Tình hình nhiễm hội chứng tiêu hóa và hô hấp ở gia cầm ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm các hội chứng về đường tiêu hoá và hô hấp trên gà bố mẹ tại trại của công ty mavin và biện pháp phòng trị bệnh (Trang 34)

PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.8. Tình hình nhiễm hội chứng tiêu hóa và hô hấp ở gia cầm ở Việt Nam

2.8.1. Tình hình nhiễm các hội chứng tiêu hóa ở gia cầm ở Việt Nam

Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về bệnh đƣờng tiêu hóa của gà nói chung và gà chuyên thịt nói riêng. Sau đây em xin đƣa ra một số tác giả đã nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra làm cho gà bị bệnh đƣờng tiêu hóa.

Một số công trình nghiên cứu đã công bố tập trung vào vai trò của vi khuẩn

C. Perfrigens trong hội chứng tiêu chảy của bê, nghé, và lợn (Nguyễn bá Hiên,

Nguyễn Văn Sửu, 2005 [26]).

Theo Dƣơng Công Thuận (1978) [24], gà ở mọi lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, tác hại của mỗi loại cầu trùng là khác nhau.

Trịnh Văn Thịnh và cs (1977) [23] cho biết, khi nuôi dƣỡng không tốt sẽ tạo điều kiện cho cầu trùng phát triển rầm rộ, nuôi gà trong điều kiện ẩm thấp, sân chơi quá nhỏ, điều kiện vệ sinh kém là điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển và lây lan.

Các tác giả Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên, Nguyễn Ngọc Hải (2002) [3] đã tiến hành phân lập và định type vi khuẩn E.coli trên gà, trứng gà. Qua xét nghiệm 103 mẫu bệnh phẩm gồm 50 mẫu thịt gà và 53 mẫu trứng gà thu thập từ quận Thủ Đức và các vùng lân cận đã phân lập đƣợc 47 chủng E.coli trong đó 38 chủng phân lập đƣợc từ thịt và 9 chủng phân lập đƣợc từ trứng gà.

Theo Lê Văn Năm (2003) [18], E.coli có rất nhiều chủng và chúng tồn tại

ngay trong cơ thể gà ở trạng thái cân bằng. E.coli có hại khi có các yếu tố stress làm cho chúng mất cân bằng làm cho E.coli nhanh chóng tràn vào các cơ quan tổ chức gây bệnh.

2.8.2. Tình hình nhiễm các hội chứng hô hấp ở gia cầm ở Việt Nam

Theo Nhữ Văn Thụ và cs (2002) [22] đã nghiên cứu và kết luận:

Phƣơng pháp ngƣng kết không thể xác định mầm bệnh trên các bệnh phẩm, phôi, các chế phẩm sinh học, nền chuồng... nhƣng phƣơng pháp PCR có thể xác định đƣợc. Phản ứng PCR lồng dựa trên trình tự gen 16S rRNA của MG. Với độ nhạy rất cao (có thể phát hiện ở nồng độ nhỏ hơn một đơn vị khuẩn lạc trong một phản ứng) đó có thể khắc phục đƣợc vấn đề chẩn đoán bệnh ở bệnh phẩm và cho phép phát hiện mầm bệnh ở các loại mẫu khác nhƣ nền chuồng, nƣớc uống, phôi gà... mà các phƣơng pháp khác khó hoặc không thể phát hiện đƣợc.

Phƣơng pháp chẩn đoán MG bằng PCR bắt đầu đƣợc nghiên cứu tại Viện Chăn nuôi từ năm 1998. Nghiên cứu này nhằm xác lập các phƣơng pháp phát hiện Mycoplasma dựa trên kỹ thuật PCR nhằm phát hiện mầm bệnh, ở đàn gà tiến tới phát hiện mầm bệnh ở trong các đối tƣợng bệnh phẩm khác.

