Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu kim loại màu của Công ty Cổ Phần Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam (Trang 63 - 70)

4. Kết cấu chuyên đề

3.4 Một số kiến nghị

Chuyên đề xin đề xuất một số kiên nghị sau để tạo điều kiện cho việc thúc đẩy xuất khẩu kim loại màu của Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam đến năm 2025:

 Giảm thời gian, thủ tục xuất nhập khẩu

Phía hải quan cần liên tục cải cách về hành chính, cung cấp thêm dịch vụ trực tuyến, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, kết hợp chặt chẽ với cơ quan ban ngành kiểm tra, cải tiến phương pháp kiểm tra, nhằm rút ngắn thời gian thông quan. Từ đó, các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp xuất khẩu kim loại màu, có thể lấy được nguyên liệu đầu vào về kịp thời, cho hàng xuất đi sớm, và giảm thiểu chi phí lưu kho...

 Hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều gặp khó khăn về tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh, nhất là sau giai đoạn dài kinh tế trì trệ vì dịch Covid-19. Đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu kim loại màu cũng vậy, chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí nguyên liệu, máy móc chiếm một phần rất lớn. Do vậy, nguồn hỗ trợ

về vốn được cho là vô cùng cấp thiết. Chính vì thế, trong thời gian tới đây nhà nước cần có những biện pháp khuyến khích phù hợp để các ngân hàng cho vay vốn, giúp doanh nghiệp có đủ vốn đầu tư duy trì, phát triển hoạt động sản xuất hàng hóa, thu mua nguyên liệu, cũng như nâng cao chất lượng đầu ra. Các ngân hàng tạo nên điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu vay được vốn với lãi suất thấp, với thời gian hợp lý và thủ tục hành chính nhanh gọn, rõ ràng.

 Tăng cường hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Nhà nước cũng cần lập một quỹ bảo hiểm xuất khẩu để động viên các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, cũng như giúp đỡ doanh nghiệp bảo toàn số vốn khi gặp rủi ro kinh doanh, nhà nước cũng cần cân nhắc lập quỹ bình ổn giá cả để có thể bớt được một phần gánh nặng về lãi suất tín dụng cho phía doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là với mặt hàng kim loại màu có nhiều đơn hàng lớn, giá trị cao, nên rủi ro cũng rất lớn.

 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế

Nhà nước và các ban lãnh đạo địa phương nên mở những đợt xúc tiến thương mại thường kỳ sang nước ngoài để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ đó, giúp doanh nghiệp củng cố năng lực, sửa chữa những thiếu sót và tạo bước đột phá trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng mới, điển hình như là Hàn Quốc, Đức, Canada – những quốc gia lớn nhập khẩu kim loại màu khác. Chính phủ cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế, ký kết các hiệp định hợp tác song phương, đa phương, kèm theo những thỏa thuận về nền kinh tế thị trường ở Việt Nam để có thể hạn chế những chính sách chống bán phá giá không phù hợp mà một số nước đang áp dụng lên Việt Nam. Ngoài ra, nhà nước cần

tăng cường ứng biến với những biện pháp phòng vệ thương mại và bảo hộ không phù hợp so với cam kết quốc tế.

Các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục cải tiến các chính sách quản lý sản xuất, quản lý xuất khẩu, chính sách thuế, cạnh tranh ngành hàng,... sao cho vừa có thể kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động xuất khẩu, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đưa hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, các bộ ban ngành liên quan cũng cần thường xuyên giữ liên lạc với tham tán thương mại nước ngoài để nắm bắt kịp thời những thông tin về chính sách mới và dự báo nhu cầu của mỗi thị trường theo ngắn hạn, dài hạn. Từ đó thông báo cho phía doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động sắp xếp kế hoạch, điều chỉnh phù hợp để có thể đáp ứng các tiêu chí đề ra của nhà nhập khẩu. Hiện Bộ Công Thương đang đẩy nhanh tiến trình, thủ tục, để nhanh chóng hoàn thành việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về EVFTA và cách nắm bắt tận dụng những cơ hội hiếm có mà EVFTA mang đến.

Tóm lại:

Chương 3 đã đề ra những cơ hội, thách thức cũng như định hướng của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu kim loại màu đến năm 202

Bên cạnh đó, từ những phân tích đánh giá của chương 2, nội dung chương 3 đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu kim loại màu của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam đến năm 2025

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, khi hội nhập kinh tế quôc tế mang lại cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội, nhưng đồng thời các doanh nghiệp cũng không tránh khỏi nhiều thách thức, khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là mức độ cạnh tranh trên quốc tế ngày càng khốc liệt, sự xuất hiện của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, bên cạnh đó là nhiều nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu như giá cả thị

trường, yếu tố cung cầu, nguyên liệu đầu vào, tình hình chính trị, xã hội luôn tiềm ẩn bất ổn,… Do đó, bản thân Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam cần có những đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động xuất khẩu, những ưu nhược điểm của doanh nghiệp hiện tại, để từ đó đề ra những định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu kim loại màu của công ty.

