Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Đỗ quyên lá nhọn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài Đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. f.) tại Lâm Đồng. (Trang 114)

6. Bố cục luận án

3.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Đỗ quyên lá nhọn

Qua quá trình triển khai điều tra về đặc điểm lâm học, theo dõi đặc điểm vật hậu đối với loài Đỗ quyên lá nhọn trong năm 2017, nghiên cứu sinh đã thu hái được quả của Đỗ quyên lá nhọn tại quần thể Tuyền Lâm. Quả sau khi thu về được phơi khô trong nắng nhẹ từ 3 - 4 ngày và đem gieo trực tiếp trên khay cát. Kết quả sau các lần thử nghiệm gieo, hạt khơng có nảy mầm. Trong các năm từ 2018 đến năm 2020, nghiên cứu sinh hàng năm vẫn tiếp tục thu được quả từ 03 quần thể. Tuy nhiên, số cây cho quả tại các quần thể tương đối ít. Cụ thể tại quần thể Tuyền Lâm 01 cây cho quả, Hòn Nga 02 cây và Bidoup 03 cây. Số lượng quả thu hàng năm dao động từ 0,05 - 0,1 kg, tuy nhiên đây cũng là những quả lép hoặc hạt bất thụ. Do đó nghiên cứu sinh chỉ tiến hành nghiên cứu nhân giống bằng hom đối với Đỗ quyên lá nhọn.

3.3.1. Ảnh hưởng của loại thuốc bột và nồng độ thuốc bột tới tỷ lệ ra rễ, chiều dài rễ và số lượng rễ/hom Đỗ quyên lá nhọn.

Các cơng trình nghiên cứu nhân giống hom Đỗ quyên đều đã khẳng định được loại hom và kích thước hom thu từ rừng tự nhiên phải là cành bánh tẻ nửa hóa gỗ và kích thước từ 6-10cm là phù hợp nhất trong nhân giống các loài Đỗ quyên (Nguyễn Quang Thạch và cộng sự, 2002; Ahmad và cộng sự, 2010; Altun và cộng sự, 2017; Đỗ Thị Thu Lai và cộng sự, 2019) [28], [43], [44], [22] và Hua và cộng sự (2011) [63]. Đối với loại thuốc, nồng độ thuốc, dạng thuốc chưa có kết quả thống nhất. Thời vụ và giá thể giâm hom cũng tùy thuộc vào thời tiết và loại giá thể khác nhau, cũng như từng lồi. Chính vì vậy nghiên cứu sinh đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của loại thuốc, nồng độ, dạng thuốc, giá thể và thời vụ giâm hom cho Đỗ quyên lá nhọn.

Các thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 6 tháng. Qua theo dõi cho thấy tại thời điểm 27 ngày sau khi giâm hom, hầu hết hom cịn xanh và bắt đầu có hiện tượng hom chết từ ngày thứ 30 trở đi (chiếm 6-7 %). Hiện tượng hom chết xuất hiện nhiều ở giai đoạn 50 - 70 ngày (chiếm 35-40 % tổng số hom giâm). Từ ngày thứ 75 sau khi giâm hom trở đi số lượng hom chết rất ít, ở mỗi cơng thức thí nghiệm chỉ xuất hiện 2 - 3 hom. Lúc này các cơng thức thí nghiệm đa số xuất hiện mơ sẹo tại vết cắt. Sau thời gian 90 ngày một số hom tại 1 số cơng thức thí nghiệm đã xuất hiện rễ. Tuy nhiên, sự hình thành rễ diễn ra chậm và chưa thể hiện rõ giữa các công thức. Sự khác biệt giữa các công thức bắt đầu thể hiện rõ trong khoảng thời gian từ 140 - 145 ngày. Đến thời điểm 180 ngày, khi đó tỷ lệ các hom sống và ra rễ đã ổn định, lúc này tiến hành thu thập số liệu và cấy sang bầu đất. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.19.

