Một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện quy định hiện hành về tiền

Một phần của tài liệu hạn chế, bất cập trong các qui định hiện hành về tiền lương một số giải pháp, kiến nghị (Trang 30 - 32)

lương; Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, khơng thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động cơng vụ; Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Những hạn chế, bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh cịn thấp; tích luỹ cịn ít, nguồn lực nhà nước cịn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Việc thể chế hố các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương cịn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và tồn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cịn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước cịn q lớn. Việc xác định vị trí việc làm cịn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trị của tổ chức cơng đồn trong các thoả ước lao động tập thể cịn hạn chế. Cơng tác hướng dẫn, tun truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách cịn chưa tạo được đồng thuận cao.

IV. Một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện quy định hiện hành về tiềnlương lương

Một là, Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về

cải cách chính sách tiền lương đồng bộ với đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hai là, Các quy định pháp luật về tiền lương tối thiểu vùng

Trước hết, nên hoàn thiện và bổ sung thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia, bổ sung thêm các thành viên là các nhà nghiên cứu và thành viên trung gian. Đồng thời cần nâng cao năng lực và vai trò của Bộ phận kỹ thuật giúp việc cho hội đồng. Hồn thiện quy trình và cách thức xác định các căn cứ để thống nhất cách tính tốn và xác định hệ thống nhu cầu của người lao động. Cùng với đó là các thơng tin chính xác về các mức lương trên thị trường lao Tiếp đến, Nhà nước cũng cần đưa ra mục tiêu và lộ trình của chính sách tiền lương tối thiểu để làm cơ sở và tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc xây dựng lộ trình điều chỉnh tiền lương trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh tiền lương tối thiểu, không nhất thiết cứ phải điểu chỉnh hàng năm vào một thời điểm nhất định là đầu năm như hiện nay.

Tăng cường thúc đẩy thương lượng ngành đi đến thoả thuận về mức lương tối thiểu ngành cho phù hợp với đặc điểm và tốc độ phát triển của mỗi ngành.

Điều chỉnh lại chính sách tiền lương tối thiểu vùng theo hướng thu hẹp dần các vùng, đảm bảo phản ánh đúng tốc độ phát triển và mức sống của từng vùng.

Trong tương lai, Nhà nước cần hồn thiện chính sách tiền lương tối thiểu, sớm hồn thiện và cho ra đời luật Tiền lương tối thiểu. Cần xây dựng tiền lương tối thiểu ngày, giờ làm cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp xây dựng chính sách tiền lương của doanh nghiệp, trách tình trạng đảm bảo tiền lương tối thiểu tháng nhưng lại không đảm bảo tiền lương tối thiểu ngày, giờ như hiện nay. Và phải tính được các yếu tố không ổn định, không thường xuyên vào mức lương tối thiểu ngày và mức lương tối thiểu giờ.

Ba là, Xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới để áp dụng thống nhất

Bốn là, Bộ luật lao động cần nghiên cứu giảm dần can thiệp trực tiếp của

Nhà nước trong xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động - tiến tới doanh nghiệp tự chủ quyết định thang lương, bảng lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp và tiền lương của người lao động theo thị trường; đồng thời xây dựng khung pháp lý để người lao động, tổ chức đại diện tự nguyện tham gia thương lượng, thỏa thuận các mức lương trong thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, loại bỏ thủ tục hành chính trong thực hiện (gửi cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện) tiến tới giảm chi phí doanh nghiệp, đồng thời thiết lập khung pháp lý để người lao động, đại diện tham gia giám sát q trình thực hiện.

Cải cách chính sách tiền lương là vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội hệ trọng, phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều năm đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, trong đó giải pháp thứ 4 và thứ 5 mang tính đột phá để thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách chính sách tiền lương nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ; tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chính trị ổn định, tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phịng, chống tham nhũng; thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Một phần của tài liệu hạn chế, bất cập trong các qui định hiện hành về tiền lương một số giải pháp, kiến nghị (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w