I. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
2. Định hướng đẩy mạnh TMĐT ở Trung tâm Thông tin Thương mại Hiện nay trong cơ sở dữ liệu về hồ sơ doanh nghiệp do Trung tâm Thông
tin Thương mại quản lý thì ở Việt Nam có khoảng 417 doanh nghiệp có trang Web và 2398 Website có tên miền riêng.Nhiều doanh nghiệp tự buôn bán với nhau thông qua mạng.
Trong thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã bắt đầu đưa thông tin về TMĐT vào trong các chuyên mục để đáp ứng nhu cầu hiểu biết về TMĐT của xã hội . Nhiều doanh nghiệp( trong lĩnh vực IT) đã nghiên cứu, xaay dựng các phần mềm chuyên dụng cho TMĐT của Việt Nam và đang quảng bá tiêu thụ sản phẩm.
Cho đến nay đã có một số dự án về TMĐT nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu hoặc triển khai thử nghiệm một vài khía cạnh của TMĐT trên phạm vi hẹp.Như vậy vấn chưa có một dự án nào tổ chức triển khai TMĐT một cách toàn diện và quy mô trên phạm vi cả nước.Vì vậy để có thể đáp ứng được
mối quan tâm của Chính phủ, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn xã hội, Trung tâm Thông tin Thương mại có định hướng ứng dụng sau:
Hình thành hệ thống phát triển TMĐT từ Trung ương đến địa phương, cung cấp các điều kiện về kỹ thuật, công ngghệ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT ở các mức độ khác nhau.
Tổ chức cho doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc triển khai, phát triển TMĐT trên cơ sở xây dựng một mô hình phát triển TMĐT Việt Nam và hỗ trợ doanh nghiệp các công cụ cần thiết để tham gia TMĐT
Xây dựng và phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng cần thiết cho TMĐT như pháp lý, công nghệ, bảo mật, thanh toán, nhân lực, tiêu chuẩn hóa, an ninh quốc gia trong TMĐT.
Từ đó Trung tâm cũng dự định xây dựng dự án trong 3 năm với địa điểm là các tỉnh và thành phố trong cả nước kết hợp hai hình thức đầu tư xây dựng mới và đầu tư chiều sâu. Thời gian, địa điểm được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1: Thời gian,hình thức và địa điểm xây dựng dự án
STT Hạng mục đầu tư Địa điểm Thời gian
1. Xây dựng mới
1 Xây dựng các sàn TMĐT
Miền Bắc Miền Trung Miền nam
Năm I - III
2 Xây dựng Trung tâm phát triển TMĐT Tp Hà Nội Năm I - III 3 Xây dựng Cổng Quốc gia về TMĐT Tp Hà Nội Năm I - III 2. Đầu tư chiều sâu
1 Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến TMĐT Các tỉnh thành phố trên cả nước
Năm II - III
2 Hỗ trợ kết nối các CSDL phục vụ TMĐT
Năm II - III
3 Hỗ trợ các DN tham gia TMĐT Các DN tham gia TMĐT
Năm II - III
4 Nâng cao nhận thức và đào tạo Năm I - III
Nguồn: Tài liệu nội bộ Trung tâm Thông tin Thương mại
3. Định hướng ứng dụng thanh toán điện tử ở Trung tâm Thông tin Thương mại
Sau khi thử nghiệm thành công dự án Sàn Thương mại điện tử tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin Thương mại được chỉ định là chủ đầu tư dự án xây dựng 3 Sàn Thương mại điện tử tại 3 tỉnh thành trong cả nước là Hà Nội, Đã Nẵng và T.p HCM. Để ứng dụng thanh toán trực tuyến trong TMĐT trước mắt Trung tâm triển khai và thực hiện theo 8 hạng mục sau
Một là, xây dựng 3 Sàn thương mại điện tử:
Tại ba thành phố lớn của nước ta (Hà Nội, Biên Hoà - Đồng Nai, TP. Đà Nẵng) sẽ xây dựng mỗi nơi một sàn TMĐT được trang bị kỹ thuật, công nghệ
hiện đại, có kết nối với các sàn TMĐT nước ngoài để phục vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn nơi đặt sàn TMĐT ( sàn TMĐT ở Hà Nội sẽ phục vụ doanh nghiệp miền Bắc, sàn TMĐT ở Đà Nẵng sẽ phục vụ doanh nghiệp miền Trung, sàn TMĐT ở Biên Hoà - Đồng Nai sẽ phục vụ doanh nghiệp miền Nam) và làm hạt nhân phát triển TMĐT Việt Nam trên cả nước.