Đào Thị Hảo và cs (2007) [6], đã nghiên cứu và kết luận: Phƣơng pháp chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ đặc hiệu với MG1, MG2 đã đạt kết quả tốt. Hiện nay Kojima và cs (1997) [34], đã sử dụng phƣơng pháp PCR để phát hiện mầm bệnh thuộc 9 loài Mycoplasma của gia cầm trong vacxin sống. Việc xác định đƣợc vi khuẩn Mycoplasma gây bệnh phân lập đƣợc từ gà mắc bệnh CRD, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về vi khuẩn này. Và việc chế tạo thành công kháng huyết thanh kháng MG, MS trên thỏ, ngoài việc có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, còn giúp cho công tác chẩn đoán bệnh CRD bằng phƣơng pháp ngƣng kết nhanh có độ tin cậy cao, có thể áp dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm.

PHẦN III.

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng

Gà Sasso nuôi ở 2 chuồng tại trại Ngọc Lƣơng, xã Ngọc Lƣơng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình thuộc tập đoàn Mavin. Số lƣợng gà mỗi chuồng là 5000 con.

Một số bệnh tiêu hóa trên 5000 gà Sasso (từ 20 đến 38 tuần tuổi) nuôi tại trại Ngọc Lƣơng, xã Ngọc Lƣơng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình .

Một số bệnh hô hấp trên 5000 gà Sasso (từ 20 đến 38 tuần tuổi) nuôi tại trại Ngọc Lƣơng, xã Ngọc Lƣơng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình .

3.1.2. Địa điểm, thời gian

- Địa điểm: trại gà Ngọc Lƣơng, xã Ngọc Lƣơng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình thuộc tập đoàn Mavin.

- Thời gian thực hiện từ 11/2020 đến 04/2021.

3. . Nội dung nghiên cứu

1. Tỷ lệ nhiễm hội chứng hô hấp, tiêu hóa của gà nuôi tại trại công ty Mavin. 2. Theo dõi triệu chứng của gà mắc hội chứng đƣờng tiêu hóa và hô hấp của gà nuôi tại trại công ty Mavin.

3. Đặc điểm bệnh tích hội chứng tiêu hóa và hô hấp trên đàn của gà nuôi tại trại công ty Mavin.

4. Đánh giá hiệu quả thuốc điều trị và đề xuất biện pháp phòng hội chứng tiêu hóa và hô hấp trên đàn gà.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu hóa và hô hấp trên đàn gà nuôi tại trại công ty Mavin

Theo dõi tình trạng chung của đàn gà, phát hiện những biểu hiện khác thƣờng. Đặc biệt là những triệu chứng điển hình.

bỏ ăn). Dáng đi đứng, hoạt động của đàn gà. Biểu hiện trạng thái của lông, màu sắc của mào, tích.

Những gà đƣợc xác địch có biểu hiện bất thƣờng nhƣ: thở khò khè, ho, mắt sƣng, ủ rũ, chảy nƣớc mắt, chảy nƣớc mũi, phân ƣớt màu xanh trắng, tình hình ăn uống, hoạt động của gà, trạng thái phân nghi liên quan đến các hội chứng tiêu hóa và hô hấp thì đánh dấu và tách riêng để tiện quan sát.

Gà mắc bệnh về tiêu hóa sẽ có các triệu chứng bất thƣờng ở phân nhƣ: dính bết hậu môn, phân lỏng, màu sắc bất thƣờng, lẫn máu, mủ hoặc bọt khí, miệng chảy nhớt,dịch diều có mùi.

Gà mắc bệnh về hô hấp sẽ có các triệu chứng bất thƣờng ở: tần số hô hấp, nƣớc mũi, thở khò khè, vẩy mỏ liên tục.

Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = x 100

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm triệu chứng các hội chứng tiêu hóa và hô hấp trên đàn gà nuôi tại trại công ty Mavin

Sau khi phát hiện ra những con gà nhiễm hội chứng tiêu hóa và hô hấp, chúng tôi tách gà bệnh về ô chuồng nuôi riêng. Để theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh theo phƣơng pháp chẩn đoán cơ bản của Chu Đức Thắng (2008), chúng tôi tiến hành quan sát, ghi chép, thống kê các biểu hiện của gà.

3.3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh tích các hội chứng tiêu hóa và hô hấp trên đàn gà nuôi tại trại công ty Mavin

Đặc điểm bệnh tích của các hội chứng tiêu hóa và hô hấp trên đàn gà đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp mổ khám.

