CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
2. Kiến nghị, đề xuất
- Với các trường phổ thông:
+ Ban Giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên trong việc thực hiện đổi mới PPDH, sử dụng các PPDH hiệu quả như: dạy học tình huống, dạy học nêu vấn đề...
+ Chăm lo các điều kiện, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ phục vụ giáo viên đổi mới PPDH.
+ Các tổ nhóm chuyên môn thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm; đóng góp ý kiến để có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
+ Để xây dựng và dạy học bằng phương pháp nghiên cứu tình huống có hiệu quả trong dạy học. Người giáo viên cần phải nắm chắc lí luận, cách xây dựng và phương pháp sử dụng tình huống trong dạy học.
+ Trong dạy học địa lí lớp 10, giáo viên cần biết vận dụng kiến thức ở nhiều nguồn khác nhau để xây dựng tình huống và cũng cần tăng cường phối hợp với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả dạy học.
+ GV cần chủ động từ đầu năm học chuẩn bị riêng cho mình hệ thống các tình huống phù hợp với từng bài học để có thể sử dụng khi cần thiết. Yêu cầu tình huống phải soạn đúng nội dung bài, vừa sức và đánh giá được các năng lực của HS. Ngoài ra cũng cần chú trọng thường xuyên nâng cao trình độ cho GV cả về chuyên môn và nghiệp vụ để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới PPDH hiện nay.
- Đối với học sinh:
+ Người học phải không ngừng phát huy tư duy sáng tạo, liên hệ kiến thức, phát huy các năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt.
+ Có ý thức nghiêm túc, niềm say mê trong học tập, tham gia các hoạt động học tập nhiệt tình, tích cực và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ai Dã (2004), 10 vạn câu hỏi vì sao, NXB Văn hóa thông tin.
2. Bộ GD&ĐT (2015), SGK Hóa học 8. 3. Bộ GD&ĐT (2015), SGK Lịch sử 8 4. Bộ GD&ĐT (2015), SGK GDCD 6 5. Bộ GD&ĐT (2015), SGK Ngữ văn 8 6. Bộ GD&ĐT (2015), SGK GDCD 10 7. Bộ GD&ĐT (2015), SGK Đia lí 10 8. Bộ GD&ĐT (2012), SGK Địa lí 6 9. Bộ GD&ĐT (2015), SGK Địa lí 8
10. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
11. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, ĐH Sư phạm
TP.HCM.
12. Trịnh Văn Biều (2011), Dạy học hợp tác - Một xu hướng mới của giáo dục thế
kỷ XXI, Tạp chí khoa học ĐHSP TP.HCM, số 25 (tr 88-93).
13. Boehrer, J. (1995), How to teach a case, Kennedy School of Government Case
Programme.
14. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới
phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội - Berlin.
15. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng
dạy môn Giáo dục học tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia, Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Lam (2003), Giảng dạy theo phương pháp tình huống (bài giảng), Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại FETP
17. Luật Giáo dục (2001), NXB Chính trị quốc gia
18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXB Đại học Sư phạm
19. Nguyễn Ngọc Quang (1993), Lí luận dạy học hóa học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm.
20. Vũ Thị Thúy (2010), Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào
tạo ngành Luật, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh
21. X.Y.Z (1975), Sửa đổi lề lối làm việc, Ban tuyên huấn Tỉnh ủy Tp. Hồ Chí
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN
Kính thưa quý Thầy/Cô, hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Xây dựng tình huống học tập trong dạy học địa lí lớp 10 giúp học sinh
vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn”. Nhằm khảo sát
và tham khảo ý kiến có nội dung liên quan đến đề tài, mọi ý kiến, nhận xét của quý Thầy/Cô sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng giúp chúng tôi xây dựng các tình huống học tập có hiệu quả, từ đó nâng cao được chất lượng giảng dạy và góp phần cho sự thành công của đề tài. Rất mong quý Thầy/Cô và các bạn giúp đỡ.
Phần I. Thông tin cá nhân
- Họ và tên: ... - Ngày sinh:... - Môn dạy:...Trường...
Phần II. Nội dung
Xin quý Thầy/Cô đánh dấu chéo (X) vào ô tương ứng với lựa chọn của mình.
1/ Trong quá trình giảng dạy Địa lí cho học sinh lớp 10 – THPT, thầy cô thường sử dụng những phương pháp dạy học nào? Mức độ sử dụng các phương pháp đó ra sao?