Hai là, xây dựng tại Hà Nội một Trung tâm phát triển TMĐT:
Trung tâm sẽ là nơi tạo động lực cho sự phát triển thương mại điện tử trong cả nước thông qua các hoạt động:
- Hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ cho toàn hệ thống TMĐT;
- Tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, thích ứng các công nghệ, kỹ thuật TMĐT của nước ngoài để áp dụng vào Việt Nam;
- Tổ chức thử nghiệm, đánh giá các sản phẩm kỹ thuật của TMĐT trong nước và đưa ra khuyến cáo cho người sử dụng;
- Tổ chức trưng bày các sản phẩm, hàng hóa, giới thiệu các dịch vụ, đăng ký chất lượng, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền và tiến hành triển khai thử nghiệm thương mại điện tử để thúc đẩy người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử;
- Quản lý và cấp chứng thực (certification authorities - CA) trong thương mại điện tử. Hệ thống CA này sẽ nối với hệ thống CA toàn cầu để cấp chứng chỉ cho các hoạt động thương mại điện tử với các nước khác trên thế giới;
- Làm đầu mối hợp tác quốc tế trong phát triển TMĐT.
Ngoài các nhiệm vụ trên, hệ thống phát triển TMĐT còn là công cụ hỗ trợ cho thực hiện quản lý Nhà nước về TMĐT. Để thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống sẽ tích hợp với hệ thống tin học hóa hệ quản lý Nhà nước được hình thành theo đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước - Đề án 112.
Ba là, xây dựng Cổng quốc gia về TMĐT:
Cổng TMĐT là cửa ngừ của hệ thống TMĐT Việt Nam, cung cấp cỏc kết nối với đường truyền tốc độ cao để hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động TMĐT Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, Cổng Quốc gia về TMĐT còn hỗ trợ cho các hoạt
Bốn là, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến TMĐT trên cả nước:
Tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, dự án sẽ hỗ trợ các hoạt động xúc tiến TMĐT trong việc cung cấp kỹ thuật, công nghệ, hướng dẫn nghiệp vụ về TMĐT và hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp địa phương tham gia TMĐT.
Các sàn TMĐT và các Trung tâm xúc tiến TMĐT tại các tỉnh, thành sẽ được nối mạng với nhau hình thành nên Hệ thống phát triển TMĐT trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống thương mại điện tử khi đi vào hoạt động sẽ có tác dụng tích cực không chỉ trong thương mại điện tử mà còn trong quảng bá thông tin, xúc tiến thương mại trong kỷ nguyên kinh tế số.
Năm là, kết nối các CSDL phục vụ TMĐT nhằm thiết lập các nội dung thông tin cho TMĐT:
Trung tâm sẽ hỗ trợ việc xây dựng các CSDL phục vụ trực tiếp cho TMĐT. Hệ thống thương mại điện tử sẽ được kết nối với các sàn đấu giá quốc tế, các cơ sở dữ liệu trong nước nhằm tăng cường thông tin về cơ hội kinh doanh và các thông tin cần thiết cho giao dịch thương mại điện tử.
Sáu là, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia TMĐT:
Để hệ thống hoạt động hữu hiệu, thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia TMĐT, dự án tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp các công cụ, phương tiện cần thiết như hỗ trợ kỹ thuật xây dựng website TMĐT, cung cấp các phần mềm chuyên dụng của TMĐT và trợ giúp kỹ thuật cho các doanh nghiệp tham gia xúc tiến TMĐT.
Bảy là, đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức về TMĐT:
Chủ đầu tư sẽ tiến hành đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ TMĐT cho các doanh nghiệp, cho các cơ quan quản lý Nhà nước về TMĐT; đồng thời tiến hành tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet để nâng cao nhận thức về TMĐT.Ngoài ra, để góp phần thực hiện 7 hạng mục trên, dự án còn có thêm một hạng mục là Tổ chức học tập kinh nghiệm triển khai và phát triển TMĐT trên thế giới.
Về tiến độ thực hiện, dự án được triển khai trong 3 năm theo tiến độ sau:
Trước hết, hạng mục Xây dựng các Sàn TMĐT Hà Nội và Trung tâm phát triển
TMĐT, Sàn TMĐT Miền Nam và Sàn TMĐT Miền Trung được ưu tiên bắt đầu triển khai ngay trong năm đầu tiên của dự án và kết thúc vào năm thứ 3 của dự án. Đồng thời, cũng trong năm đầu của dự án, 3 nội dung khác cũng được tiến hành, đó là: hỗ trợ các hoạt động xúc tiến TMĐT, đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức và tổ chức học tập kinh nghiệm TMĐT của nước ngoài.
Về tài chính, việc triển khai dự án đòi hỏi tổng kinh phí là: 250,367 tỷ đồng
trong đó, xây lắp: 128,426 tỷ đồng thiết bị: 85,889 tỷ đồng
kiến thiết cơ bản khác: 36,052 tỷ đồng với tiến độ là:
Năm I: 62,644 tỷ đồng Năm II:121,795 tỷ đồng Năm III: 65,927 tỷ đồng
Như vậy, do tính cấp thiết của dự án cũng như do các điều kiện cần thiết cho việc triển khai dự án đã sẵn sàng, đề nghị Nhà nước cấp kinh phí 250.367.000.000đ (hai trăm năm mươi tỷ ba trăm sáu mươi bảy triệu đồng) theo dự kiến trên để chủ đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ.
II. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG