Với chất liệu sơn dầu

Một phần của tài liệu Không gian trong tranh ấn tượng, lập thể, siêu thực, trừu tượng (Trang 38 - 45)

Những bài tập bằng chất liệu sơn dầu đầu tiên của sinh viên mĩ thuật có đặc điểm chung là hình thức biểu đạt còn lúng túng. Hiệu quả về nội dung và hình thức trong các bài tập chưa có hiệu quả cao.

Xét về màu sắc trong hệ thống các bài tập này là chưa khoe được tính ưu việt của chất liệu. Màu xỉn đục hặc chưa có một hòa sắc mang tính tổng thể. Do quá trình vẽ các em còn pha màu tùy tiện nên màu sắc trong tranh khi khô sẽ bị “chết” do các phản ứng hóa học tạo ra. Một nguyên nhân khác khiến cho màu của sinh viên chưa trong trẻo là do khi vẽ lớp màu trước chưa khô hẳn các em đã vội chồng nhiều lớp màu khác lên. Đặc biệt nếu lớp màu trước là màu đậm sẽ làm cho các màu sáng bị tối hoặc xỉn đục, hoặc cho cảm giác là màu bị bẩn.

Việc chồng nhiều lớp màu lên nhau còn sảy ra một hiện tượng khác là tranh sẽ bị nứt nẻ khi khô. Hiệu quả màu không như ý muốn. Một số bài vẽ dùng màu còn sượng, chưa tạo ra tính âm vang, cộng hưởng trong cách đặt màu hoặc tạo mảng đặc mảng trống. Chính vì vậy tính hệ thống trong các bài vẽ còn hạn chế. Tính biểu đạt của nội dung chưa cao.

Trong vẽ sơn dầu việc tạo ra hiệu quả nhờ bút pháp người vẽ là rất cần thiết. Người vẽ không chỉ thể hiện điều này thông qua cá tính của mình mà còn thể hiện thông qua cách sử dụng bút, thường gọi là cách “dụng bút” khi vẽ. Bút pháp linh hoạt chủ động sẽ tạo ra nhiều chiều hướng trong tranh. Điều này hầu hết các em sinh viên chưa thể hiện được. Một số em đã mạnh dạn trong bút pháp nhưng hiệu quả lại không như mong muốn.

Hình 2.26. Minh họa vẽ chất liệu sơn dầu

Vẽ sơn dầu không chỉ dùng bút để vẽ mà người vẽ có thể dùng dao bay, dùng tay hoặc một số dụng cụ phụ trợ khác để tạo hiệu quả. Trong tranh hiện đại đặc biệt là tranh trừu tượng các họa sĩ sử dụng cách thức này rất nhiều. Nhiều tác phẩm đã tạo nên chiều sâu cho không gian tranh bằng nhiều lớp lang khác nhau vô cùng phong phú. Trong các bài tập của các em sinh viên hầu như chưa có bài tập nào ứng dụng hoặc sử dụng hiệu quả phương pháp tạo hình này.

Nhìn chung các em còn lúng túng trong các thao tác sử dụng chất liệu và biểu hiện khi vẽ. Màu thường có xu hướng bị sỉn đục do các em chưa biết cách pha trộn. Nhiều bài vẽ còn nặng về xu hướng tô màu lên tranh chứ chưa tạo được không gian thực hay sự diễn tả những hình tượng nhân vật.

Kĩ thuật sử dụng bút, công bút chưa hiệu quả. Nhiều sinh viên chưa biết kết hợp với dao bay trong khi diễn tả. Tranh thường không tạo được nhiều lớp không gian, không có được những mảng màu phong phú. Nhiều bài vẽ cách sử dụng nét còn khô cứng, chưa tạo được sự sinh động.

3.1.2. Với chất liệu lụa

Chất liệu lụa là chất liệu tương đối đặc biệt vì chỉ có các họa sĩ Á đông mới biết cách vẽ và sử dụng thành thạo chất liệu này. Nền để vẽ không phải là mặt toan mà là mặt lụa. Cách vẽ cũng khác với chất liệu sơn dầu vì vẽ lên lụa không phải bằng sơn dầu mà bằng chất liệu màu nước và vẽ nhiều lớp khác nhau.

Hình 2.27. Minh họa vẽ chất liệu lụa

Vẽ lụa là một hình thức “nhuộm màu” lên thớ lụa hay nói khác đi là để thớ lụa được thẩm thấu các sắc màu lên chính mặt nền của mình và ngấm vào từng thớ lụa. Các bài vẽ của sinh viên có đặc điểm chung là màu không trong, không sâu. Không tạo được sự huyền ảo lung linh của đặc thù chất liệu. Một số

bài vẽ do không dành thời gian để tạo nhiều lớp màu nên màu trong bài vẽ không thắm hoặc không đậm đà như nó vốn có. Những màu đậm thướng không tạo nên tiếng nói mà thường bị “chết màu” khoặc không tạo được hiệu quả.

Một số bài vẽ khác thì lại bị vướng trong cách thức tạo khối hoặc tạo bố cục. Như trên đã nói, vẽ lụa rất khó tính vì vậy quá trình làm phác thảo gần như là đã hoàn tất trong bố cục để không có sự thay đổi trong khi thể hiện vì không giống như sơn dầu là người vẽ có quyền thay đổi trong quá trình thể hiện nếu thấy đẹp hơn phác thảo hoặc trượt theo cảm xúc khi vẽ.

Một số bài khác thì lại bị khô cứng trong thể hiện vì khi vẽ chưa biết cách vuốt mép giữa các mảng màu với nhau. Vẻ đẹp của chất liệu lụa thướng là trong sự thể hiện mang tính nhẹ nhàng mềm mại chứ không quá mạnh mẽ khô cứng như sơn dầu. Chính vì vậy trong cách tạo mảng một số họa sĩ đã để các mảng màu này nhòa vào nhau để tạo sự mềm mại và tạo một không gian hư hư thực thực như trong tranh thủy mặc của Trung Hoa vậy.

3.1.3. Với chất liệu tranh khắc

Tranh khắc gỗ là một thể loại của nghệ thuật đồ họa, là nghệ thuật của mảng nét chấm, vạch…Trong đó mảng được coi là chấm phóng to, nét là chấm di động. Với những yếu tố này đồ họa đã tạo ra không gian trên mặt phẳng gồm đủ thể loại.

Do đặc thù của chất liệu và cách thức biểu đạt cũng có nhiều nét khác biệt vì vậy khi vẽ người vẽ phải nắm được những nét đặc trưng cơ bản này thì mới có thể chủ động trong quá trình thể hiện.

Trong tranh khắc gỗ hay khắc thạc cao việc xây dựng ý tưởng tạo hình trong khi xây dựng bố cục tranh là điều được ưu tiên hàng đầu. Cách tạo mảng tiếp cận trong bố cục sẽ tạo nên diện mạo của bức tranh. Tức là hiệu quả của bố cục sẽ cho người vẽ thấy ngay được là bức tranh đạt hiệu quả đến mức nào.

Hình 2.28. Minh họa tranh khắc gỗ

Ngôn ngữ của đồ họa chủ yếu là hai hệ thống mảng và nét. Nhiều tác phẩm có kết hợp tạo chất , hoặc dùng thủ pháp trong cách tạo ra hệ thống mảng bằng các chầm vạch nhỏ để tạo hiệu quả. Tuy nhiên mảng và nét vẫn giữ vai trò chủ đạo của lối tạo hình này.

