Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Nội Tiết Thanh Hóa năm

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THUẬN NGUYÊN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC tại BỆNH VIỆN nội TIẾT THANH hóa năm 2020 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp II (Trang 74 - 78)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Nội Tiết Thanh Hóa năm

Thanh Hóa năm 2020.

4.1.1. Về danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

Danh mục thuốc năm 2020 bệnh viện Nội Tiết Thanh Hóa có 242 thuốc .

Trong 27 nhóm thuốc phân chia theo thông tư 30/2020/TT-BYT, các thuốc được được phân chia vào 18 nhóm gồm 11 nhóm chính và 7 nhóm nhỏ, qua đó cho thấy bệnh viện chuyên khoa nội tiết nhưng danh mục thuốc đa dạng các thuốc chuyên khoa khác nhằm đảm bảo nhu cầu điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt điều trị bệnh đái tháo đường là điều trị đa bệnh lý. Tại bệnh viện Nội Tiết Trung ương năm 2013 có 381 thuốc chia thành 20 nhóm điều trị [14].

Nhóm Hoocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm 18,6% SLKM và 45,3% GTSD. Tỉ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu năm 2013 tại

Bệnh viện Nội tiết TW chiếm 33,5% giá trị [14].

Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm hoocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, nhóm Insulin và thuốc hạ đường huyết chiếm 77,1% SLKM và chiếm 92,6% GTSD.

4.1.2. Về cơ cấu thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu

Thuốc nhập khẩu chiếm 62,4% SLKM, chiếm 73,3% GTSD; thuốc sản xuất trong nước chiếm 37,6% SLKM, chiếm 26,7% GTSD.

Hoocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có giá trị thuốc nhập khẩu chiếm giá trị cao nhất 16.658.547.700 đồng chiếm 58,5% GTSD nhóm. Bệnh viện Lao Phổi Quảng Ninh có giá trị sử dụng thuốc nhập khẩu

chiếm 73,0%. Bệnh viện Trung ương Huế có giá trị sử dụng thuốc nhập khẩu chiếm 88,0%[15]. Bệnh viện trung ương Quân đội 108 có tỉ lệ giá trị thuốc ngoại nhập chiếm 79,1% [18]. Tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016, thuốc nhập khẩu chiếm 72,2% SLKM và 93,1% GTSD [26]. Nghiên cứu tại bệnh viện Nội Tiết Trung ương năm 2013 tỉ lệ thuốc nhập khẩu là 81,4% [14]; Như vậy năm 2020 Bệnh viện Nội Tiết Thanh Hóa có tỷ lệ thuốc nhập khẩu thấp hơn với 73,3% GTSD.

4.1.3. Về cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng

Qua phân tích danh mục thuốc theo đường dùng cho thấy thuốc sử dụng đường uống chiếm số lượng khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất lần lượt là 50,7% số lượng khoản mục và 54,7% giá trị sử dụng.

Thuốc đường tiêm chiếm số lượng khoản mục cao thứ 2 là 44,5% và 45,2% giá trị sử dụng. Một số ít thuốc đường hô hấp và thuốc dùng ngoài có giá trị sử dụng thấp nhất là 0,1 và 0,04%.

Insulin là một thuốc chỉ phát huy tác dụng ở dạng tiêm, và do Insulin có giá thành cao nên nâng tổng giá trị thuốc tiêm sử dụng tại bệnh viện.

4.1.4. Về cơ cấu danh mục thuốc đơn thành phần, đa thành phần

Kết quả phân tích DMT tại Bệnh viện Nội Tiết Thanh Hóa cho thấy thuốc đơn thành phần chiếm 84,8% SLKM, chiếm 48,7% GTSD.Thuốc đa thành phần chiếm 14,9% SLSD, chiếm 51,3% GTSD.

Tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016, tỉ lệ thuốc đơn thành phần là 84,4% SLKM và 75,1% giá trị sử dụng. Thuốc đa thành phần chiếm 15,6% SLKM và chiếm 24,9% GTSD. Như vậy tỉ lệ về khoản mục của thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần của bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa và BV Lão khoa Trung ương là tương đương (84,8% so với 84,4%) và (14,9% so với 15,6%). Song có sự khác biệt rõ về giá trị sử dụng của thuốc đơn thành phần (48,7% so với 75,1%) và thuốc đa thành phần (51,3% so với 24,9%)

Kết quả phân tích cơ cấu thuốc đa thành phần theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy: Nhóm Hoocmon và thuốc tác động vào hệ thống Nội Tiết có số lương khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất: chiếm 31,7% SLKM, chiếm (69,9 % GTSD).

Thông tư 21/2013/TT-BYT Bộ Y Tế quy định ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất, đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất. Việc bệnh viện sử dụng tỉ lệ thuốc đa thành phần là 51,3% giá trị sử dụng thuốc có thể giải thích do sử dụng thuốc đa thành phần thuận tiện do giảm được số lần uống cho người bệnh, giúp giảm quên uống thuốc đặc biệt là với người bệnh Đái tháo đường, người bệnh mắc các bệnh mãn tính, là đối tượng người cao tuổi, dễ quên, người bệnh phải sử dụng nhiều thuốc và sử dụng thường xuyên từ đó giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn. Vì vậy tỉ lệ sử dụng thuốc đa thành cao hơn là phù hợp với nhu cầu thực tế tại bệnh viện.

