Tăng cờng công tác kiểm tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam- thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 41)

III. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thơng mại Việt Nam

3.Tăng cờng công tác kiểm tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro

Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng thờng xuyên gặp rủi ro, vì vậy cần có 1 cơ chế vận hành khép kín về thời gian kể từ khi cho vay đến khi thu hết vốn và lãi. Nhng cho tới nay, các NHTM Việt Nam cha thực sự chủ động phòng ngừa rủi ro, chỉ đến khi đã xảy ra rủi ro thì mới tìm biện pháp giải quyết, khắc phục. Do đó, thực tế hiện nay ở nớc ta là các ngân hàng cần chú trọng hơn đến việc phát triển hệ thống thông tin quản lý và các biện pháp phòng tránh rủi ro. Ngân hàng cần tăng cờng kiểm tra định kỳ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng nh kiểm tra giá trị bảo đảm khoản vay qua giá trị thị trờng của tài khoản đảm bảo. Đồng thời cũng phải thờng xuyên kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ ngân hàng để tránh tình trạng thoái hoá của cán bộ, nhân viên ngân hàng dẫn đến vi phạm các nguyên tắc.

Ngoài việc tăng cờng kiểm tra, kiểm soát, các NHTM còn cần phải có các biện pháp để phân tán rủi ro. Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá hoạt động tức là dàn trải tổng giá trị ngân quỹ có đợc vào nhiều loại tài sản khác nhau. Ngân hàng cũng có thể lập quỹ dự phòng rủi ro và tham gia bảo hiểm tín dụng hoặc đa dạng hoá các lĩnh vực đầu t tức là không cho vay một doanh nghiệp hay một ngành một khoản tín dụng quá lớn.

Rủi ro thờng gặp nhất trong kinh doanh ngân hàng là rủi ro tín dụng tức là ngời vay không trả đợc nợ. Vì vậy biện pháp tối u nhất để phân tán đợc rủi ro là phải sàng lọc, giám sát để chọn ra những khách hàng có triển vọng tốt. Điều này cũng góp phần làm giảm rủi ro đạo đức tức là ngời vay cố tình không trả nợ.

Mặc dù đã áp dụng nhiều cách thức khác nhau nhng các nhà quản lý cho vay vẫn phải có biện pháp chắc chắn hơn để buộc ngời vay hoàn thành trả nợ hoặc lờng

trớc các tình huống bất ngờ khiến ngời vay không trả đợc nợ. Đó là hình thức bảo đảm, thế chấp hoặc bảo lãnh. Để thực hiện hình thức này, các ngân hàng cần định giá tài sản đảm bảo một cách chính xác nhằm góp phần xác định một phần mức hay hạn mức cấp tín dụng. Tuy nhiên cũng cần năng động trong việc xác định mức vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo để việc kinh doanh của ngân hàng có thể đợc thực hiện. ở đây các ngân hàng phải đề ra những đối sách năng động, linh hoạt, phù hợp để đảm bảo đợc nguồn vốn cho vay đồng thời vẫn có lợi nhuận mà lại giữ đợc khách hàng. Bên cạnh các biện pháp trên, các NHTM cần duy trì dự trữ, kiểm soát thanh khoản của tài sản và duy trì vốn tự có nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và sự an toàn của ngân hàng.

Có thể nói việc tăng hiệu lực kiểm tra giám sát, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nó nhằm phát hiện sớm những lệch lạc, nguy cơ có thể dẫn đến đổ vỡ, kiên quyết xử lý bằng các biện pháp sáp nhập, giải thể, rút giấy phép kinh doanh với những ngân hàng không đủ điều kiện tồn tại hoặc vi phạm nghiêm trọng luật pháp Nhà nớc. Qua đó kịp thời chấn chỉnh với tinh thần xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh và có hiệu quả.

4. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ

Hoạt động của hệ thống NHTM ngoài một nghiệp vụ cơ bản là tín dụng còn có rất nhiều nghiệp vụ khác nh: kinh doanh vàng bạc, đá quý, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, các dịch vụ t vấn, môi giới chứng khoán hay bất động sản,... Trên thực tế thu nhập từ các hoạt động đó thờng chiếm tỷ trọng trong tổng thu nhập nhng đang ngày càng đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng.

