Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trên mô hình gây suy giảm trí nhớ thực
3.1.1. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng
bằng scopolamin
Trên cơ sở giả thuyết cholinergic về cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer, tiến hành gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin, một chất ức chế thụ thể muscarinic của acetylcholin. Các test hành vi được sử dụng để đánh giá mô hình này bao gồm mê lộ chữ Y, nhận diện đồ vật và né tránh thụ động.
3.1.1.1. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trong test mê lộ chữ Y
Trong test mê lộ chữ Y, tác dụng của cao toàn phần ethanol và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực được đánh giá thông qua tỷ lệ chuyển tiếp và tổng số lần vào cánh tay. Kết quả được trình bày trong hình 3.1.
Hình 3.1. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trong test mê lộ chữ Y trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD, n=9
###p<0,001 so với lô chứng sinh lý; * p<0,05; ** p<0,01 và *** p<0,001 so với lô chứng bệnh
Kết quả hình 3.1 cho thấy, trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin tiêm phúc mạc liều 3 mg/kg, lô chứng bệnh có tỷ lệ chuyển tiếp giảm 36,80% so với lô chứng sinh lý (p<0,001).
61
Các lô thử cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực tại mức liều 600 và 1200 mg/kg (EĐS1 và EĐS2) đều có tỷ lệ chuyển tiếp tăng lần lượt 39,03 và 28,89% so với lô chứng bệnh (p<0,001).
Các lô thử cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực mức liều 17,5 và 35 mg/kg (HĐS1 và HĐS2) có tỷ lệ chuyển tiếp tăng 25,91 và 19,0 so với lô chứng bệnh (p<0,001 và p<0,01).
Tác dụng làm tăng tỷ lệ chuyển tiếp so với lô chứng bệnh cũng được ghi nhận ở lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg (p<0,01).
Kết quả cũng cho thấy tổng số lần vào cánh tay giữa các lô không có sự khác biệt (p>0,05).
3.1.1.2. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trong test nhận diện đồ vật
Trong test nhận diện đồ vật, tác dụng của cao toàn phần ethanol và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực được đánh giá thông qua thời gian khám phá đồ vật trong pha luyện tập và pha kiểm tra cùng với chỉ số phân biệt đồ vật trong pha kiểm tra.
- Ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến thời gian khám phá đồ vật Trong pha luyện tập, ảnh hưởng cao toàn phần ethanol và cao phân đoạn n- hexan rễ Đan sâm di thực đến thời gian khám phá hai đồ vật giống nhau O1 và O2
được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến thời gian khám phá đồ vật trong pha luyện tập của test nhận diện đồ vật trên mô hình scopolamin
Lô Liều dùng (mg/kg) Pha luyện tập Thời gian khám phá O1 (giây) Thời gian khám phá O2 (giây) Chứng sinh lý 23,25 ± 10,16 29,93 ± 10,89 Chứng bệnh 25,69 ± 8,53 21,26 ± 11,15 Chứng dương donepezil 5 22,88 ± 9,35 22,27 ± 12,96 EĐS1 600 20,54 ± 9,09 21,03 ± 8,20 EĐS2 1200 21,22 ± 13,74 20,81 ± 7,37 HĐS1 17,5 22,01 ± 8,88 26,22 ± 10,20 HĐS2 35 21,19 ± 10,63 21,40 ± 8,72
62
Kết quả bảng 3.1 cho thấy, trong pha luyện tập, thời gian khám phá đồ vật O1
so với thời gian khám phá đồ vật O2 của các lô không có sự khác biệt (p>0,05). Trong pha kiểm tra, ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến thời gian khám phá đồ vật cũ O1 và đồ vật mới O3 được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến thời gian khám phá đồ vật trong pha kiểm tra của test nhận diện đồ vật trên mô hình scopolamin
Lô (n=9) Liều dùng
(mg/kg)
Pha kiểm tra
Thời gian khám phá O1 (giây) Thời gian khám phá O3 (giây) Tỷ lệ tăng thời gian khám phá O3 so với O1 (lần) Chứng sinh lý 12,99 ± 5,14 32,09 ± 13,03** 2,47 Chứng bệnh 17,45 ± 8,44 23,71 ± 13,24 1,36 Chứng dương donepezil 5 14,88 ± 6,03 41,12 ± 22,36** 2,76 EĐS1 600 14,44 ± 8,34 32,90 ± 17,85* 2,28 EĐS2 1200 20,56 ± 7,08 39,21 ± 17,87* 1,91 HĐS1 17,5 17,46 ± 7,56 37,44 ± 11,35*** 2,14 HĐS2 35 10,28 ± 6,50 30,26 ± 20,93* 2,94
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD
*p<0,05; **p<0,01, ***p<0,001 giữa thời gian khám phá đồ vật cũ O3 so với thời
gian khám phá đồ vật mới O1
Kết quả bảng 3.2 cho thấy thời gian khám phá đồ vật mới O3ở lô chứng sinh lý tăng 2,47 lần so với thời gian khám phá đồ vật cũ O1 (p<0,01).
