Chương 3 Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và trình tự đóng trạm biến áp cầu trục QC của hãng Kalmar vào hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc các hệ thống, trang bị điện cấp nguồn và cơ cấu nâng hạ hàng cầu trục QC hãng Kalmar. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và trình tự đóng trạm biến áp cầu trục QC của hãng Kalmar (Trang 30 - 35)

trạm biến áp cầu trục QC của hãng Kalmar vào hoạt động 3.1.Khái quát chung về quy trình kiểm tra bảo dưỡng, kiểm định trạm biến áp cao áp

Trạm biến áp dùng để biến đổi điện năng từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống cung cấp điện của các cơ sở sản xuất. Cũng như các thiết bị điện khác trong quá trình vận hành trạm biến áp cũng sẽ xảy ra các hư hỏng, cần được sửa chữa. Để tránh tình trạng hư hỏng, hiệu quả hoạt động thấp xảy ra trong quá trình vận hành thì chúng ta phải bảo dưỡng, kiểm định trạm biến áp định kì. Tuỳ theo khối lượng công việc thực hiện, công tác sửa chữa được chia ra các cấp như sau:

- Tiểu tu: Tu sửa chữa máy biến áp có cắt điện nhưng không tháo dầu và không mở ruột máy.

- Đại tu định kỳ: Rút bỏ máy hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ. Kiểm tra sửa chữa toàn diện máy. Có thể bao gồm cả sấy máy.

- Đại tu phục hồi: Tuỳ theo tình trạng cuộn dây có thể thay thế hoàn toàn quấn lại một phần hay sửa chữa cục bộ. Cũng có thể bao gồm cả sửa chữa lõi tôn, phục hồi cách điện các lá tôn.

 Định kỳ sửa chữa đối với các trạm biến áp như sau: 1) Tiểu tu máy biến áp tiến hành theo các định kỳ sau:

- Đối với các máy biến áp có độ ĐAT: mỗi năm một lần.

- Đối với các máy biến áp chính của nhà máy điện và trạm biến áp, các máy biến áp tự dùng ít nhất một lần trong một năm.

- Đối với các máy biến áp đặt ở nơi có nhiều bụi bẩn thì thuỳ theo điều kiện cụ thể mà có quy định riêng.

Việc tiểu tu các bộ ĐAT thực hiện sau một số lần chuyển mạch theo quy trình của nhà chế tạo. Tiểu tu các hệ thống làm mát dạng QG, KD, ND phải tiến hành hàng năm. Đồng thời với tiểu tu máy biến áp phải tiến hành tiểu tu các sứ đầu vào.

1) Đại tu định kỳ máy biến áp tiến hành: Đối với tất cả các máy biến áp: Tuỳ thuộc vào kết quả thí nghiệm và tình trạng máy.

2) Đại tu phục hồi tiến hành sau khi các máy biến áp bị sự cố cuộn dây hoặc lõi tôn hoặc khi có nhu cầu cải tạo máy biến áp.

3.2. Viết quy trình tiến hành bảo dưỡng trạm biến áp cầu trục QC của hãngKalmar Kalmar

Trạm biến áp có vai trò vô cùng quan trọng đối với cầu trục QC Kalmar. Nếu đường dây truyền tải điện là mạch máu thì trạm biến áp chính là trái tim trong hệ thống cung cấp điện của cầu trục. Vì vậy để tránh hư hỏng xảy ra ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc trạm biến áp của cầu trục QC hãng Kalmar cũng phải được tiến hành định kì. Việc sửa chữa, bảo dưỡng trạm biến chỉ thực hiện khi đã tách máy biến áp ra khỏi nguồn điện theo quy trình vận hành.

 Tiểu tu định kỳ:

Thời gian: Mỗi năm một lần. - Nội dung công việc:

+ Vệ sinh sạch bên ngoài máy, lau chùi, bảo dưỡng các bộ cánh tản nhiệt. Kiểm tra xiết chặt các bu lông đai ốc, các bộ phận nếu bị lới lỏng.

+ Kiểm tra tình trạng các phụ kiện của máy: các van, các gioăng đệm, các sứ cách điện, sự làm việc của bộ điều chỉnh điện áp không tải, các tủ điện điều khiển của máy, nếu có hư hỏng phải xử lý ngay.

+ Kiểm tra sự làm việc chính xác của các thiết bị đo lường, bảo vệ của máy: van an toàn, rơ le ga, rơ le dòng dầu, chỉ thị nhiệt độ dầu và cuộn dây, chỉ thị mức dầu, biến dòng chân sứ…

+ Bổ sung, lọc lại hoặc thay thế tùy theo kết quả sau khi thử nghiệm. + Kiểm tra thử nghiệm MBA sau sửa chữa.

