- Phương pháp so sánh: Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nền, đã được so sánh với các QCVN, TCVN hoặc các tiêu
3. Thay đổi cảnh quan khu vực:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và nhiều biến động trong những năm qua ở Việt Nam cho thấy, nhiều dự án phát triển chỉ mới đạt được mục tiêu kinh tế mà chưa đi đôi với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên như định hướng đã đề ra. Vì vậy, yêu cầu đánh giá tác động môi trường không chỉ dừng lại ở hoạt động tuân theo quy định của pháp luật mà còn đòi hỏi đánh giá tác động môi trường ở trước và trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đánh giá tác động môi trường là một quy trình có tính hệ thống nhằm xem xét trước những hậu quả mà các hoạt động phát triển gây ra cho môi trường. So với cơ chế bảo vệ môi trường khác, cơ chế này tập trung vào ngăn ngừa ô nhiễm nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững.
Việc tiến hành đánh giá công khai, minh bạch sẽ giúp công chúng phát huy quyền dân chủ, đồng thời họ cũng nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình vì họ là những đối tượng trực tiếp chịu tác động của văn bản đó.
Đánh giá tác động môi trường góp phần hình thành một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, một xã hội văn minh, phát triển, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng môi trường. Nói cách khác, việc đánh giá tác động môi trường sẽ kết hợp chặt chẽ, thống nhất, hài hòa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và bảo vệ, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường trong hoạt động xây dựng pháp luật là nhằm xác lập phương thức đúng đắn phục vụ việc lồng ghép yếu tố phát triển bền vững vào nội dung của hoạt động pháp luật để cho ra đời những sản phẩm pháp luật có tính bền vững, ổn định, khả thi.