Hình 3.20: Hom ra mơ sẹo sau 90 ngày Hình 3.21: Bố trí thí nghiệm giâm hom

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của loại thuốc và nồng độ thuốc bột đến tỷ lệ ra rễ, chiều

dài rễ và số rễ/hom trong nhân giống Đỗ quyên lá nhọn (tháng 1/2017-8/2017)

Cơng thức Thí nghiệm Số hom thí nghiệm Tỷ lệ ra rễ (%) Chiều dài rễ trung bình (cm) Số rễ trung bình/hom IAA 0,5% 90 6,7fgh 0,2 8,5 IAA 1,0% 90 13,3cde 0,4 7,7 IAA 1,5% 90 15,6bcd 0,2 9,0 IAA 2,0% 90 15,6bcd 0,1 4,2 IBA 0,5% 90 13,3cde 0,2 7,3 IBA 1,0% 90 24,4a 0,2 7,2 IBA 1,5% 90 10,0efg 0,6 8,7 IBA 2,0% 90 16,7bc 0,1 4,4

Cơng thức Thí nghiệm Số hom thí nghiệm Tỷ lệ ra rễ (%) Chiều dài rễ trung bình (cm) Số rễ trung bình/hom NAA 0,5% 90 15,6bcd 0,4 9,7 NAA 1,0% 90 18,9b 0,2 6,3 NAA 1,5% 90 11,1def 0,1 5,3 NAA 2,0% 90 5,6gh 0,2 9,0 ĐC 0% 90 2,2h 0,1 1,0 P-value 0,0000 0,0000 0,0001

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống tại các cơng thức thí nghiệm đạt khá thấp, trung bình dao động từ 7,8 - 34,4%; cao nhất là cơng thức sử dụng các chất điều hịa sinh trưởng IBA 1% đạt 34,4%, tiếp theo là các công thức NAA 1%; NAA 0,5% và IBA 2% với kết quả lần lượt là đạt 32,2 %, 28,9 và 23,4 thấp nhất là cơng thức đối chứng đạt 7,8%.

Mơ tả hình thái và đoạn ra rễ của hom tỷ lệ hom ra rễ trung bình dao động từ 2,2 - 24,4%; cao nhất là IBA 1% đạt 24,4%; NAA 1% đạt 18,9% (hình 3.22; 3.23), tiếp theo là IBA 2% đạt 16,7%. Thấp nhất là cơng thức đối chứng đạt 2,2%.

Tóm lại, tỷ lệ ra rễ thấp khi sử dụng thuốc bột có thể do hom thu từ rừng tự nhiên, chưa có những tác động như cắt tạo chồi nên mức độ trẻ hóa của hom chưa cao. Mặt khác do hom cũng có đường kính nhỏ nên tiết diện hom tiếp xúc với thuốc bột hạn chế, chính vì vậy việc sử dụng thuốc bột trong nhân giống hom Đỗ quyên lá nhọn có tỷ lệ ra rễ thấp. Thuốc nước có khả năng ngấm sâu vào các tế bào thực vật nên tăng khả năng ra rễ tốt hơn thuốc bột (Hồng Minh Tấn, 2006) [27]

Hình 3.22: Hom ra rễ sử dụng IBA 1% Hình 3.23: Hom ra rễ sử dụng NAA 1%

Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Grzes’kowiak (2004) [59] khi nghiên cứu nhân giống đối với loài Đỗ quyên R. calendulaceum cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất với IBA 1% và Đỗ quyên R. brachycarpum cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất với IBA 2%. Qua bảng 3.19 cũng cho thấy chiều dài rễ trung bình dao động từ 0,1 - 0,6 cm; cao nhất là IBA 1,5% đạt 0,6cm, tiếp theo là IAA 1% và NAA 0,5% cùng đạt 0,4cm; thấp nhất là công thức đối chứng đạt 0,1cm. Số lượng rễ trung bình tại các cơng thức thí nghiệm dao động từ 1,0 - 9,7 rễ/hom. Công thức NAA 0,5% đạt số rễ trung bình cao nhất 9,7 rễ/hom; IAA 1,5% và NAA 2% đạt 9,0 rễ/hom; Công thức Đối chứng cho số lượng rễ thấp nhất đạt 0,1 rễ/hom. Số lượng rễ nhiều nhưng chiều dài rễ ngắn ở nghiên cứu giâm hom Đỗ quyên lá nhọn khá tương đồng với kết quả nghiên cứu giâm hom của loài R. mucronulatum (Kon và cộng sự, 1998) [67], Đỗ quyên rạng rỡ (Nguyễn Thị Phương Hoàng và cộng sự, 2020) [11] và Đỗ quyên quang trụ (Nguyễn Thị Linh, 2013) [23]. Từ các kết quả nghiên cứu ở trên nhận thấy, hom Đỗ quyên là nhọn có khả năng ra rễ tốt hơn khi được xử lý chất ĐHST. Điều này cho thấy rằng đối với mỗi loài cây khác nhau thì chất điều hịa sinh trưởng

và nồng độ chất điều hịa sinh trưởng khác nhau cũng có ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom.