 Đại tu định kỳ

Thời gian: tùy theo kết quả thí nghiệm và tình trạng máy, thông thường đại tu lần đầu 10-12 năm, sau đó giảm dần.

Việc đại tu định kỳ phải được chuẩn bị kỹ, do cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm chuyên môn thực hiện.

- Nội dung công việc:

+ Kiểm tra thử nghiệm và ghi chép các số liệu kỹ thuật cơ bản của máy trước khi sửa chữa.

+ Xem xét hồ sơ vận hành và tình trạng cụ thể của máy để xác định các hư hỏng, khiếm khuyết hiện có.

+ Tháo rút dầu khỏi máy.

+ Tháo các bộ phận chi tiết lắp kèm: hệ thống làm mát, bình dầu phụ, hệ thống đường ống, hệ thống điện điều khiển có liên quan, các sứ cách điện…

+ Kiểm tra xem xét toàn bộ phần ruột máy: kiểm tra bắt xiết các bulông đai ốc định vị kẹp chặt, kiểm tra xem xét tình trạng các bối dây, các đầu dây xem có bị xê dịch, màu sắc các vật liệu cách điện…

+ Khắc phục các khiếm khuyết nếu có.

+ Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ diều chỉnh điện áp không tải nếu có hư hỏng phải được sửa chữa.

+Dùng dầu cách điện sạch vệ sinh các vị trí đọng bẩn.

+ Vệ sinh sạch sẽ và kiểm sửa chữa các hư hỏng của tất cả các phụ kiện nếu có. + Kiểm tra, sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ (lưu ý các thiết bị đo lường, bảo vệ liên quan đế máy như máy ngắt, dao cách ly, cáp đấu nối,… cũng phải được kiểm tra bảo dưỡng đồng bộ).

+ Lọc lại dầu cách điện (nếu các chỉ tiêu chất lượng vẫn không đạt phải thay dầu mới)

+ Thực hiện sấy ruột máy.

+ Lắp ráp toàn bộ máy, bơm dầu theo quy trình.

+ Kiểm tra thử nghiệm theo theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng với các MBA sau sửa chữa. Các số liệu thử nghiệm được lưu vào hồ sơ máy.

+ Xem xét kết luận, báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép đóng điện đưa máy vào vận hành theo quy trình hiện hành.

3.3. Quy trình kiểm tra, trình tự đóng trạm biến áp cầu trục QC của hãngKalmar vào làm việc Kalmar vào làm việc

Trạm biến áp được cấp nguồn 22kV được lấy từ lưới điện thông qua hệ thống tang quấn cáp. Qua cầu chì F1 bảo vệ quá dòng, chịu được dòng lên tới 200A. Hệ thống đèn có chức năng cảnh báo chạm pha, nếu không xảy ra sự cố gì thì cầu dao Q0 sẽ được đóng, cấp nguồn 22kV cho phía sơ cấp của máy biến áp và được hạ xuống 0.4kV phía thứ cấp.

Trạm biến áp có 2 hệ thống đèn chiếu sáng 15.A + TR1 – 8E1 và 15.A + TR1 – 8E2 được đặt tại 2 bên của phòng, công tắc 15.A + TR1- 8S1 được đặt ở ngay cửa ra vào giúp người vận hành thuận tiện trong việc bật/tắt đèn chiếu sáng. Cảm biến nhiệt độ 16.A + TR1 – 5B2 được đặt tại cửa phòng, có chức năng thu thập và đo nhiệt độ phòng, gửi tín hiệu về bộ PLC để tự động xử lý sự cố. Nếu nhiệt độ trong phòng tăng cao, cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến PLC cấp nguồn cho quạt 16.A + TR1 – 4M2 hoạt động làm mát phòng. Qua đó đảm bảo được nhiệt độ và độ ẩm của phòng cũng như máy biến áp luôn trong tình trạng ổn định.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua với sự chỉ bảo tận tình của thầy PGS.TS Hoàng Xuân Bình và kiến thức đã được học em đã hoàn thành cuốn đồ án “Phân tích trang bị điện cấp nguồn cầu trục QC của hãng Kalmar” này.

Trong đồ án này em đã thực hiện được những vấn đề sau:

- Khái quát chung về cầu trục QC hãng Kalmar cảng Vip Greenport.

- Phân tích trang bị điện hệ thống cấp nguồn cầu trục QC của hãng Kalmar - Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và trình tự đóng trạm biến áp cầu trục QC

của hãng Kalmar vào hoạt động

Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên bản đồ án của em không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Hoàng Xuân Bình, Trang bị điện – điện tử các máy công nghiệp,

NXB Hàng Hải, Hải Phòng – 2014.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc các hệ thống, trang bị điện cấp nguồn và cơ cấu nâng hạ hàng cầu trục QC hãng Kalmar. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và trình tự đóng trạm biến áp cầu trục QC của hãng Kalmar (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w