Chế độ chính trị

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy học môn Pháp luật (Trình độ Cao đẳng) (Trang 28 - 29)

2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

2.1. Chế độ chính trị

Chế độ chính trị là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm để xác lập và điều chỉnh các vấn đề về chính thể và chủ quyền q́c gia, về bản chất và mục đích của nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân, về tổ chức và hoạt động của hệ thớng chính trị và chính sách đới nội, đới ngoại của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam15.

Về thể chế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân để thể hiện rõ vai trò quan trọng của nhân dân trong mối quan hệ với nhà nước (Khoản 2, Điều 2, Hiến pháp 2013). Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân

chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước (Điều 6, Hiến pháp 2013) đây là lần đầu tiên vấn đề dân chủ trực tiếp được quy định như một nguyên tắc hiến định.

23

Về bản chất, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhưng bổ sung thêm “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức” (Khoản 2, Điều 2 ,Hiến pháp 2013) và nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước là thớng nhất, có sự phân cơng, phới hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Khoản 3, Điều 2, Hiến pháp 2013). Như vậy bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam luôn là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Mục đích của nhà nước ta là đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Nhà nước thi hành chính sách đại đồn kết các dân tộc Việt Nam. Nhà nước thực hiện đường lới đới ngoại hịa bình, tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đơi bên cùng có lợi (Điều 12, Hiến pháp 2013).

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước Việt Nam khơng những mang tính quy ḷt khách quan, mà cịn được nhân dân Việt Nam thừa nhận và được quy định tại Điều 4, của Hiến pháp 2013.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân (Điều 9, Hiến pháp 2013).

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy học môn Pháp luật (Trình độ Cao đẳng) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)