Phƣơng pháp mổ khám gà đƣợc thực hiện nhƣ sau

a, Lựa chọn gà và địa điểm mổ khám

- Lựa chọn những con có triệu chứng điển hình và hay bị ốm.

- Cần có các biện pháp an toàn sinh học, luôn mang găng tay, khẩu trang. - Nơi mổ khám phải dễ vệ sinh, tẩy uế sát trùng.

b, Khám tổng thể:

- Khám đầu: chảy nƣớc mắt, nƣớc mũi, sƣng phù đầu, màu sắc, kích thƣớc mào và tích, dịch nhầy ở miệng,

- Khám lông, da: lông xù, khô hay bóng mƣợt, vùng da lông xuất huyết hoại tử hay không?

c, Mổ khám

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8402:2010 bệnh động vật - Quy trình mổ khám, quan sát bằng mắt thƣờng và kính lúp của các nội quan nhƣ thận, tim, phổi, ruột…để xác định những biến đổi đại thể, chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình. Ghi chép lại những biểu hiện bất thƣờng gặp khi mổ khám.

3.3.4. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị các hội chứng tiêu hóa và hô hấp trên đàn gà nuôi tại trại công ty Mavin

Chúng tôi xác định hiệu quả điều trị các hội chứng tiêu hóa và hô hấp bằng các phác đồ sau

Bảng 3.1. Phác đồ điều trị gà mắc hội chứng tiêu hóa

Tên thuốc Hoạt chất chính Liều lƣợng Cách sử dụng

BMD 10% Bacitracin methylene

disalicylate 350g/tấn

Hòa nƣớc uống và trộn thức ăn liên tục 7 ngày Men tiêu

hóa

Saccharomyces cerevisiae,

Lactobacillus acidophilus 1g/1-2 lít Hòa nƣớc uống

Bảng 3.2.Phác đồ điều trị gà mắc hội chứng hô hấp

Tên thuốc Hoạt chất chính Liều lƣợng Cách sử dụng

CL-Tylva 50 Tylvallosin 1kg/10 tấn thể trọng Hòa nƣớc uống liên tục 5 ngày CL-Doxy 20% Doxycillin HCl 1kg/10 tấn thể trọng Hòa nƣớc uống

liên tục 5 ngày Ban nóng gia

súc

Paracetamol,

Oxytetracycline HCl 1g/15kg thể trọng Hòa nƣớc uống MKV-Brom

* Hiệu lực điều trị

Theo dõi và ghi chép số lƣợng gà từ khi bắt đầu liệu trình điều trị cho đến khi kết thúc liệu trình.

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x 100

Gà trong thí nghiệm đƣợc chăm sóc nuôi dƣỡng theo quy trình nghiêm ngặt của trại. Thức ăn sử dụng cho gà là cám 1227 đƣợc công ty Mavin sản xuất. Gà đƣợc nuôi hoàn toàn trong chuồng sàn kín với mật độ 4 gà/m2. Nền chuồng đƣợc sử dụng chất độn chuồng bằng trấu. Gà đƣợc sử dụng lịch vaxin phòng bệnh và chƣơng trình thú y nhƣ sau

* Phòng bệnh bằng thuốc

Bảng 3.3.Quy trình phòng các bệnh tiêu hóa bằng thuốc

Loại thuốc Liều lƣợng Phƣơng pháp thực hiện Mục đích phòng bệnh

Amoxicillin trihydrate, colistin sulfate. 1g/4kg TT Pha nƣớc uống từ 3-5 ngày Tiêu chảy do E. coli Florfenicol, doxycycline. 0,5g/15-20kg TT hoặc 0,5g/1-2 lít nƣớc hoặc 0,5g/1- 2kg thức ăn Pha nƣớc uống liên tục 7 ngày Phòng viêm nhiễm phức hợp đƣờng hô hấp

Thuốc đƣợc sử dụng cho cả đàn gà uống 1 lần/tháng hoặc khi có điều kiện thời tiết thay đổi, một số con trong đàn biểu hiện triệu chứng tiêu hóa và hô hấp.