ở Việt Nam hiện nay, các dịch vụ ngân hàng còn rất ít và đơn điệu không thể đáp ứng đợc nhu cầu của nền kinh tế. Đây là 1 trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thơng mại. Do đó cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Trớc hết, ở tầm vĩ mô, Chính phủ phải nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống luật lệ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế. ở tầm vĩ mô, các ngân hàng cần sớm thực hiện đề án ứng dụng công nghệ tin học vào dịch vụ thanh toán của toàn bộ hệ thống ngân hàng thơng mại. Việc hiện đại hoá công nghệ thanh toán phải theo hớng hoà nhập với cộng đồng thế giới. Có nh thế mới rút ngắn đợc thời gian và chi phí giao dịch. Muốn vậy, các ngân hàng phải giảm dần tiến đến loại bỏ ngân phiếu thanh toán bằng cách khuyến khích mở rộng việc dùng séc và các loại thẻ điện tử. Cần phải mở rộng việc thanh toán không dùng tiền mặt ra hệ thống liên ngân hàng để thoả mãn yêu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh hoạt động tài trợ thơng mại, tăng cờng quản lý và sử dụng tốt các phơng thức thanh toán. Ngoài ra việc mở rộng mạng lới ngân hàng đại lý, đặc biệt là kích

thích nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, nhằm nâng tỷ trọng ngân hàng lên cao hơn là rất có lợi. Các sản phẩm ngân hàng không chỉ cần phong phú về chủng loại mà còn phải liên tục đợc cải tiến về chất lợng đồng thời với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ, nhân viên.

Tóm lại, trong điều kiện chất lợng tín dụng còn nhiều yếu kém nh hiện nay thì việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ sẽ là giải pháp đáng quan tâm để nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam.

5. Đào tạo và nâng cao chất lợng cán bộ và nhân viên ngân hàng.

ở Việt Nam, các cán bộ tín dụng ngân hàng hiện tại vừa thừa cán bộ yếu về trình độ năng lực, yếu về đạo đức, tác phong lại vừa thiếu những cán bộ có năng lực chuyên môn, có đạo đức trong sáng. Do đó cần thiết phải có các giải pháp hữu hiệu, sớm tạo ra đội ngũ tín dụng ngân hàng đủ "lực và tâm", đáp ứng đợc yêu cầu mới của công tác tín dụng ngân hàng trong cơ chế thị trờng.

Trớc hết, cần nhanh chóng nâng cao kiến thức về kinh tế thị trờng nói chung và kiến thức về tín dụng - ngân hàng nói riêng cho đội ngũ cán bộ thông qua việc đào tạo mới, đào tạo lại. Đặc biệt phải trang bị cho cán bộ tín dụng ngân hàng nắm vững và chuyên sâu về tay nghề cũng nh kỹ năng tín dụng. Các cán bộ nhân viên ngân hàng cần phải đợc thực hành tạo thói quen để khỏi bỡ ngỡ khi bớc vào thực tế làm việc. Ngân hàng nên thờng xuyên, liên tục phổ cập hình thức mới về hoạt động tài chính - tín dụng trong nớc và quốc tế đặc biệt là các nghiệp vụ mới và hớng dẫn các bí quyết kinh doanh.

Tăng cờng cán bộ không chỉ có học vấn mà còn phải có phẩm chất đạo đức liêm khiết, trong sáng. Đồng thời cũng phải thờng xuyên thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, luân phiên cán bộ tín dụng trong quản lý khách hàng vay vốn nhằm loại bỏ việc móc ngoặc, thông đồng giữa khách hàng và cán bộ xem nhẹ quy chế cho vay.

Các cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng phải có sự phân công quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng. Từ đó tránh đợc kẽ hở có khả năng gây nên rủi ro, nâng cao mức độ chuyên môn hoá trong các khâu quan trọng.

Ngoài ra, còn có 1 nội dung quan trọng nhng lại cha đợc chú trọng. Đó là việc đào tạo, huấn luyện lòng trung thành của cán bộ, nhân viên với ngân hàng của mình. Nâng cao chất lợng cán bộ không chỉ về chuyên môn mà còn cả ngoại ngữ, tin học và khả năng ứng xử hay phong thái giao dịch làm việc. Kinh nghiệm cho thấy, với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là NHTM, lòng trung thành của nhân viên là điều không thể thiếu. Nếu mỗi nhân viên biết chăm lo, gắn bó trung thành với ngân hàng thì ngân hàng thơng mại sẽ phát triển lớn mạnh.