Phương pháp
Mức độ sử dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
PP thuyết trình PP đàm thoại gợi mở PP thảo luận
PP động não PP nêu vấn đề
PP tìm tòi khám phá
PP hướng dẫn sử dụng SGK PP nghiên cứu tình huống Các phương pháp khác
2/ Trong quá trình dạy học Địa lí lớp 10 – THPT, thầy cô sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống thường gặp khó khăn ở khâu:
Xây dựng tình huống
Hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống
3/ Theo Thầy/Cô, khi giảng dạy lý thuyết Địa lí thông qua các tình huống gắn với thực tiễn sẽ đem lại tác dụng gì?
- Giúp học sinh nhớ bài lâu hơn - Tăng cường tính thực tiễn của bài giảng
- Kích thích hứng thú tìm tòi, yêu thích bộ môn
- Tạo không khí học tập sinh động, tránh sự nhàm chán - Giúp HS hiểu bài sâu sắc hơn
- Rèn luyện kĩ năng suy luận logic
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, khả năng học hỏi lẫn nhau - Tăng cường khả năng vận dụng tri thức
- Rèn luyện cho HS kĩ năng giải quyết vấn đề - Rèn luyện cho HS thái độ học tập tích cực
4/ Thầy cô đã dùng biện pháp gì để HS tích cực học tập hơn trong học tập môn Địa lí?
Cho HS tự nghiên cứu tình huống trước, sau đó giải thích cho HS hiểu Nêu và giải thích các tình huống thực tiễn xung quanh cuộc sống hàng ngày Cho HS đóng kịch có lồng ghép nội dung cần truyền đạt
Tất cả phương án trên
5/ Thầy cô thấy việc áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống có cần thiết không? Vì sao?
... ... ... ...
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH
Các em học sinh thân mến!
Xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, khả năng phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là năng lực cần thiết đảm bảo cho sự thành đạt trong cuộc sống. Việc tập cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề cần nhận thức trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân là điều hết sức quan trọng trong dạy và học Địa lí. Phiếu điều tra này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ cần thiết của việc sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học Địa lí. Sự đóng góp ý kiến nghiêm túc của các em là căn cứ thiết thực giúp nội dung đề tài nghiên cứu của tác giả mang tính khách quan và có ý nghĩa thực tế.
Mong các em học sinh vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa chọn. (Câu trả lời của các em chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu).
Phần I. Thông tin cá nhân
Họ và tên:... Ngày sinh:... Lớp:...Trường... Điểm trung bình học tập môn Địa lí kỳ I của bạn là...điểm.
Phần II. Nội dung
1. Theo các em, việc lồng ghép các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học Địa lí là:
Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết
2. Theo em, những tác dụng khi giáo viên sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học Địa lí:
- Hiểu thêm nhiều kiến thức thực tiễn của bài học - Phong phú thêm nội dung bài học
- Khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học - Thỏa mãn nhu cầu kiến thức của học sinh - Không khí học tập vui vẻ, sinh động
- Giúp học sinh năng động, tích cực và sáng tạo - Giúp học sinh nhớ bài lâu hơn
- Giúp học sinh luôn tập trung chú ý vào giờ học
3. Những khó khăn học sinh gặp phải khi tiếp thu kiến thức thông qua các tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học là:
- Cách thức đưa ra tình huống của giáo viên chưa thật sự hấp dẫn - Nhiều tình huống chưa xoáy sâu vào trọng tâm bài giảng
- Không đồng ý với cách giải quyết của giáo viên ở một vài tình huống - Những tình huống giáo viên đưa ra thường khó và quá sức đối với HS - Học sinh không có kỹ năng xử lý và giải quyết tình huống
- Các tình huống giáo viên đưa ra khá xa lạ và khó hiểu - Lớp học thường ồn ào, mất trật tự khi thảo luận
- Tốn nhiều thời gian cho tiết học khi thảo luận
- Không có nhiều thời gian nghiên cứu trước tình huống - Khó khăn khác
4/ Bạn cảm thấy phương pháp dạy học tình huống trong Địa lí như thế nào?
... ... ... ...
PHỤ LỤC 2: ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC SINH SAU KHI THỰC NGHIỆM
(Thời gian làm: 15 phút)
A. Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải (tiết 2)
Câu 1: Nước ta phát triển được tất cả các ngành vận tải hiện đang sử dụng phố biến trên thế giới vì:
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho tất các ngành vận tải đó.