Thời gian khám phá đồ vật mới so với thời gian khám phá đồ vật cũ ở lô chứng bệnh không có sự khác biệt (p>0,05).
Cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực ở hai mức liều 600 và 1200 mg/kg cùng với cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực mức liều 17,5 và 35 mg/kg đều
63
làm thời gian khám phá đồ vật mới tăng có ý nghĩa thống kê so với thời gian khám phá đồ vật cũ (p<0,05 và p<0,001).
Tác dụng này cũng được ghi nhận đối với lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg (p<0,01).
- Ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm đến chỉ số phân biệt
Trong pha kiểm tra của test nhận diện đồ vật, ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến chỉ số phân biệt đồ vật mới O3 và đồ vật cũ O1 được trình bày trong hình 3.2.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến chỉ số phân biệt đồ vật trong test nhận diện đồ vật trên mô hình scopolamin
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD
## p<0,01 so với lô chứng sinh lý; * p<0,05; ** p<0,01 và *** p<0,001 so với lô chứng bệnh
Kết quả trên hình 3.2 cho thấy, trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin tiêm phúc mạc liều 1 mg/kg, chỉ số phân biệt đồ vật của lô chứng bệnh giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý (p<0,01).
Các lô thử cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực ở hai mức liều 600 và 1200 mg/kg (EĐS1 và EĐS2)cùng cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm mức liều 17,5 và 35 mg/kg (HĐS1 và HĐS2) đều làm chỉ số phân biệt đồ vật tăng tương ứng 21,05; 12,28; 21,05 và 29,82% so với lô chứng bệnh (p<0,05; p<0,01 và p<0,001).
64
Tác dụng này cũng được ghi nhận đối với lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg (p<0,001).
3.1.1.3. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trong test né tránh thụ động
Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực được đánh giá thông qua thời gian tiềm tàng vào buồng tối trong pha luyện tập và kiểm tra.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến thời gian tiềm tàng vào buồng tối trên mô hình scopolamin
Lô (n=9)
Liều dùng (mg/kg)
Thời gian tiềm tàng vào buồng tối (giây)
Pha luyện tập Pha kiểm tra
Chứng sinh lý 40,63 (20,35 - 57,08) 189,63 (66,10 - 245,86) Chứng bệnh 17,37 (9,47 - 32,71) 18,35 (12,06 - 67,58)##
% giảm so với chứng sinh lý 90,32
Chứng dương donepezil 5 22,93 (9,14 - 34,91) 86,16 (57,97 - 229,80)** % tăng so với chứng bệnh 369,54 EĐS1 600 28,87 (20,11 - 76,60) 75,44 (62,56 - 179,85)** % tăng so với chứng bệnh 311,12 EĐS2 1200 27,50 (14,13 - 47,78) 71,96 (48,71 - 134,30)* % tăng so với chứng bệnh 292,15 HĐS1 17,5 38,47 (15,50 - 74,21) 90,93 (65,53 - 250,19)** % tăng so với chứng bệnh 395,53 HĐS2 35 45,62 (19,03 - 79,61) 123,75 (57,44 - 129,89)* % tăng so với chứng bệnh 574,39
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung vị (khoảng tứ phân vị)
## p<0,01 so với lô chứng sinh lý, * p<0,05 và ** p<0,01 so với lô bệnh
Kết quả trong bảng 3.3 cho thấy, trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin tiêm phúc mạc liều 1 mg/kg, thời gian tiềm tàng vào buồng tối giữa các lô trong pha luyện tập không có sự khác biệt (p>0,05).
65
Trong pha kiểm tra, lô chứng bệnh có thời gian tiềm tàng vào buồng tối giảm 90,32% so với lô chứng sinh lý (p<0,01).
Các lô thử của cao ethanol rễ Đan sâm di thực ở hai mức liều 600 và 1200 mg/kg (EĐS1 và EĐS2)có thời gian tiềm tàng vào buồng tối tăng lần lượt 311,12% (p<0,01) và 292,15% (p<0,05) so với lô chứng bệnh.
Cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực ở hai mức liều 17,5 và 35 mg/kg (HĐS1 và HĐS2)cũng làm thời gian tiềm tàng vào buồng tối tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh (p<0,01 và p<0,05).
Tác dụng này cũng được ghi nhận đối với lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg (p<0,01).
3.1.2.Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng β-amyloid25-35 bằng β-amyloid25-35
3.1.2.1. Kết quả triển khai mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng tiêm β-amyloid25-35
vào não thất chuột
Trên cơ sở giả thuyết β-amyloid về cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer, đề tài đã triển khai thành công mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng tiêm β-amyloid25-35
vào não thất. Minh họa mô hình được trình bày trong hình 3.3.
Hình 3.3. Minh họa kết quả triển khai mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng tiêm
66
Kết quả triển khai mô hình trong phụ lục 7 cho thấy β-amyloid25-35 với mức liều 9 nmol có khả năng làm giảm tỷ lệ chuyển tiếp trong test mê lộ chữ Y và thời gian tiềm tàng vào buồng tối trong test né tránh thụ động. Do đó, mức liều này được lựa chọn để đánh giá tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trên mô hình này.
3.1.2.2. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trong test mê lộ chữ Y
Các mức liều của cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm là 600 và 1200 mg/kg cùng với cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm tại hai mức liều 17,5 và 35 mg/kg được sử dụng để đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng tiêm β-amyloid25-35 vào não thất. Trong test mê lộ chữ Y, tác dụng của cao toàn phần ethanol và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực được đánh giá thông qua tỷ lệ chuyển tiếp và tổng số lần vào cánh tay. Kết quả được trình bày trong hình 3.4.
Hình 3.4. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trong test mê lộ chữ Y trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng β-amyloid25-35
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD, n=11
### p<0,001 so với lô chứng sinh lý; *** p<0,001 so với lô chứng bệnh
Kết quả hình 3.4 cho thấy, trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng tiêm β- amyloid25-35 vào não thất, lô chứng bệnh có tỷ lệ chuyển tiếp giảm 27,23% so với lô chứng sinh lý (p<0,001).
Các lô thử cao toàn phần ethanol tại hai mức liều 600 và 1200 mg/kg (EĐS1
67
và 35 mg/kg (HĐS1 và HĐS2) làm tỷ lệ chuyển tiếp tăng lần lượt 33,67; 27,66; 26,89; 29,28 so với lô chứng bệnh (p<0,001). Tác dụng này cũng được ghi nhận đối với lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg (p<0,001).
Kết quả cũng cho thấy, tổng số lần vào cánh tay giữa các lô không có sự khác biệt (p>0,05).
3.1.2.3. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trong test né tránh thụ động
Trong test né tránh thụ động, tác dụng của cao toàn phần ethanol và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực được đánh giá thông qua thời gian tiềm tàng vào buồng tối trong pha luyện tập và kiểm tra. Kết quả trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của cao rễ Đan sâm di thực đến thời gian tiềm tàng vào buồng tối trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng β-amyloid25-35
Lô (n=11)
Liều dùng (mg/kg)
Thời gian tiềm tàng vào buồng tối (giây)
Pha luyện tập Pha kiểm tra
Chứng sinh lý 29,03 (18,93 – 42,37) 300,0 (280,62 - 300,0) Chứng bệnh 16,65 (8,97 - 60,37) 41,72 (32,97 - 76,25)###
% giảm so với chứng sinh lý 86,09
Chứng dương donepezil 5 34,28 (18,38 - 46,53) 101,62 (93,94 - 300,0)** % tăng so với chứng bệnh 143,58 EĐS1 600 30,09 (19,22 - 52,38) 165,66 (115,28 - 228,12)** % tăng so với chứng bệnh 297,08 EĐS2 1200 34,88 (23,41 - 63,16) 135,22 (71,37 - 224,91)** % tăng so với chứng bệnh 224,11 HĐS1 17,5 40,69 (16,04 - 76,50) 284,47 (141,79 - 300,0)*** % tăng so với chứng bệnh 581,86 HĐS2 35 28,94 (24,31 - 45,72) 276,16 (123,47 - 300,0)*** % tăng so với chứng bệnh 561,94
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung vị (khoảng tứ phân vị)
68
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng tiêm β- amyloid25-35 vào não thất liều 9 nmol, thời gian tiềm tàng vào buồng tối trong pha luyện tập giữa các lô không có sự khác biệt (p>0,05).
