Khái niệm và định nghĩa phụ thuộc hàm.

Một phần của tài liệu Phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin ( PGs.Ts Đặng Minh Ất )- Chương 5 ppsx (Trang 26 - 30)

 Khái niệm phụ thuộc hàm:

 Trước hết, chúng ta xem xét khái niệm phụ thuộc hàm giữa hai thuộc tính. Chúng ta nói thuộc tính B phụ thuộc hàm vào thuộc tính A và viết A → B (A xác định B) nếu với mỗi giá trị của A tương ứng với một giá trị duy nhất của B.

 Như vậy, sự phụ thuộc hàm nghĩa là:Với mọi giá trị của khoá tại mọi thời điểm được xét, chỉ có một giá trị cho từng thuộc tính khác nhau trong bảng

 Định nghĩa phụ thuộc hàm

 Cho quan hệ R(A,B,C), trong đó C có thể rỗng. Thuộc tính B gọi là phụ thuộc hàm vào thuộc tính A hay A xác định B, nếu như trong R bất cứ 2 bộ (a1, b1, c1) (a2, b2, c2) nào mà có a1 = a2 thì cũng đều có .Nói cách khác, luôn luôn có cùng một giá trị của B đi liền với một giá trị cho trước của A trong quan hệ R. (Cho nên cũng nói là: A xác định B)

Bài 4: Lập biểu đồ cấu trúc dữ liệu (BCD) theo mô hình quan hệ. theo mô hình quan hệ.

27

 Khái niệm và định nghĩa phụ thuộc hàm.

 Phụ thuộc hàm sơ đẳng, phụ thuộc hàm trực tiếp và khoá của quan hệ: hệ:

 Một phụ thuộc hàm (PTH) A →B là PTH sơ đẳng nếu không tồn tại A’ A mà A’→ B. Nói cách khác không có thuộc tính thừa trong vế trái của PTH.

 Một PTH A→ B trong một quan hệ R là PTH trực tiếp nếu không tồn tại tập thuộc tính C trong R khác với A và B, mà: A → C và C → B.

 A là khóa của một quan hệ R (A,B) nếu A→B là một PTH sơ đẳng trong R.

Bài 4: Lập biểu đồ cấu trúc dữ liệu (BCD) theo mô hình quan hệ. theo mô hình quan hệ.

28

 Các dạng chuẩn.

 Nếu một quan hệ không ở dạng chuẩn sẽ gây ra sự dư thừa thông tin dẫn đến một CSDL mâu thuẫn. Chuẩn hóa nhằm loại bỏ dư thừa thông tin.

Dạng chuẩn 1 (1NF): Một quan hệ R gọi là chuẩn 1 nếu như các miền thuộc tính của nó đều là nguồn đơn (dãy số sơ cấp).

Dạng chuẩn 2 (2NF): Một dạng chuẩn là chuẩn 2 nếu như nó là chuẩn 1 và phụ thuộc hàm giữa khóa và các thuộc tính khác là phụ thuộc hàm sơ đẳng.

Dạng chuẩn 3 (3NF): Một dạng chuẩn là chuẩn 3 nếu như nó là chuẩn 2 và phụ thuộc hàm giữa khóa và các thuộc tính khác là phụ thuộc hàm trực tiếp.

Nguyên tắc: Một quan hệ được chuẩn hóa có thể tách thành một hoặc nhiều quan hệ chuẩn hóa khác mà không làm mất mát thông tin

Bài 4: Lập biểu đồ cấu trúc dữ liệu (BCD) theo mô hình quan hệ. theo mô hình quan hệ.

29

 Các dạng chuẩn.

 Quá trình chuẩn hoá bao gồm: việc áp dụng ba quy tắc kiểm tra liên tiếp nhau:

 Nếu danh sách các kiểu thực thể qua được quy tắc kiểm tra thứ nhất thì nó được gọi là có “dạng chuẩn hóa thứ nhất(1NF):Một thực thể hay một quan hệ được gọi là có dạng chuẩn 1(1NF) nếu nó không chứa các thuộc tính lặp  Nếu nó qua được quy tắc kiểm tra thứ hai thì nó sẽ được gọi là có “dạng

chuẩn hoá thứ hai” (2NF):Một dạng quan hệ 1NF được coi là dạng chuẩn 2NF nếu tất cả các phụ thuộc hàm giữa khoá chính và các thuộc tính khác của nó đều là hoàn toàn

 Nếu nó qua được quy tắc kiểm tra thứ ba thì sẽ được gọi là có “dạng chuẩn hóa thứ ba” (3NF), và được xem như đã được chuẩn hoá đầy đủ:Một thực thể đã là 2NF được xem là dạng chuẩn 3NF nếu tất cả các phụ thuộc hàm giữa khoá chính và các thuộc tính khác của nó đều là trực tiếp

Bài 4: Lập biểu đồ cấu trúc dữ liệu (BCD) theo mô hình quan hệ. theo mô hình quan hệ.

30

 Chuẩn hóa

 Chuẩn hóa là sự phân rã (không làm mất mát thông tin) một quan hệ R thành một tập hợp các quan hệ ở dạng chuẩn 3.

Một phần của tài liệu Phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin ( PGs.Ts Đặng Minh Ất )- Chương 5 ppsx (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)