Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bổ sung chế phẩm sinh học trùn quế trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ tại phú thọ (Trang 30 - 33)

CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

2.3.2.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển * Chiều cao cây :

- Cây rau cải đo ở giai đoạn trước thu hoạch.

- Cây dưa chuột: đo ở giai đoạn cây thu hoạch lứa đầu

* Số lá: các lá được đánh dấu từ khi xuất hiện, số lá được tính khi cây kết thúc thu hoạch.

2.3.2.2 Các chỉ tiêu về năng suất

* Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số hoa cái/cây: đếm các hoa cái xuất hiện trên cây trong xuất thời gian sinh trưởng.

- Số quả trên cây: đếm các quả xuất hiện trên cây trong xuất thời gian sinh trưởng.

- Số quả thương phẩm trên cây: khi thu hoạch đếm các quả không bị cong vẹo, không bị thối hỏng.

- Khối lượng trung bình quả: trung bình của 10 quả thu từ 10 cây theo đường chéo ô thí nghiệm khi thu hoạch lứa 2.

- Khối lượng trung bình cây rau cải: cân 10 cây mẫu/ô thí nghiệm, lấy giá trị trung bình.

* Năng suất lý thuyết

Dưa chuột = Khối lượng trung bình quả (g)/cây x số quả/cây x mật độ (cây/m2) (quy đổi về tấn/ha)

* Năng suất thực thu

- Rau cải: Dùng dao cắt sát phần thân tiếp giáp rễ để thu phần thân lá trên toàn bộ ô thí nghiệm, làm sạch đất bám, ngay sau đó cân và tính năng suất rồi quy đổi về tấn/ha.

- Dưa chuột: là tổng khối lượng các lần thu quy đổi về tấn/ha 2.3.2.3. Các chỉ tiêu về chất lượng

- Chất lượng chung: dư lượng đạm nitrat (mg/kg). Khi thu hoạch vào buổi sáng, lấy mẫu gửi phân tích dư lượng đạm nitrat, đồng thời lấy mẫu đo độ brix và thử độ đắng tại phòng thí nghiệm Khoa học thực vật.

+ Dư lượng đạm xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7767 : 2007

+ Vị đắng: Nếm phần cùi ở đầu quả của số quả thu được trên 10 cây mẫu thu hoạch lứa 2.

+ Độ brix: Bổ dọc quả dưa chuột thành 6 phần, cắt nhỏ 1 phần cho vào cối nghiền nhỏ sau đó vắt lấy dịch chiết nhỏ vài giọt phủ kín mặt thấu kính và đọc kết quả. Cắt nhỏ lá của cây bắp cải, cho vào cối nghiền nhỏ, vắt lấy dịch nhỏ vào thấu kính.

Độ brix được đo trên máy ATAGO pal-1 hãng ATAGO của Nhật 2.3.2.4 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại

Theo dõi phát hiện sâu bệnh hại theo quy chuẩn QCVN 01 - 169 :

2014/BNNPTNT cho cây thập tự, và QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT

2.3.2.4 Phân tích đất

Phân tích đất trước thí nghiệm 1, 2 phân tích chỉ tiêu chất hữu cơ (%), đạm tổng số, đạm dễ tiêu, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu. Mẫu đất thí nghiệm được lấy trên từng ô của từng công thức ở độ sâu 0 – 20cm, trên 5 điểm chéo góc sau đó trộn lại thành một mẫu có trọng lượng tối thiểu là 0,5kg.

pHKCl

N tổng số (%) Lân tổng số (%) Kali tổng số (%)

Lân dễ tiêu (P2O5) (mg/kg đất)

Kali dễ tiêu (K2O)(mg/kg đất)

:Phương pháp pH metre :Phương pháp Kjeldal

:Phương pháp so màu xanh Molyden :Phương pháp quang kế ngọn lửa :Phương pháp Bray II

:Xác định bằng quang kế ngọn lửa 2.3.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế

- Lãi thuần = Tổng thu - tổng chi

Tổng thu = Năng suất (tấn/ha)x giá bán/tấn

Tổng chi: Chi phí mua giống, phân bón, công lao động.

-

Trong đó: V: Lãi tăng do biện pháp kỹ thuật tác động C: Chi phí tăng do áp dụng biện pháp kỹ thuật

V = Thu nhập tăng do sử dụng chế phẩm – Chi phi tăng do sử dụng chế phẩm.

Thu nhập tăng do biện pháp tác động = NS tăng (tấn/ha) x Giá bán/tấn Chi phi tăng do áp dụng biện pháp tác động = Số phân bón tăng x giá phân bón

Trong sản xuất nông nghiệp, tỷ xuất VCR >2 thì người nông dân mới có lãi; Nếu VCR>3 thì dễ được người nông dân chấp nhận.

Chi phí tăng thêm là tiền mua chế phẩm sinh học trùn quế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng bổ sung chế phẩm sinh học trùn quế trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ tại phú thọ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)