Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên (Trang 59 - 78)

chưa thành niên tại Việt Nam

Tuy đã được quy định cụ thể trong luật nhưng qua thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên ở Việt Nam còn gặp nhiều bất cập, vướng mắc. Các quy định biện pháp chế tài đối với cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với con chưa thành niên qua tìm hiểu tại một số Tòa án cho thấy quy định hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên ít được áp dụng trong thực tế. Thực trạng này xuất phát từ một số lý do sau:

Thứ nhất, các quy định về hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên chưa nhận được sự ủng hộ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Theo Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền cha, mẹ đối với con là : cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên, cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ. Với chủ thể là cha (mẹ), người thân thích của con chưa thành niên, khi cha (mẹ) vi phạm nghĩa vụ đối với con, thì rất ít khi cha (mẹ), người thân thích với con chưa thành niên yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ. Lí do là hầu như mọi người chưa nắm rõ được quy định pháp luật. Tại nơi cư trú, các bậc cha mẹ chỉ được tư vấn về sức khỏe sinh sản, phòng chống bệnh tật chứ không được tuyên truyền về vấn đề hạn chế quyền này.

Một mặt cũng là do quan niệm sai lệch về giáo dục con cái. Các cụ ngày xưa có câu : “Thương cho ăn roi ăn vọt, ghét nói cho ngọt cho bùi”. Với câu truyền miệng vậy, rất nhiều người cho rằng giáo dục mà không trừng phạt thì không đạt hiệu quả nên khi con cái phạm lỗi hoặc không nghe lời thì cha mẹ lại chửi mắng, đánh đập, bỏ đói, đuổi ra khỏi nhà, bắt lao động nặng. Khi một đứa trẻ bị như vậy thì những người thân thích như ông, bà, chú , bác, cô, dì, anh, chị của người đó lại cho rằng cha, mẹ đang thực thi quyền giáo dục con cái. Theo Báo cáo chuyên đề can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực thông qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 1800 1567 của Cục Trẻ em - Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 5/2017, trong tổng số 698 ca trẻ em bị bạo lực có tới 91,7% bị bạo lực thân thể; trẻ em từ 0-10 tuổi chịu bạo lực nhiều nhất (chiếm 56,9%); tỉ lệ trẻ em bị bạo lực trong gia đình là cao nhất (63,2%), sau đó đến trường học là 20,1%. Trong 6 tháng đầu năm 2018, có 790 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 605 em bị xâm hại tình dục, chiếm 76,6%. Mỗi năm có hơn 2000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại thân thể nghiêm trọng. Trẻ em đang bị xâm hại dưới nhiều hình thức, trong mọi độ tuổi. Trẻ có thể bị hành hạ tại bất cứ đâu như ở nhà hay tại trường học và do nhiều đối tượng gây ra.

Về phía các cơ quan, tổ chức như hội liên hiệp phụ nữ, cơ quan bảo vệ trẻ em còn lúng túng trong việc yêu cầu hạn chế quyền đối với cha mẹ. Đồng thời, trong việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn chưa phát huy được vai trò của mình. Chẳng hạn, đối với Tòa án khi xét xử các vụ án hình sự mà người phạm tội là người chưa thành niên thì thông thường chỉ kết tội con mà không đề cập đến lỗi của cha, mẹ. Khi con chưa thành niên phạm tội thì cha, mẹ cũng có lỗi rất lớn trong việc giáo dục và quản lý con. Mặt khác, đối với trường hợp Tòa án tuyên phạt cha, mẹ về một trong các tội đối với con chưa thành niên thì Tòa án cũng có quyền tự mình ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Tuy nhiên, trên thực tế, khi kết án cha, mẹ về các hành vi phạm tội đối với con chưa thành niên thì phần lớn Tòa án không tuyên bố hạn chế quyền của người cha, người mẹ đối với con mặc dù pháp luật có quy định khi cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên : “ Tòa án có thể tự mình ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên ”.

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể trực tiếp yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhưng phần lớn người dân không hiểu được như vậy nên khi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên thấy cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng thì họ rất lúng túng không biết cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết. Phần lớn họ nghĩ rằng báo công an giải quyết, nhưng khi công an được báo thì họ cho rằng đó là chuyện gia đình, công an chỉ xử lí về hình sự, cha mẹ “dạy con” không mang tính hình sự nên họ không giải quyết.

Thứ hai, nhiều người trong xã hội còn thiếu cách nhìn đầy đủ về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ đối với con cái nên chưa có sự phân định rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con các hành vi của con.

Trên thực tế, nhiều cha mẹ không am hiểu quyền và nghĩa vụ của họ đối với con cái hoặc hiểu nhưng có tình không hiểu về quyền của con nên đã có cách chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng không phù hợp dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Tình trạng thường thấy hiện nay là cha mẹ không quan tâm chăm sóc con hoặc quan tâm chăm sóc không đúng cách, đánh đập con, giáo dục con không đúng cách, buộc con phải lao động quá sức, thậm chí dẫn đến con cái bị trầm cảm, bỏ nhà lang thang, phạm tội hoặc tìm đến cái chết.