Tóm lại, nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp trên thì sẽ có điều kiện nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng, nâng cao chất lợng đầu t vốn, góp phần lành mạnh hoá tín dụng ngân hàng, tăng thu nhập cho các ngân hàng thơng mại, làm cho chúng không ngừng phát triển, tăng đóng góp lợi nhuận cho đất nớc.

Kết luận

Ngành ngân hàng có một đặc thù rất riêng biệt không giống với bất cứ một ngành nào khác trong nền kinh tế. Đó là hoạt động của chỉ một ngân hàng cũng có ảnh hởng đến toàn hệ thống ngân hàng và qua đó tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Chỉ cần một ngân hàng phá sản cũng sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống. Và đây là một yếu tố cực kỳ nguy hiểm gây ra những tác hại vô cùng nghiêm trọng. Chính vì vậy, công cuộc cải tổ và phát triển hệ thống ngân hàng đòi hỏi sự quản lý và điều hành không chỉ của lãnh đạo ngành ngân hàng mà còn cần đợc các cấp, các ngành có liên quan quan tâm, xem xét. Có nh vậy quá trình đổi mới trong ngân hàng mới đạt đợc hiệu quả nh mong muốn.

Ngay trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội IX, Đảng ta cũng đã xác định: "Phải xây dựng hệ thống ngân hàng thơng mại Nhà nớc thành những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ có uy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trờng. Xoá bỏ sự can thiệp hành chính của các cơ quan Nhà nớc đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng thơng mại Nhà nớc. Nâng cao năng lực giám sát của ngân hàng Nhà nớc và công tác kiểm tra nội bộ của các ngân hàng thơng mại,...".

Nh vậy, có thể nói rằng, hệ thống ngân hàng nói chung cũng nh các ngân hàng thơng mại nói riêng đang đóng vai trò vô cùng to lớn để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nớc ta.

Danh mục tài liệu tham khảo

- Frederic Minskhin, Tiền tệ ngân hàng và thị trờng tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1998.

- Cao Sĩ Khiêm, Những vấn đề cơ bản về tiền tệ tín dụng và ngân hàng trong

bớc đầu đổi mới ở Việt Nam, Viện Khoa học Ngân hàng, 1995.

- Tìm hiểu hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trờng, NXB Hà Nội, 1990.

- R.Raymond, Tiền tệ, ngân hàng và tín dụng, NXB Ngân hàng, 1992.

- Lê Văn T, Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, NXB Thống kê, 1998.

- David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia.

- Bành Định Tiên, Đại cơng về tiền tệ tín dụng, NXB Thống kê, 1997. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Báo cáo thờng niên 1998, 1999.

- Tạp chí ngân hàng 1998, 1999, 2000.

mục lục

Phần mở đầu...1

Chơng I 4 Lý luận chung về ngân hàng thơng mại...4

I. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng...4

1. Thời kỳ hoạt động của các ngân hàng sơ khai...4

2. Từ thế kỷ V đến thế kỷ XVII...5

3. Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX...6

4. Từ đầu thế kỷ XX đến nay...6

II. Khái niệm ngân hàng thơng mại...7

1. Khái niệm...7

2. Đặc điểm...8

III. Chức năng của ngân hàng thơng mại...8

1. Chức năng trung gian tín dụng...8

2. Chức năng trung gian thanh toán...9

3. Chức năng tạo tiền...10

IV. Nghiệp vụ của ngân hàng thơng mại...12

1. Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ...12

2. Nghiệp vụ thuộc tài sản có...14

V. Vai trò của ngân hàng thơng mại...16

chơng II 18 Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thơng mại ở Việt Nam hiện nay...18

I. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng th- ơng mại Việt Nam...18

1. Quá trình hình thành và phát triển...18

2. Phân loại các ngân hàng thơng mại Việt Nam. ...20

3. Các loại hình dịch vụ và công cụ của ngân hàng thơng mại Việt Nam...21

II. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thời gian qua...23

III. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thơng mại Việt Nam...25

1. Những thành tựu đã đạt đợc...25

2. Những hạn chế và tồn tại...28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chơng III 31 Một số giải pháp và kiến nghị...31

1. Nâng cao chất lợng tín dụng...31

2. Kiện toàn, cơ cấu lại và hiện đại hoá toàn hệ thống...33

4. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ...35 5. Đào tạo và nâng cao chất lợng cán bộ và nhân viên ngân hàng...36

Kết luận 38

Danh mục tài liệu tham khảo...39

Một phần của tài liệu Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam- thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 41)