Tiến hành phân tích phương sai 2 nhân tố. Kết quả cho thấy ở các cơng thức thí nghiệm khác nhau với giá trị P-value = 0,000 < 0,05 (Df= 12; MS = 105,793) chứng tỏ các cơng thức thí nghiệm có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom Đỗ quyên lá nhọn, có nghĩa giả thuyết H0 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1. Ngược lại, đối với các lần lặp lại với giá trị P-value = 0,0502 > 0,05 (Df= 2; MS = 31,0541) chấp nhận giả thuyết H0, chức tỏ các lần lặp lại khơng có sự sai khác đến tỷ lệ ra rễ. Các kết quả được trình bày tại phụ lục 5. Kiểm tra sự khác nhau giữa các cơng thức thí nghiệm ở mức độ 95% và xếp nhóm đồng nhất theo tiêu chuẩn Ducan, một lần nữa khẳng định công thức IBA 1% là tốt nhất và có sự sai khác rõ rệt với các công thức khác.

3.3.2. Ảnh hưởng của loại thuốc nước tới tỷ lệ ra rễ, chiều dài rễ và số lượng rễ/hom Đỗ quyên lá nhọn.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng bằng thuốc nước cho thấy sau khi giâm hom 30 ngày có khoảng 15% hom giâm bị rụng lá, khô và chết (bao gồm những hom đã nảy chồi). Hiện tượng hom chết xuất hiện nhiều nhất ở thời điểm 60-70 ngày, chiếm khoảng 30% tổng số hom giâm. Từ ngày thứ 75 chở đi số lượng hom chết ít dần. Sau 70 ngày tại một số cơng thức thí nghiệm một số hom bắt đầu xuất hiện mô sẹo và ra rễ. Tuy nhiên, sự hình thành rễ diễn ra chậm và chưa thể hiện rõ giữa các cơng thức thí nghiệm. Sự khác biệt giữa các cơng thức thí nghiệm được thể hiện rõ trong khoảng thời gian từ 140 ngày - 160 ngày. Đến thời điểm 180 ngày thì các hom ra rễ và hom sống đã ổn định, lúc này tiến hành thu số liệu và cấy sang bầu.

Hình 3.24: Hom ra rễ sử dụng IBA 2.000 ppm

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của loại thuốc nước và nồng độ thuốc nước đến tỷ lệ

ra rễ, chiều dài rễ và số rễ/hom trong nhân giống Đỗ qun lá nhọn (tháng 6/2019-12/2019) Cơng thức thí nghiệm Số hom TN Tỷ lệ hom ra rễ % Chiều dài rễ trung bình (cm) Số rễ trung bình/hom CT1 (IAA 500 ppm) 90 10,0ef 0,3 11,3 CT2 (IAA 1.000 ppm) 90 13,3cdef 0,3 16,7 CT3 (IAA 1.500 ppm) 90 17,8cde 0,4 21,2 CT4 (IAA 2.000 ppm) 90 16,7cde 0,2 18,1 CT5 (IBA 500 ppm) 90 11,1def 0,4 11,3 CT6 (IBA 1.000 ppm) 90 32,2b 0,5 12.75 CT7 (IBA 1.500 ppm) 90 16,7cde 0,4 12,7 CT8 (IBA 2.000 ppm) 90 51,1a 0,6 12,6

CT9 (NAA 500 ppm) 90 21,1c 0,4 15,3 CT10 (NAA 1.000 ppm) 90 36,7b 0,5 11,3 CT11 (NAA 1.500 ppm) 90 14,4cdef 0,3 10,7 CT12 (NAA 2.000 ppm) 90 18,9cd 0,2 10,2 CT13 (Đối chứng) 90 6,7f 0,2 3,7 P-value 0,000 0,0034 0,1305

Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng thuốc nước cho thấy, tỷ lệ sống của Đỗ quyên lá nhọn trung bình dao động từ 23,4% - 76,7%. Trong đó, cao nhất là CT8 (IBA 2.000ppm) đạt 76,7%; tiếp theo là CT6 (IBA 1.000ppm) đạt 61,1% và CT12 (NAA 1.000ppm) đạt 58,9%; thấp nhất là công thức đối chứng đạt 23,4%. Từ kết quả ở bảng 3.20 nhận thấy thuốc cho tỷ lệ ra rễ cao nhất là CT8 (IBA 2.000ppm) với 51,1% (hình 3.24); tiếp theo là CT10 (NAA 1.000ppm) đạt 36,7% và CT6 (IBA 1.000ppm) đạt 32,2%. Thấp nhất là công thức đối chứng với 6,7%. Như vậy qua cả 2 thí nghiệm ảnh hưởng loại thuốc bột và thuốc nước đều cho thấy thuốc IBA cho ra rễ Đỗ quyên lá nhọn cao hơn so với thuốc IAA và NAA. Kết quả nghiên cứu nhận thấy có sự tương đồng với nghiên cứu của Gensel (1985) [57] khi nghiên cứu về Đỗ quyên R. chapmanii đã khẳng định khi lấy hom từ rừng tự nhiên về giâm thì tỷ lệ ra rễ chỉ đạt từ 43 - 63%, nhưng khi sử dụng hom đã được trẻ hóa tại vườn ươm thì tỷ lệ ra rễ đạt 81 - 94% ở loại thuốc IBA 1.000ppm.

Thí nghiệm giâm hom bằng thuốc nước có chiều dài rễ trung bình và số rễ/hom được cải thiện hơn so với sử dụng bằng thuốc bột. Chiều dài rễ và số rễ/hom trung bình của tất cả các cơng thức thuốc nước được cải thiện hơn 57 - 90 % so với ở các công thức sử dụng thuốc bột. Các cơng thức thí nghiệm đều cho chiều dài rễ dao động từ 0,2 - 0,6 cm; số rễ trung bình/hom dao động từ 3,7 - 21,2 rễ/hom. Trong đó, cao nhất là IAA 1.500 ppm đạt 21,2 rễ/hom, tiếp theo là IAA 2.000 ppm đạt 18,1 cm và thấp nhất là đối chứng với 3,7 rễ/hom. Thuốc IBA 2000ppm cho cây hom có chiều dài rễ lớn nhất số với các cơng thức thí nghiệm khác, trong khi số

lượng rễ/hom không phải nhiều nhất nhưng cũng đạt mức trung bình của thí nghiệm.

Kết quả phân tích phương sai 2 nhân tố cho thấy ở các cơng thức thí nghiệm khác nhau với giá trị P-value = 0,000 < 0,05 (Df= 12; MS = 463,343) chứng tỏ các cơng thức thí nghiệm có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom Đỗ quyên lá nhọn, có nghĩa giả thuyết H0 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1. Ngược lại, đối với các lần lặp lại với giá trị P-value = 0,6303 > 0,05 (Df= 2; MS = 10,2052) chấp nhận giả thuyết H0, chức tỏ các lần lặp lại khơng có sự sai khác đến tỷ lệ ra rễ. Kết quả được thể hiện tại phụ lục 6

Tiến hành kiểm tra sự khác nhau giữa các cơng thức thí nghiệm ở mức độ 95% và xếp nhóm đồng nhất theo tiêu chuẩn Ducan một lần nữa khẳng định cơng thức thí nghiệm tốt nhất và có sự sai khác rõ rệt với các cơng thức khác là IBA 2.000 ppm.

3.3.4. Nồng độ thuốc nước IBA thích hợp trong nhân giống Đỗ quyên lá nhọn

Do nồng độ thuốc nước trong thí nghiệm ảnh hưởng loại thuốc nước chỉ giới hạn nồng độ cao nhất là 2.000 ppm nên việc xác định nồng độ thuốc thích hợp cịn hạn chế. Chính vì vậy, việc thí nghiệm xác định nồng độ thuốc nước IBA thích hợp nhất cho nhân giống Đỗ quyên lá nhọn cần tiếp tục thực hiện. Thí nghiệm này được thực hiện với loại thuốc IBA ở 5 mức nồng độ cao hơn là 2.000 ppm, 2.500 ppm, 3.000 ppm, 3.500 ppm và 4.000 ppm.