Trong pha kiểm tra, lô chứng bệnh có thời gian tiềm tàng vào buồng tối giảm 86,09% so với lô chứng sinh lý (p<0,001).
Các lô thử của cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực ở hai mức liều 600 và 1200 mg/kg (EĐS1 và EĐS2) có thời gian tiềm tàng vào buồng tối tăng tương ứng 297,08 và 224,11% so với lô chứng bệnh (p<0,01).
Các lô thử của cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực ở hai mức liều 17,5 và 35 mg/kg (HĐS1 và HĐS2) cũng làm thời gian tiềm tàng vào buồng tối tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh (p<0,001).
Tác dụng này cũng được ghi nhận đối với lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg (p<0,01).
3.1.3.Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng trimethyltin bằng trimethyltin
Trên cơ sở giả thuyết stress oxy hóa về cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer, đề tài đã tiến hành đánh giá tác dụng của cao rễ Đan sâm trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng trimethyltin. Dựa vào kết quả của quá trình khảo sát lại mức liều và thời điểm gây mô hình, chúng tôi đã lựa chọn trimethyltin tiêm phúc mạc liều 2,3 mg/kg để gây suy giảm trí nhớ trước khi tiến hành các test hành vi 2 ngày. Các mức liều của cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm là 600 và 1200 mg/kg cùng với cao phân đoạn n- hexan rễ Đan sâm tại hai mức liều 17,5 và 35 mg/kg được sử dụng để đánh giá tác dụng trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng trimethyltin. Các test hành vi được sử dụng trong mô hình này bao gồm mê lộ chữ Y và mê lộ nước Morris.
3.1.3.1. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trong test mê lộ chữ Y
Trong test mê lộ chữ Y, tác dụng của cao toàn phần ethanol và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm di thực được đánh giá thông qua tỷ lệ chuyển tiếp và tổng số lần vào cánh tay. Kết quả được trình bày trong hình 3.5.
69
Hình 3.5. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trong test mê lộ chữ Y trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng trimethyltin
Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng trung bình ± SD, n=8
## p<0,01 so với lô chứng sinh lý; * p<0,05 và ** p<0,01 so với lô chứng bệnh
Kết quả hình 3.5 cho thấy, trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng trimethyltin, lô chứng bệnh có tỷ lệ chuyển tiếp giảm 16,06% so với lô chứng sinh lý (p<0,01).
Các lô thử cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm di thực ở mức liều 1200 mg/kg (EĐS2) và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm ở mức liều 35 mg/kg (HĐS2) có tỷ lệ chuyển tiếp tăng 19,52% (p<0,01) và 15,89% (p<0,05) so với lô chứng bệnh.
Trong khi đó, các lô thử liều thấp là cao toàn phần ethanol rễ Đan sâm liều 600 mg/kg (EĐS1) và cao phân đoạn n-hexan rễ Đan sâm liều 17,5 mg/kg (HĐS1) có tỷ lệ chuyển tiếp tăng không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh (p>0,05).
Lô chứng dương dùng donepezil liều 5 mg/kg cũng có tỷ lệ chuyển tiếp tăng khác biệt so với lô chứng bệnh (p<0,05).
Kết quả cũng cho thấy tổng số lần vào cánh tay giữa các lô không có sự khác biệt (p>0,05).
3.1.3.2. Tác dụng của cao rễ Đan sâm di thực trong test mê lộ nước Morris
Trong test mê lộ nước Morris, tác dụng của cao toàn phần và cao phân đoạn
n-hexan rễ Đan sâm di thực được đánh giá thông qua thời gian tiềm tàng tìm thấy bến đỗ và thời gian chuột lưu lại ở góc phần tư đích.