Bảng 3.4.Quy trình phòng các bệnh tiêu hóa và hô hấp bằng vacxin

Tuần Tuổi Tên vaccine Phòng bệnh Cách dùng

1

1 ngày

Nobilis

Rismavac+CA1 Marek Tiêm dƣới da cổ

IB H120 IB Phun sƣơng hoặc nhỏ

3 ngày Cocvac Bệnh cầu trùng Phun lên thức ăn hoặc bơm miệng

5 ngày Reo 1113 Viêm khớp

truyền nhiễm Tiêm dƣới da cổ

8 ngày

VIR 105 + IB88 IB biến chủng và Niu-cát xơn

Nhỏ mắt, nhỏ mũi, hoặc phun sƣơng VIRSIN 121L Niu-cát-xơn Tiêm dƣới da 1/2 liều

(0,25ml/con) 2 14 ngày AI ( Cúm gia cầm ) Re5 Cúm gia cầm H5N1

Tiêm dƣới da cổ, hoặc cơ 1/2 liều (0,25ml/con)

VIR 114 Gumboro Nhỏ miệng hoặc pha

nƣớc uống

3 21

ngày VIR 114 Gumboro

Nhỏ miệng hoặc pha nƣớc uống 4 28 ngày VIR 220 IB và Niu-cát xơn Nhỏ mắt, nhỏ mũi, hoặc phun sƣơng

Diftosec Đậu Chủng màng cánh 5 35 ngày Vaxsafe MG/MS Mycoplasma (MG/MS) Nhỏ mắt, nhỏ mũi. 6 42 ngày Vaxsafe MG/MS APV (Sƣng phù đầu do virus)

Tiêm dƣới da cổ, hoặc cơ

SG-9R Thƣơng hàn Tiêm cơ ức trái

7 49

ngày VIRSIN 121L Niu-cát-xơn

Tiêm dƣới da cổ, hoặc cơ

Tuần Tuổi Tên vaccine Phòng bệnh Cách dùng

8 56

ngày

Volvax AC plus Sƣng phù đầu do

vi khuẩn Tiêm cơ ức phải

Reo 1133 Viêm khớp

truyền nhiễm Tiêm bắp

9 63

ngày VIR 220

IB và Niu-cát xơn

Nhỏ mắt, nhỏ mũi, hoặc phun sƣơng

10 70

ngày ILT

Viêm Thanh khí

quản truyền Nhỏ mắt, mũi

11 77 ngày AI ( Cúm gia cầm ) Re6 Cúm gia cầm H5N1

Tiêm dƣới da cổ hoặc cơ

12 84

ngày

Nemovac APV (Sƣng phù

đầu do virus)

Tiêm dƣới da cổ hoặc cơ Trireo/Bursa guard Viêm khớp truyền nhiễm (chết) Tiêm bắp 14 98 ngày VIR 220 IB và Niu-cát xơn Nhỏ mắt, nhỏ mũi, hoặc phun sƣơng

CAV Thiếu máu

truyền nhiễm Tiêm dƣới da Virsin 423L Niu-cát-xơn và

Hội chứng giả Tiêm dƣới da

15 105

ngày

AE+Pox Viêm não tủy và

Đậu Tiêm màng cánh

SG 9R Thƣơng hàn Tiêm cơ ức trái

17 119 ngày AI ( Cúm gia cầm ) Re5 Cúm gia cầm H5N1

Tiêm dƣới da cổ, hoặc tiêm bắp 18 126 ngày VIR 220 IB và Niu-cát xơn Nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc pha nƣớc uống IB + ND + Gum IB + ND + Gum Tiêm cơ ức phải

28 168

ngày VIR 220

IB và Niu-cát

Tuần Tuổi Tên vaccine Phòng bệnh Cách dùng

AI ( Cúm gia cầm ) Re6

Cúm gia cầm H5N1

Tiêm dƣới da cổ, hoặc tiêm bắp

30 210

ngày VIR 105 + IB88

IB biến chủng và

Niu-cát xơn Pha nƣớc uống

36 252

ngày

VIR 220 IB và Niu-cát

xơn Pha nƣớc uống

IB + ND + Gum IB + ND + Gum Tiêm cơ ức phải

42 294

ngày VIR 105 + IB88

IB biến chủng và

Niu-cát xơn Pha nƣớc uống

48 336

ngày VIR 220

IB và Niu-cát

xơn Pha nƣớc uống

54 378

ngày VIR 105 + IB88

IB biến chủng và

Niu-cát xơn Pha nƣớc uống

60 420

ngày VIR 220

IB và Niu-cát

xơn Pha nƣớc uống

65 462

ngày VIR 105 + IB88

IB biến chủng và

Niu-cát xơn Pha nƣớc uống

* Đề xuất biện pháp phòng hội chứng tiêu hóa và hô hấp trên gà

Biện pháp phòng bệnh dựa vào các cơ sở sau: - Quy trình phòng bệnh của của công ty.

- Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu hóa và hô hấp ở đàn gà. - Kết quả nghiên cứu phác đồ điều trị hội chứng tiêu hóa và hô hấp ở đàn gà.

3.3.5. Phương pháp phân tích và xử l số liệu

PHẦN IV.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu hóa và hô hấp trên đàn gà nuôi tại trại công ty Mavin ty Mavin

4.1.1. Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu hóa trên đàn gà nuôi tại trại công ty Mavin

Các bệnh tiêu hóa xảy ra sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại lớn nhƣ: giảm khối lƣợng, giảm sức đề kháng, khả năng tăng trọng, khả năng sản xuất của gà. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời gà sẽ dần suy kiệt và chết. Sau quá trình theo dõi chúng tôi đã tổng hợp đƣợc kết quả về tỷ lệ nhiễm ở bảng 4.1.

Bảng 4.1.Tỷ lệ gà nhiễm hội chứng tiêu hóa nuôi tại trại công ty Mavin

Tuần tuổi Số con theo dõi (con) Số con nhiễm hội chứng tiêu hóa (con) Tỷ lệ nhiễm hội chứng tiêu hóa (%) Số con loại + chết (con) Tỷ lệ loại + chết (%) 20 5000 46 0,92 32 0,64 21 4968 50 1,00 1824 36,71 22 3144 18 0,57 66 2,10 23 3078 20 0,64 38 1,23 24 3040 154 5,07 184 6,05 25 2856 112 3,93 43 1,51 26 2813 50 1,78 30 1,07 27 2783 43 1,54 27 0,97 28 2756 37 1,33 30 1,09 29 2726 131 4,81 58 2,13 30 2668 24 0,88 47 1,76 31 2621 25 0,96 25 0,95 32 2596 20 0,78 114 4,39 33 2482 21 0,85 24 0,97 34 2458 17 0,69 19 0,77

Qua bảng 4.1 ta thấy trong tổng số gà theo dõi thì tỷ lệ gà nhiễm hội chứng tiêu hóa dao động trong khoảng 0,54-5,07%.

Trong đó, ở tuần tuổi 24 tỷ lệ gà nhiễm hội chứng tiêu hóa là cao nhất (5,07%) và ở tuần 37 tỷ lệ gà nhiễm là thấp nhất (0,54%). Giai đoạn tỷ lệ gà nhiễm hội chứng tiêu hóa cao nhất là từ tuần tuổi 24 đến tuần tuổi 29.

Sở dĩ nhƣ vậy là do từ tuần 24 đến tuần 29 là thời điểm đẻ đạt đỉnh cao của đàn gà cho nên sức đề kháng kém rất dễ bị nhiễm bệnh. Đây cũng là thời điểm chất độn chuồng chƣa đƣợc thay mới tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Theo Đỗ Võ Anh Khoa và Lƣu Hữu Mãnh (2012) [10], tỷ lệ tiêu chảy trong chăn nuôi gà công nghiệp là 3,2-37,8%, nguyên nhân chủ yếu là do E. coli (74-87%).

Ta thấy tỷ lệ loại và chết của đàn gà cao nhất ở tuần tuổi thứ 21 (36,71%). Việc loại thải những gà mái quá nhỏ, gầy yếu không đạt tiêu chuẩn vào giai đoạn đẻ đầu giúp giảm nguy cơ bệnh, tăng tỷ lệ đẻ của đàn gà.

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh trên đàn gà cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc quản lý, tránh stress cho gà, chuồng trại thông thoáng, không nuôi với mặt độ quá cao. Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, đảm bảo vệ sinh thức ăn và

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm các hội chứng về đường tiêu hoá và hô hấp trên gà bố mẹ tại trại của công ty mavin và biện pháp phòng trị bệnh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)