BÀI TẬP VỀ NHÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm Địa 9 ( có đáp án) (Trang 25 - 104)

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, kể tên các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở nước ta?

A. Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh. B. Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.

C. Hà Nội, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, sắp xếp các trung tâm du lịch sau đây từ Nam ra Bắc.

A. Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh. B. TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Huế, Vinh, Hà Nội. C. Vinh, Huế, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. D. TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Lạt.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết bãi biển Thiên Cầm thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?

A. Đà Nẵng. B. Nghệ An. C. Thừa Thiên – Huế. D. Hà Tĩnh.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết bãi biển Mỹ Khê thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?

A. Quảng Ninh. B. Đà Nẵng. C. Nghệ An. D. Quảng Ngãi.

Câu 5. Mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là:

A. máy móc thiết bị. B. nguyên liệu, nhiên liệu.

C. hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. D. lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Câu 6. Mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất nước ta là

A. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. B.Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. C. Hàng nông, lâm, thủy sản. D. Máy móc, thiết bị.

Câu 7. Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực

A. Mĩ Latinh, Bắc Mỹ và châu Phi. B. Bắc Mỹ và châu Âu và châu Phi.

C. Tây Nam Á, Nam Á, châu Á – Thía Bình Dương. D. Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, châu Âu.

Câu 8. Thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các nước

A. châu Âu. B. Bắc Mỹ và Mỹ Latinh. C. châu Phi. D. ASEAN, Đông Á.

Câu 9. Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, Đà Nẵng.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 10. Trong ngành dịch vụ, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là

A. hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. B. hai trung tâm thương mại, dịch vụ nhỏ nhất nước ta.

C. hai trung tâm thương mại lớn và đa dạng nhất miền Bắc. D. hai trung tâm dịch vụ nhỏ nhưng đa dạng nhất nước ta.

Câu 11. Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta gồm

A. các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, dân gian. B. các lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống.

C. vườn quốc gia, di tích lịch sử, phong cảnh.

D. phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, vườn quốc gia.

Câu 12. Đâu không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta?

A. Vườn quốc gia. B. Bãi biển. C. Công trình kiến trúc. D. Hang động.

Câu 13. Ý nghĩa xã hội của hoạt động ngoại thương là

A. giải quyết đầu ra cho sản phẩm. B. mở rộng sản xuất với chất lượng cao. C. cải thiện đời sống nhân dân. D. đổi mới công nghệ.

Câu 14. Đâu không phải vai trò của ngành ngoại thương?

B. Mở rộng sản xuất với chất lượng cao. C. Cải thiện đời sống nhân dân.

D. Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Câu 15 .Ý nào sau đây không tạo nên mức độ tập trung khác nhau của các hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước ?

A. Quy mô dân số. B. Sức mua của dân số.

C. Trình độ lao động thấp. D. Sự phát triển các ngành kinh tế.

Câu 16. Quy mô dân số, sức mua của nhân dân tăng lên và sự phát triển kinh tế có tác động gì đến hoạt động thương mại nước ta?

A. Tạo nên mức độ tập trung khác nhau. B. Cán cân thương mại dương.

C. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh chóng. D. Thị trường ngoài nước được mở rộng.

Câu 17. Ý nào sau đây không phải là sự thay đổi tích cực của hoạt động nội thương nước ta sau Đổi mới?

A. Hình thành thị trường thống nhất trên cả nước. B. Hàng hóa dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông. C. Sức ép cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại nhập. D. Hệ thống các chợ hoạt động tấp nập trên cả nước.

Câu 18. Khó khăn lớn nhất của ngành nội thương nước ta sau Đổi mới là gì?

A. Hình thành thị trường thống nhất trên cả nước. B. Hàng hóa dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông. C. Sức ép cạnh tranh khốc liệt từ hàng ngoại nhập. D. Hệ thống các chợ hoạt động tấp nập trên cả nước.