4.1.5. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC

Kết quả phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân loại ABC cho thấy nhóm thuốc hạng A với 37 thuốc chiếm 15,3% SLKM, và chiếm tỷ lệ cao 79,4% về GTSD. Thuốc hạng B gồm 45 thuốc chiếm 18,6% về SLKM và 15,2% GTSD. Thuốc hạng C số lượng khoản mục cao nhất 160 thuốc chiếm 66,1% SLKM , chiếm giá trị sử dụng thấp nhất 5,4% GTSD

Kết quả phân tích thuốc hạng A theo tác dụng dược lý, thuốc hoocmon và thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm số lượng khoản mục và giá trị sử dụng cao nhất với 35,1% SLKM và 49,5% GTSD, nhóm này gồm các thuốc nhóm Insulin và thuốc hạ đường huyết, hormon tuyến giáp, cận giáp và kháng giáp trạng tổng hợp, thuốc điều trị đái tháo nhạt, hoocmon thượng thận và chất tổng hợp thay thế..

4.1.6. Về cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại VEN

Thuốc V tại Bệnh viện Nội Tiết Thanh Hóa chiếm 24,4% SLKM , chiếm 21,4% GTSD, Thuốc E có số lượng khoản mục cao nhất 69,0% SLKM) chiếm 76,0% GTSD. Thuốc N có số lượng khoản mục thấp nhất với 6,6% SLKM và 2,5% GTSD

Nghiên cứu năm 2013 tại Bệnh viện Nội Tiết Trung ương, thuốc V chiếm 22,1% s SLKM và 34,8% GTSD. Thuốc E chiếm 57,7% về SLKM và 45,8 về GTSD [14] ; Tại bệnh viện lão khoa Trung ương năm 2016, nhóm thuốc V chiếm 4,56% SLKM và 0,32% về GTSD, thuốc E chiếm 85,20% SLKM và 92,32% GTSD [26].

Thuốc N có số lượng khoản mục thấp nhất với 6,6% SLKM , chiếm 2,5% GTSD. Tại bệnh viện Lão khoa năm 2016, thuốc N chiếm 10,24% về SLKM và 7,36% về GTSD [26]

4.1.7. Về cơ cấu danh mục thuốc theo ma trận ABC/VEN

Qua phân tích ma trận ABC/VEN: Về số lượng, ở cả 3 nhóm A, B,C thuốc E luôn chiếm số lượng nhiều nhất (30/37 thuốc nhóm A; 30/45 thuốc nhóm B; 107/160 thuốc nhóm C.

Thuốc N chiếm số lượng khoản mục ít nhất ở cả 3 nhóm (1/37 thuốc ở nhóm A, 4/45 thuốc ở nhóm B và 11/160 thuốc ở nhóm C)

Về giá trị sử dụng, ở cả 3 nhóm thuốc E luôn chiếm giá trị sử dụng lớn nhất. Giá trị SD nhóm AE là cao nhất 25,3 tỷ ( chiếm 60,8% GTSD), gấp 6 lần thuốc BE là 4,5 tỷ (chiếm10,9% GTSD); thuốc nhóm CE là 1,7 tỷ (chiếm 4,3% GTSD)

Kết quả phân tích nhóm AV chủ yếu tập trung vào nhóm hoocmon và

thuốc tác động vào hệ nội tiết, trong đó nhóm insulin và nhóm hạ đường huyết chiếm số khoản mục là 5 thuốc chiếm tỉ lệ 83,3% SLKM, chiếm 95,6% GTSD; thuốc điều trị bệnh đái tháo nhạt nhóm AV chỉ có 1 thuốc chiếm 4,4% GTSD

Kết quả phân tích nhóm AN cho thấy có 1 thuốc là chế phẩm thuốc YHCT sản xuất tại Việt Nam với giá trị 419.120.000 đồng chiếm 1% GTSD; nhóm BN có 4 thuốc trong đó có 3 chế phẩm thuốc YHCT và 01 thuốc hóa dược với giá trị 548.000 đồng chiếm 1,3% GTSD

Như vậy, qua phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2020 tại Bệnh viện Nội Tiết cho thấy trong các nhóm thuốc thì nhóm hoocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội tiết luôn chiếm giá trị sử dụng cao nhất là phù hợp .

Thuốc nhóm AN, BN là nhóm thuốc hỗ trợ, thuốc không thiết yếu chiếm tỷ lệ kinh phí lần lượt là 1%; 1,3% cần hạn chế sử dụng .

4.1.8. Về phân tích liều DDD của các thuốc Insulin Insulin trộn trộn Scilin M 30/70 400UI có số lượng DDD sử dụng cao nhất với 500.000; Polhumix 20/80 có số lượng DDD sử dụng cao thứ 2 với 112.30

Về giá trị một liều DDD của Lantus có giá trị cao nhất là 36.933 vnđ , giá trị một liều DDD insulin tác dụng trung bình Scilin N là 10.300. Đây là 2 loại Insulin nền, Lantus là Insulin có thời gian tác dụng kéo dài, ưu điểm mỗi ngày tiêm 1 lần giúp ổn định đường huyết ; Scilin N có thời gian tác dụng trung bình, ngày tiêm 2 lần. Vì vậy dựa trên ưu nhược điểm của Insulin và chi phí cho một liều DDD khoa Dược sẽ tham mưu cho Hội đồng thuốc cân nhắc về tác dụng của thuốc và chi phí cho một liều DDD để lựa chọn thuốc phù hợp với khả năng chi trả BHYT.

4.2. Về thực trạng chỉ định thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường TYP 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội Tiết Thanh Hóa năm 2020.

Một phần của tài liệu LÊ THỊ THUẬN NGUYÊN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC tại BỆNH VIỆN nội TIẾT THANH hóa năm 2020 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp II (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)