Theo số liệu điều tra hơn 2200 số học viên ở các trường giáo dưỡng, gần một nửa trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố mẹ đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh), số em bị mẹ kế, bó dượng đánh chiếm 20,3%. Như vậy gần 50% trẻ em bị đối xử hà khắc. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, gần 70% trẻ em thừa nhận bị bố mẹ đánh đập dưới nhiều hình thức. Chỉ từ đầu tháng 6.2018, nhiều vụ trẻ em bị đánh đập dã man được phanh phui, trong đó có không ít trường hợp do cha mẹ thực hiện hành vi bạo lực.

Điển hình là câu chuyện bé trai 10 tuổi sống giữa Hà Nội bị chính cha ruột bạo hành đến mức gãy xương sườn, rạn sọ não khiến ông bà nội và mẹ ruột không thể nhận ra được con cháu của mình đã gây phẫn nộ với dư luận.

Hay như vụ bé trai 1 tuổi bị mẹ ruột bạo hành dã man rồi bỏ rơi tại bệnh viện. Người bạo hành bé trai T.T.A. (gần 1 tuổi) được xác định là Đ.L.H. (34 tuổi). Sau khi lỡ mang thai và sinh ra bé A, H. chẳng biết nhờ ai chăm sóc nên chị ta tha lôi cháu bé lang thang theo mình cho đến khi bị bắt về tội buôn bán ma túy.

Vụ cha dượng bạo hành dã man con riêng của vợ xảy ra gần đây cũng gây bức xúc dư luận. Theo đó, chiều 31/10, em N.H. P. (8 tuổi, học sinh lớp 3) đến lớp học thì bạn cùng lớp phát hiện nhiều vết thương khắp cơ thể, đặc biệt là vùng lưng. Ngay sau khi phát hiện thương tích trên người cháu P., nhà trường đã đưa em đên trung tâm y tế gần nhất để băng bó vết thương và điều trị. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết, P. bị thương tích 16%, trên người có 18 vết sẹo, 35 vết bầm tím… Nhiều vết thương mới khép miệng và có hiện tượng rỉ máu.

Hay vụ Trần Văn Ty ở Phú Cát, Bình Định học lớp 8 thì đòi nghỉ học vì lý do “con không học nổi, nhét cũng không vô”. Thấy cảnh mình bị thất học mà khổ nên cha mẹ Ty bắt Ty phải học tiếp. Cha Ty đã đánh đạp tàn nhẫn với mong muốn Ty trở lại trường học. Nhưng phản ứng lại những trận đòn của cha, Ty đã bỏ vào TP Hồ Chí Minh. Rồi Ty theo bạn dùng dao đi cướp tài sản. Ty bị kết án 5 năm tù vì tội giết người và 3 năm vì tội cướp tài sản khi mới 16 tuổi.

Đỉnh điểm của vụ việc là khi người cha nuôi phát hiện mất 500.000 đồng để trong tủ và nghi ngờ bé Phi ăn cắp. Khi nghe Phi trả lời chỉ lấy 20.000 đồng và đã mua mỳ ăn, vợ chồng ông Mùi đã đóng cửa thay phiên nhau đánh, đạp bé Phi dã man khiến bé bị biến dạng cả khuôn mặt, tinh thần hoảng loạn.

Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về vấn đề bạo lực với trẻ em, tại Việt Nam, ước tính có khoảng 3,3 triệu trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt và các em có nguy cơ bị bạo lực. Con số này chiếm khoảng 12% số trẻ em ở Việt Nam.

Thứ ba, thiếu cơ chế để thực hiện hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Do quan niệm truyền thống và điều kiện sống của người Việt Nam nên thông thường con chưa thành niên sống chung với cha, mẹ để cha, mẹ thực hiện việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như vậy, người cha, người mẹ nào bị hạn chế quyền đối với con thì vẫn có nghĩa vụ nuôi dưỡng con và vẫn được quyền sống chung với con. Khi cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con nhưng họ vẫn sống cùng con thì rất khó hạn chế việc thực hiện quyền trông nom, chăm sóc và giáo dục con trong thực tế. Do đó, mặc dù pháp luật quy định về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên nhưng khi Tòa án ra quyết định thì việc thi hành các quyết định đó cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo quy định của pháp luật thì khi hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, tức là họ không có quyền chăm nom, chăm sóc, quản lý tài sản riêng của con cũng như đại diện theo pháp luật cho con, nhưng họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng người con này. Như vậy, ở nước ta, ngay trong quy định của pháp luật cũng không hướng dẫn nào về việc tách người con đó ra khỏi cha, mẹ đã có hành vi vi phạm. Hơn nữa với phong tục tập quán và điều kiện kinh tế nước ta hiện nay thì người con vẫn chung sống với cha mẹ, vậy nên khi có hạn chế quyền cha mẹ thì về mặt mặt lý thuyết người con đó vẫn phải chung sống với họ, dẫn tới nếu có hạn chế cũng chỉ là về mặt hình thức và trên bản ấn, quyết định của tòa án thôi chứ khó có thể thực hiện triệt để và đúng bản chất trên thực tế được vì vậy quyền của người con chưa dược bảo vệ. Còn nếu tách các em ra khỏi cha, mẹ như nhiều nước phương Tây thì còn thiếu cơ chế quy định của pháp luật cũng như điều kiện ở nước ta chưa đủ để thực hiện.

Một phần của tài liệu Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên (Trang 59 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w