B. Do ở bán đảo Đông Dương nơi có các nước láng giềng đang phát triển mạnh. C. Dân số đông nhu cầu di chuyển giữa các vùng lớn.
D. Cần giao lưu kinh tế quốc tế.
Câu 2: Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất?
A. Tốc độ chậm, thiếu an toàn.
B. Cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp. C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn. D. Chỉ vận chuyển được chất lỏng.
Câu 3: Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã được mở rộng và hiện đại hóa nguyên nhân chủ yếu là do:
A. Huy động được nguồn vốn tập trung đầu tư phát triển. B. Nền kinh tế đang phát triển với tốc nhanh nên nhu cầu lớn. C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ. D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
Câu 4: Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là:
A. Sản phẩm công nghiệp nặng. B. Các loại nông sản.
D. Các loại hàng tiêu dùng.
Câu 5: Ngành giao thông vận tải đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do:
A. Cự li dài.
B. Khối lượng vận chuyển lớn. C. Tính an toàn cao
D. Tính cơ động cao
Câu 6: Giao thông đường thủy nói chung có ưu điểm là:
A. Cước phí vận tải rẻ, thích hợp với chở hàng nặng cồng kềnh.
B. Vận chuyển được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định. C. Tiện lợi, thích nghi với mọi điều kiện địa hình.
D. Hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
Câu 7: Trong giao thông vận tải nước ta nếu loại bỏ loại hình vận tải đường biển có ảnh hưởng như thế nào?
……… ……… ……… ……… ……… ………
Câu 8: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động các ngành giao thông vận tải.
……… ……… ……… ……… ……… ………
B. Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Câu 1: Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về yếu tố:
A. Môi trường tự nhiên.
B. Môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.
C. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
D. Phương thức sản xuất, gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.
Câu 2: Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người nhưng không phải là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người vì:
A. Môi trường tự nhiên không cung cấp đầy đủ nhu cầu của con người.
B. Môi trường tự nhiên phát triển theo quy luật tự nhiên không phụ thuộc vào tác động của con người.
C. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phá triển của xã hội loài người.
D. Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra nhanh hơn sự phát triển của xã hội loài người.
Câu 3: Trong sự phát triển xã hội ngày nay con người tại sao chúng ta cần bảo vệ môi trường?
A. Không có bàn tay của con người thì môi trường sẽ bị hủy hoại. B. Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường.
C. Ngày nay không nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người. D. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Câu 4: Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế?
A. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất.
B. Phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế (chất dẻo tổng hợp).
C. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc là khoáng sản. D. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên.
Câu 5: Tài nguyên nước, không khí, mặt trời là các loại tài nguyên không bị hao kiệt. Tuy nhiên tài nguyên nước nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt. Theo em ý nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân thiếu nước ngọt hiện nay?
A. Thiếu nước ngọt do biến đổi khí hậu
B. Thiếu nước ngọt do lượng nước thải công nghiệp tăng cao C. Thiếu nước ngọt do bùng nổ dân số
D. Thiếu nước ngọt do lượng nước ngọt quá ít
Câu 6: Theo em ý nào sau đây không đúng khi nói về tài nguyên thiên nhiên?
A. Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của lực lượng sản xuất chúng được sử dụng làm phương tiện sản xuất. B. Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần không thuộc về tự nhiên mà do con người tạo ra trong quá trình phát triển chúng được sử dụng làm phương tiện sản xuất.
C. Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên được phân chia thành các loại phụ thuộc đặc tình từng loại, chúng được sử dụng làm các phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng.
D. Tài nguyên thiên nhiên là các loại tài nguyên của tự nhiên được sử dụng thành đối tượng tiêu dùng và phương tiện sản xuất.
Câu 7: Nêu những biện pháp nhằm khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản?
……… ……… ……… ………
Câu 8: Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay tài nguyên thiên nhiên luôn là những đối tượng được hướng đến để phục vụ cuộc sỗng của
con người. Tuy nhiên con người đã khai thác quá mức khiến cho một số loại bị hao kiệt nhanh chóng. Theo em chúng ta có nên dừng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay không? Tại sao?
……… ……… ……… ………
C. Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững
Câu 1: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường do sự:
A. Phát triển du lịch. B. Phát triển nông nghiệp. C. Phát triển công nghiệp. D. Phát triển ngoại thương.
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?