nguyên Mộc Châu. Cao nguyên Mộc Châu thấp dần và tiếp tục đến Nho Quan, Hồi Xuân. Nhưng tới đây chỉ còn là những giải cao nguyên nhỏ và cánh núi riêng rẽ. Đó là cao nguyên Lũng Vân và các đồi núi đá vơi giữa Ninh Bình – Thanh Hóa. Cao ngun Mộc Châu cũng giống như cao nguyên Sơn La được cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi xen lẫn đá phiến và cát kết tuổi Triat. Đá vơi tuổi Triat tạo nên địa hình caxcto xâm thực. Trong Tân kiến tạo, các cao nguyên này nâng lên yếu, q trình bào mịn diễn ra mạnh, quá trình caxcto già hơn tạo nên bề mặt bằng phẳng, có dịng nước xuất hiện trên mặt và quang cảnh trù phú hơn. Như vậy qua phân tích trên, nhận thấy về tuổi đá vôi Sơn La, Mộc Châu trẻ hơn các sơn nguyên đá vơi ở nửa phía Bắc, nhưng ngược lại về mặt hình thái thì già hơn.

Từ kết quả phân tích trên, ta có thể nhận thấy cấu trúc địa hình khu vực núi Tây Bắc được thể hiện ở hướng địa hình Tây Bắc – Đơng Nam của các dãy núi thung lũng sông và được thể hiện ở tính chất cổ trẻ lại của núi non sơng ngịi trong khu vực.

Cấu trúc địa hình núi Tây Bắc khá phức tạp được thể hiện ở ba mạch sơn văn lớn là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy núi sông Mã – Pu Hoạt, dải núi sơn – cao ngun đá vơi từ Phong Thổ đến Thanh Hóa.

Tất cả các đặc điểm trên của cấu trúc địa hình sẽ tác động mạnh mẽ tới các thành phần tự nhiên khác trong khu như thủy văn, khí hậu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm địa hình núi tây bắc việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)