Bảng 3.21: Ảnh hưởng nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến khả năng

ra rễ của hom Đỗ quyên lá nhọn (tháng 5/2021-11/2021)

Cơng thức thí nghiệm Số hom TN Tỷ lệ hom ra rễ (%) Chiều dài rễ trung bình (cm) Số rễ trung bình/hom CT1: IBA 2.000 ppm 90 40,0ab 0,18 10,06 CT2: IBA 2.500 ppm 90 48,89a 0,15 12,84 CT3: IBA 3.000 ppm 90 40,0ab 0,62 13,17 CT4: IBA 3.500 ppm 90 31,11c 0,33 12,24

CT5: IBA 4.000 ppm 90 32,22c 1,2 14,56

P-value 0,0228 0,0021 0,3563

Các kết quả thí nghiệm nhận thấy tỷ lệ sống cao nhất trong khoảng nồng độ từ 2.000 - 2.500 ppm. Thông qua bảng 3.21 cho thấy tỷ lệ hom ra rễ cao nhất trong khoảng nồng độ 2.500 - 3.000 ppm, trong đó nồng độ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất là 2.500 ppm đạt 48,89%. Khi tiếp tục tăng nồng độ thuốc IBA thì tỷ lệ ra rễ của hom có xu hướng giảm dần. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Lai và cộng sự (2019) [22] khi nghiên cứu nhân giống Đỗ quyên R. simsii đã khẳng định IBA 2.500ppm cho tỷ lệ ra rễ là tốt nhất.

Kết quả phân tích phương sai tại phụ lục 7 cho thấy, với giá trị P-Value = 0,0228 < 0,05 (Df = 4; MS = 143,333), có nghĩa giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận giả thuyết H1, chứng tỏ các cơng thức thí nghiệm có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ của hom. Tiến hành kiểm tra sự khác nhau giữa các cơng thức thí nghiệm ở mức độ 95% và xếp nhóm đồng nhất theo tiêu chuẩn Ducan khẳng định cơng thức tốt nhất và có sai khác rõ rệt với các công thức khác là (CT2) IBA 2.500 ppm.

3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ của hom Đỗ quyên lánhọn nhọn

Thời vụ giâm hom là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ. Với điều kiện thời tiết tại Đà Lạt quanh năm lạnh, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hom. Vì vậy, cần phải chọn đúng thời điểm thích hợp để giâm hom, vừa cải thiện tỷ lệ ra rễ vừa rút ngắn thời gian giâm hom.

Từ các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đã chọn ra loại thuốc có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ ra rễ của hom Đỗ quyên lá nhọn là IBA 2.000ppm. Luận án tiếp tục thử nghiệm giâm hom với thời vụ là mùa hạ (tháng 4) và mùa thu (tháng 9) để xác định mùa nào cho kết quả ra rễ tốt nhất. Kết quả nghiên cứu được thể hiện tại bảng 3.22.

Bảng 3.22: Kết quả giâm hom bằng thuốc nước tháng 4 và tháng 9 Thời vụ Chất KTST (%) Tỷ lệ ra rễ (%) Chiều dài rễ trung bình (cm) Số rễ trung bình trên hom Tháng 4 2.000ppm 45,6 0,25 16,7 Tháng 9 2.000ppm 23,3 0,1 8,4

Kết quả tại bảng 3.22 cho thấy, sau 6 tháng thử nghiệm giâm hom Đỗ quyên lá nhọn theo thời vụ thì mùa hạ (tháng 4) cho tỷ lệ ra rễ cao nhất với 45,6%, thấp nhất là mùa thu (tháng 9) chỉ đạt 23,3%. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2010) [43] khi nghiên cứu nhân giống Đỗ quyên R.

arboreum đã ghi nhận giâm hom vào tháng 4 là tốt nhất. Sở dĩ mùa hạ cho tỷ lệ ra

rễ và tỷ lệ sống tốt hơn là vì vào mùa này thời tiết ấm hơn, nhiệt độ cao hơn. Ngược lại, vào tháng 9 là thời điểm cuối mùa thu, đây là thời điểm giao thoa giữa mùa thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn loài Đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. f.) tại Lâm Đồng. (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w