Câu 19. Đâu không phải là tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta

A. Vịnh Hạ Long. B. Phố cổ Hội An. C. Cồng chiêng Tây Nguyên. D. Chùa Hương.

Câu 20. Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta là

A. cố đô Huế. B. vịnh Hạ Long.

C. Cửa Lò. D. vườn quốc gia Cúc Phương.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của ngành du lịch ở nước ta?

A. tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

B. góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới. C. đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

D. tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Câu 22 .Vai trò của ngành du lịch về mặt xã hội của nước ta là

A. tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. B. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. D. tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

A. Nền sản xuất trong nước phục hồi và phát triển. B. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế.

C. Nhu cầu tiêu dùng trong nước lớn.

D. Hàng hóa nước ta có giá rẻ, mẫu mã đa dạng.

Câu 24. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế có ý nghĩa gì đối với ngành ngoại thương nước ta?

A. Mở rộng thị trường xuất – nhập khẩu. B. Cán cân thương mại âm.

C. Nước ta nhập khẩu ngày càng nhiều máy móc, thiết bị. D. Ngành ngoại thương phát triển chậm hơn ngành nội thương.

Câu 25. Hoạt động thương mại có mức độ tập trung khác nhau giữa các vùng trong nước, nguyên nhân do:

A. Chất lượng cuộc sống người dân nhìn chung còn thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng. B. Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ phát triển kinh tế chênh lệch giữa các vùng. C. Tài nguyên thiên nhiên nước ta phân bố không đều, chỉ tập trung ở những vùng nhất định. D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển chưa đồng bộ trên cả nước.

Câu 26. Nguyên nhân chính làm cho khu vực Đông Nam Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất nước ta là gì?

A. Có nhiều trung tâm công nghiệp lớn. B. Là vùng đông dân nhất nước ta.

C. Đông dân, mức sống cao và sản xuất phát triển. D. Hệ thống giao thông vận tải hiện đại.

Câu 27. Nước ta buôn bán nhiều với thị trường châu Á – Thái Bình Dương vì

A. Có nhiều nét tương đồng với nước ta trong văn hóa phương Đông. B. Đây là những thị trường dễ tính.

C. Nước ta có vị trí địa lí gần với khu vực châu Á – Thái Dương. D. Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.

Câu 28.Nước ta có nhiều nét tương đồng trong văn hóa phương Đông nên thị trường buôn bán với nước ta là

A. Liên minh châu Âu. B. Thị trường Bắc Mỹ.

C. Thị trường Nam Mĩ. D. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

BÀI TẬP VỀ VÙNG TD&MNBB

Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là

A. Quảng Ninh. B. Phú Thọ. C. Thái Nguyên. D. Lạng Sơn. Lời giải

- B1. Xác định khu vực tiếp giáp biển của Trung du miền núi Bắc Bộ.

- B2. Xác định được Quảng Ninh là tỉnh duy nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển Đáp án cần chọn là: A

Câu 2 Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. các tỉnh biên giới. B. trung du Bắc Bộ. C. tiểu vùng Tây Bắc. D. miền núi Bắc Bộ. Lời giải

Vùng trung du Bắc Bộ có các cánh đồng thung lũng bằng phẳng => lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3 Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là A. núi cao, cắt xẻ mạnh.

B. gồm các cao nguyên xếp tầng. C. núi thấp và trung bình.

D. đồng bằng rộng lớn. Lời giải

Tiểu vùng Đông Bắc có địa hình chủ yếu là núi thấp và trung bình. Đáp án cần chọn là: C

Câu 4 Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông nào ? A. Sông Đà.

B. Sông Lô. C. Sông Chảy. D. Sông Hồng. Lời giải

Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên con sông Đà. Đáp án cần chọn là: A

Câu 5 Nhân tố chủ yếu tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là

A. Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.

C. Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

D. Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau. Lời giải

Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh tạo nên cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6 Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là A. Dầu mỏ.

B. Khí đốt. C. Than đá. D. Than gỗ. Lời giải

Đông Bắc có nhiều tài nguyên khoáng sản giàu có, tiêu biểu là vùng than Quảng Ninh với trữ năng lớn, có chất lượng tốt.