Các bạn sinh viên trong quá trình xây dựng bố cục và thể hiện đã tạo được không gian chung bằng hệ thống mảng đậm nhạt. Tuy nhiên cách thể hiện còn đại khái, chưa tạo được những dấu ấn cho người xem. Bố cục trong các bài tập chưa thực sự ấn tượng và tạo hiệu quả về cảm giác cho người xem. Trong tranh khắc, yếu tố nét giữ vai trò rất quan trọng. Vì nhiều tác phẩm người vẽ chỉ dùng hai màu đen và trắng tức là học chỉ tạo không gian bằng hệ thống đậm nhạt. Từ hệ thống đậm nhạt này nó sẽ tạo ra vô số các màu khác nhau. Chính vì vậy nét trong tranh phải tạo được hiệu quả cả về bố cục tạo hình lẫn hiệu quả của không gian.

Nhìn chung tranh của các bạn sinh viên do còn non yếu trong lối tạo hình và cách thức tạo dựng bố cục cách tạo mảng không gian nên hiệu quả về thẩm

mĩ chưa cao, chưa tạo nên những dấu ấn hay tình cảm thẩm mĩ đặc biệt đối với người xem.

Cách tạo mảng trong tranh do chưa có khả năng về bố cục nên mảng chính phụ trong tranh chưa tạo được ấn tượng mạnh. Nội dung đề tài còn nghèo nàn. Cách tạo chất tạo không gian chưa thực sự hấp dẫn người xem tranh.

Không gian trong tranh khắc thường mang tính ước lệ. Trong quá trình làm phác thảo bố cục sinh viên phải tích cực tìm và nghiên cứu nội dung đề tài bằng nhiều cách và nhiều góc độ khác nhau. Nội dung phản ánh trong các bài tập phải rõ ràng cụ thể. Chính vì vậy việc xác định và phân tích nội dung để từ đó có được những phương án lựa chọn để thể hiện là một yêu cầu cơ bản trước khi tiến hành làm phác thảo và xây dựng bố cục trong tranh. Ví dụ một số bài của sinh viên ĐHHV:

Hình 2.30. Tranh phù điêu của sinh viên mỹ thuật trường ĐHHV

Thông thường trong các dạng đề tài cụ thể đã có những hình thức biểu hiện khác nhau. Sinh viên có thể tham khảo trước khi xác định ý tưởng trong bố cục bài vẽ của mình. Việc xây dựng hình tượng, lối biểu hiện cũng không được lặp lại mà phài mang một tinh thần mới, cách tiếp cận và biểu đạt mới. Hầu hết các em chưa thoát khỏi sự giàng buộc của lối tư duy, lối nhìn một chiều, chưa linh hoạt và chưa phát huy hết khả năng tư duy để tạo nên những hình tượng nghệ thuật mới.

Muốn có được một bài tập đạt chất lượng sinh viên phải tích cực ghi chép thực tế qua đó gạn lọc để có được những nét mang tính điển hình nhất ở mỗi dạng đề tài. Không sao chép vay mượn mà phải có được quan điểm riêng của mình, thể hiện sự tìm tòi sáng tạo và mang những nét riêng của mỗi cá nhân.

Trong vẽ tranh khắc, người vẽ phải sáng tạo ra hình tượng, dùng hình tượng để biểu đạt một vấn đề cụ thể nào đó mà đề tài yêu cầu. Hình tượng phải tiêu biểu thể hiện, hội tụ đầy đủ những nét đa dạng phong phú từ thực

tiễn sinh động và đã được cách điệu hay ước lệ hóa bằng hình tượng nghệ thuật tạo hình. Tất cả những yêu cầu trên hầu hết các sinh viên đều chưa thực hiện được. Các bài tập tranh khắc na ná trong cách tạo hình. Cách tạo mảng chưa tạo ra những lớp không gian khác nhau. Một số bài tập còn dàn trải hoặc chung chung trong cách tạo hình và tạo bố cục.

Một phần của tài liệu Không gian trong tranh ấn tượng, lập thể, siêu thực, trừu tượng (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)