Những ưu điểm trong việc thúc đẩy xuất khẩu kim loại màu của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam đã thực hiện trong giai đoạn 2016-2019 đó là

 Các nội dung xuất khẩu kim loại màu đã được công ty thực hiện đầy đủ  Có sự cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và số lượng danh mục mặt hàng xuất khẩu

 Kết quả kinh doanh từ hoạt động xuất khẩu kim loại màu của công ty có tăng Bên cạnh đó, những hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu kim loại màu của Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam đã thực hiện trong giai đoạn 2016-2019 có thể kể đến như sau:

 Thị phần xuất khẩu kim loại màu của công ty chưa cao

 Kết quả kinh doanh từ hoạt động xuất khẩu kim loại màu tăng không đều  Hình thức xuất khẩu chưa đa dạng, vẫn tập trung chủ yếu vào hình thức xuất khẩu trực tiếp (trả lời câu hỏi số 14)

 Danh mục mặt hàng chưa đa dạng, chưa tận dụng lợi thế sẵn có để mở rộng mặt hàng xuất khẩu kim loại màu

 Công tác xúc tiến thương mại chưa đạt hiệu quả cao trong việc thúc đẩy xuất khẩu

Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trên theo 2 hướng đó là nguyên nhân chủ quan (những nguyên nhân xuất phát từ bên trong doanh nghiệp) và nguyên nhân khách quan (nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp), trong đó:

Nguyên nhân chủ quan:

 Công tác nghiên cứu thị trường chưa đúng quy trình, thiếu nguồn thông tin  Không có đủ tiềm lực về tài chính và cơ sở vật chất để mở rộng sản xuất  Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương của đội ngũ nhân lực còn hạn chế

 Doanh nghiệp chưa nhận thấy tiềm năng sẵn có để mở rộng danh mục sản phẩm

 Doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu tại thị trường quốc tế

Nguyên nhân khách quan

 Cuối năm 2019, thị trường Trung Quốc gặp khó khăn bởi tác động của dịch COVID 19 khiến giá kim loại màu xuất khẩu giảm và hoạt động xuất khẩu sang thị trường này bị đình trệ.

 Xu hướng bảo hộ thương mại tại các thị trường lớn như Mỹ và EU khiến thuế suất cho mặt hàng kim loại màu cao, gây nhiều cản trở cho doanh nghiệp Việt khi tiếp cận.

 Chưa có những chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp xúc tiến thương mại thực sự hiệu quả.

Để khắc phục những hạn chế kể trên, chuyền đề đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị sau:

Đối với doanh nghiệp:

 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường

 Gọi vốn từ các quỹ đầu tư tài chính quốc tế để đầu tư, mở rộng sản xuất  Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kinh doanh ngoại thương cho đội ngũ nhân lực

 Tận dụng tiềm năng sẵn có để mở rộng danh mục mặt hàng kim loại màu xuất khẩu

 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

Các kiến nghị đề xuất:

 Giảm thời gian, thủ tục xuất nhập khẩu  Hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp

 Tăng cường hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế  Cải thiện môi trường kinh doanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường - PGS.TS. Tạ Lợi (Đồng chủ biên) (2007),Giáo

trình Nghiệp vụ ngoại thương (Tập I), Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân,

Hà Nội.

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường - PGS.TS. Tạ Lợi (2017). Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Hồ Sơ Năng Lực Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam xuất bản năm 2019

4. Website Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam

5. Báo cáo tài chính 2016, 2017, 2018, 2019 – Phòng Đầu tư Tài Chính, Kế Toán (Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam)

6. Báo cáo hành chính nhân sự 2016, 2017, 2018, 2019 – Phòng Hành Chính Nhân Sự (Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam)

7. Báo cáo tổng kết xuất nhập khẩu thường niên 2016, 2017, 2018, 2019 – Phòng Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu (Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam)

8. Báo cáo thường niên 2016, 2017, 2018, 2019 – Phòng Pháp Chế (Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam)

9. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2019:

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Kinh-te-Viet-Nam-20162019-va-dinh-huong- 2020/385934.vgp

10. Số liệu về kim ngạch xuất khẩu ngành kim loại màu tại Việt Nam và thế giới https://trademap.com/

11. Nguyễn Anh Mai (2019), Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty Kim Hưng sang thị trường châu Âu”, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội

12. Nguyễn Bích (2017), “Các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu”, Luận văn tốt nghiệp, khoa Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

13. Phạm Trung Đức (2015), Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu chế biến lâm hải sản

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu kim loại màu của Công ty Cổ Phần Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w