Bảng 2.1 : Phân bố dân cư theo huyện ở Hịa Bình năm 2018
2.3. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Hịa Bình
2.3.1. Các nhân tố hình thành khí hậu tỉnh Hịa Bình
2.3.1.1. Nhân tố bức xạ mặt trời
Tỉnh Hịa Bình nằm trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu nên có chế độ bức xạ nội chí tuyến. Trong năm Mặt Trời đi qua thiên đỉnh 2 lần, lần thứ nhất vào trung tuần thứ 6, lần thứ 2 vào tháng 7 theo sự chuyển động biểu kiến của mặt trời.
Tỉnh Hịa Bình có độ cao Mặt Trời quanh năm khá lớn, thời gian chiếu sáng dài. Độ cao Mặt Trời thấp nhất vào giữa trưa các ngày đơng chí 22 - 12 là 460, thời gian chiếu sáng là 10h50’. Các tháng hè (5, 6, 7), độ cao của Mặt Trời giữa trưa cao nhất trong năm, đều trên 850, thời gian chiếu sáng trên 13h/ngày. Vì thế tỉnh Hịa Bình có tổng lượng bức xạ Mặt Trời phong phú, tạo điều kiện cho sinh vật phát triển tốt.
Ở các nơi trong tỉnh Hịa Bình, lượng bức xạ thu được trong điều kiện quang mây đều trên 200Kcal/cm2/năm. Trên thực tế, hàng năm tỉnh Hịa Bình nhận được bức xạ Mặt Trời rất lớn, lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm của tỉnh là 120 – 128Kcal/cm2/năm và cân bằng bức xạ trung bình hàng năm cũng nhận được tới 80Kcal/cm2/năm.
2.3.1.2. Nhân tố hồn lưu gió mùa a. Mùa đơng
Vào thời kì mùa đơng, tỉnh Hịa Bình chịu ảnh hưởng của khối khơng khí cực đới lục địa phương Bắc (NPc) từ áp cao Xibia tràn về, xen kẽ với chúng là khối khơng khí nhiệt đới Biển Đơng Trung Hoa (TP). Khối khơng khí NPc thường được mở đầu bằng các khối khơng khí lạnh, tần số xuất hiện cao nhất là vào giữa tháng mùa đông. Ngược lại, ảnh hưởng của tín phong được lặp lại khi
các khối khơng khí cực đới đã bị biến tính sâu sắc và xen kẽ giữa những đợt frông lạnh tràn về.
Tỉnh Hịa Bình có vị trí nằm khá sâu trong nội địa nên khơng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đơng Bắc như vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Trong suốt mùa đơng, thời tiết tỉnh Hịa Bình khá lạnh đặc biệt là giữa các tháng mùa đông. Tuy nhiên, xen giữa đợt lạnh vẫn có những ngày thời tiết nắng ấm với sự khống chế của khối khơng khí nhiệt đới Thái Bình Dương.
b. Mùa hạ
Vào mùa hạ, tỉnh Hịa Bình cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của áp thấp nhiệt đới hoặc bão từ khu vực Tây Thái Bình Dương và biển Đơng di chuyển về phía Tây và phía Tây Bắc. Bên cạnh đó, các khối khơng khí nhiệt đới và xích đạo mang lại thời tiết nóng và mưa rào, mưa dông.
Tại Hịa Bình, do gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn từ các dãy núi cao phía Tây, giáp với Sơn La và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào nên đầu mùa hè thời tiết rất khơ nóng. Tuy nhiên mùa hạ cũng là mùa mưa ở Hịa Bình. Bên cạnh đó tỉnh Hịa Bình nằm sâu trong lục địa vì vậy ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão đổ bộ từ biển. Ngoài ra hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới thường đem lại kiểu thời tiết mưa dầm.
2.3.1.3. Nhân tố bề mặt đệm a. Địa hình
Địa hình tỉnh Hịa Bình khá đa dạng: núi thấp, đồi, thung lũng,... và nghiêng dần về phía Tây Bắc – Đơng Nam. Tỉnh Hịa Bình là tình miền núi, tiếp giáp với đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình rất phức tạp và có sự phân hóa rõ rệt.
Địa hình tỉnh Hịa Bình thể hiện tính phân bậc rõ nét. Xét về độ cao địa hình, tỉnh Hịa Bình có các bậc chính sau: 200m, 200 – 250m, 500 – 700m, 700 – 1000m và trên 1000m. Các độ cao này tương ứng với các kiểu địa hình: đồng bằng – thung lũng, địa hình đồi, địa hình núi thấp và núi trung bình. Có thể chia địa hình tỉnh Hịa Bình thành bốn khu vực: khu núi cao huyện Đà Bắc, khu vực
núi trung tâm, khu vực núi đá vơi phía Tây Nam, khu vực đồi đồng bằng thũng lũng (Bản đồ địa hình tỉnh Hịa Bình).
Địa hình của tỉnh Hịa Bình phản ánh tính nhiệt đới gió mùa khá rõ rệt. Ở vùng núi các quá trình xâm thực chia cắt diễn ra mạnh mẽ, mạng lưới thủy văn dày, độ dốc lớn mật độ chia cắt địa hình cao, quá trình xâm lược lở đất, đất trượt phát triển mạnh mẽ.
b. Thủy văn
Tỉnh Hịa Bình là tỉnh có mạng lưới sơng, suối khá dày. Những con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh là sông Đà, sông Bơi, sơng Bưởi, sơng Bùi, ngồi ra cịn một số sơng nhỏ như sơng Cị, sông Cầu Đường, sông Thanh Hà, sông Lãng. Trong đó đáng kể nhất là hệ thống sơng Đà và sơng Bơi.
Nhìn chung, sơng suối ở tỉnh Hịa Bình hẹp, độ dốc lớn, lại có sự phân hóa mùa mưa – khơ rõ rệt, khơng thuận lợi cho sản xuất và giao thơng. Tuy nhiên, có giá trị rất lớn về thủy điện và cảnh quan du lịch.
Sơng ngịi phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Hịa Bình giao lưu bn bán với các tỉnh ở miền núi trung du phía Bắc và với đồng bằng Sơng Hồng.
c. Lớp phủ thổ nhưỡng – thực vật
Tổng quỹ đất của tỉnh Hịa Bình có khoảng 442.930,5 ha được chia thành 6 nhóm đất chính : Nhóm đất feralit mùn trên núi, nhóm đất feralit trên đá trầm tích, đất phù sa, nhóm đất lầy và than bùn và nhóm đất đen, nhóm đất thung lũng, nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá.
Như vậy, lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng ở tỉnh Hịa Bình tương đối phong phú, tạo nên bản sắc riêng với một số loại cây đặc trưng nhất.
d. Sinh vật
Tỉnh Hịa Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn, bởi có hơn 329 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm 71% diện tích tự nhiên, trong đó 194 nghìn ha đất có rừng, chiếm 59% diện tích đất lâm nghiệp. Phần lớn diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh là các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng phịng hộ, có vị trí quan trọng giữ gìn mơi trường, và là nguồn sinh thủy cho thủy điện Hịa Bình. Thực
vật rất phong phú, có nhiều loại cây có giá trị lớn như: lim, sến, nghiến, lát hoa, đinh, trám trắng,...
Hiện nay do tác động của mạnh mẽ của con người, rừng ngun sinh cịn ít, thay thế vào đó là rừng thứ sinh, tráng cỏ, cây bụi,...