=> Cung cấp nguyên liệu cho phát triển nhiệt điện của vùng. Đáp án cần chọn là: C

Câu 7 Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? A. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.

B. Trình độ dân cư – xã hội chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc. C. Dân cư đông, mật độ dân số cao.

D. Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Lời giải

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Tày, Nùng; trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc; đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).

- Đây là địa bàn dân cư phân bố thưa thớt, mật độ dân số thấp => nhận xét C không đúng Đáp án cần chọn là: C

Câu 8 Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ ? A. Có sự phân hóa thành 2 tiểu vùng.

B. Chủ yếu là các sông nhỏ, trữ năng thủy điện ít. C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. Nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn, phân bố tập trung. Lời giải

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có nhiều khoáng sản, trữ lượng lớn, phân bố tập trung. Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào.

=> Nhận xét: Chủ yếu là các sông nhỏ, trữ năng thủy điện ít là không đúng Đáp án cần chọn là: B

Câu 9 Đâu không phải là thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc ? A. Chăn nuôi gia súc lớn.

B. Phát triển thủy điện. C. Khai thác khoáng sản.

D. Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm. Lời giải

- Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh : phát triển thủy điện (thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà…); trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (chè); chăn nuôi gia súc lớn.

- Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, không phải của Tây Bắc. Đáp án cần chọn là: C

Câu 10 Ngành kinh tế nào sau đây chỉ có thể phát triển ở tiểu vùng Đông Bắc mà Tây Bắc không có ?

A. Khai thác khoáng sản.

B. Trồng cây công nghiệp lâu năm. C. Du lịch sinh thái.

D. Kinh tế biển. Lời giải

Tiểu vùng Đông Bắc có vị trí tiếp giáp biển ở phía đông nam (vùng biển Quảng Ninh) => thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

- Tiều vùng Tây Bắc không tiếp biển nên không thể phát triển kinh tế biển. Đáp án cần chọn là: D

Câu 11 Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều. C. Địa hình dốc và có nhiều sông lớn.

D. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa. Lời giải

Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hệ thống sông ngòi lớn (sông Đà, sông Chảy, sông Lô….) chảy trên nền địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc địa hình lớn

=> đem lại trữ năng thủy điện lớn. Đáp án cần chọn là: C

Câu 12 Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là

A. Hiện tượng cháy rừng.

C. Phát triển thủy điện. D. Nạn du canh, du cư. Lời giải

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người, có tập quán sản xuất chủ yếu là du canh, du cư. Tập quán du canh du cư là hiện tượng người dân

thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cứ mỗi lần di chuyển nơi ở người dân lại tìm kiếm một vùng đất mới và tiến hành phá rừng lấy đất làm nương rẫy canh tác. Cùng với tập quán sản xuất lạc hậu khiến đất đai dễ bị suy thoái bạc màu, sau một thời gian ngắn các dân tộc lại tìm kiếm vùng đất mới, bỏ lại các đồi trống, đất hoang hóa bạc màu => Vòng tròn này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến diện tích rừng bị chặt phá ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13 Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao

B. Khoáng sản phân bố rải rác.

C. Địa hình dốc, giao thông khó khăn. D. Khí hậu diễn biến thất thường. Lời giải

Trung du miền núi Bắc Bộ khoáng sản đa dạng nhiều chủng loại và phân bố khá tập trung nhưng các mỏ có trữ lượng nhỏ nằm sâu trong lòng đất, lại phân bố chủ yếu ở khu vực có địa hình miền núi hiểm trở => do vậy công đoạn tiếp cận và khai thác các mỏ khoáng sản rất khó khăn, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao mới có thể khoan sâu và khai thác có hiệu quả các mỏ quặng. Đây là khó khăn lớn nhất đối với các công ti, xí nghiệp khai thác khoáng sản ở vùng này.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô lớn nhất?

A. Việt Trì. B. Hạ Long. C. Cẩm Phả.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm Địa 9 ( có đáp án) (Trang 25 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w